Việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 có nguy hiểm không? Vấn đề chính là gì?

Bất chấp phản ứng dư luận gây tranh cãi, chính phủ Nhật Bản đã quyết định xử lý nước từ nhà máy điện hạt nhân bị hư hỏng Fukushima-1, có chứa các chất phóng xạ như tritium.
Sputnik

Giáo sư Takeshi Hamada thuộc Đại học Hokkai Gakuen (Khoa Kinh tế), thành viên Hội đồng khôi phục nghề cá khu vực tỉnh Fukushima chia sẻ với Sputnik quan điểm của ông về việc xả nước có an toàn hay không và đâu là lý do chính dẫn đến những tranh cãi xung quanh chủ đề này.

Vấn đề an toàn hay truyền thông tin?

Giáo sư Takeshi Hamada, với tư cách thành viên Hội đồng khôi phục nghề cá khu vực tỉnh Fukushima, thành viên của Hiệp hội hợp tác xã đánh cá tỉnh Fukushima, đã theo sát ngay từ đầu hoạt động của TERCO (Công ty năng lượng Tokyo), chính phủ và các tổ chức đánh cá [1] và nhận ra rằng vấn đề rất phức tạp. Một mặt, ông cho rằng việc xả nước từ nhà máy thực sự không nguy hiểm.

"Sẽ không có ai đứng ra chịu trách nhiệm". Giới chuyên gia bình luận về việc xả nước từ Fukushima-1 ra đại dương
"Nước có chứa tritium, được pha loãng đến các thông số chuẩn cần thiết, được tất cả các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động ở chế độ bình thường xả bỏ. Kinh nghiệm cho thấy điều này khá an toàn, nhưng ban đầu phần lớn công chúng không biết về điều đó. Hơn nữa, lần này chúng ta đang nói về nguồn nước bị ô nhiễm cao. Sau vụ tai nạn, các mảnh vụn của nhiên liệu phóng xạ đã ngấm vào mạch nước ngầm, rồi trộn với nước trong hệ thống làm mát có chứa triti. Kết quả là nước có nồng độ nhiễm phóng xạ cao được đưa đến cống và được công ty ALPS xử lý. Tôi tin rằng trong quá trình xử lý, nước dự định xả đã được pha loãng đến nồng độ cần thiết và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, do đó, theo  quan điểm khoa học, sẽ không có vấn đề gì phát sinh", - giáo sư bày tỏ ý kiến.

Mặt khác, Giáo sư Hamada lưu ý rằng những lo ngại về việc tiêu thoát nước đã nảy sinh do sự thông tri không đầy đủ đến người dân về những gì đang xảy ra từ phía những người ra quyết định.

"Công chúng lần đầu tiên biết đến việc xả nước triti từ giới truyền thông, các phương tiện trích dẫn ý kiến ​​của các chuyên gia như vậy, những người nhìn thấy mối đe dọa môi trường trong việc xả nước triti. Trong điều kiện như vậy, rất khó thuyết phục mọi người về tính an toàn của sự kiện này. Những tâm trạng như vậy trong xã hội không dẫn đến điều gì tốt đẹp. Có rất nhiều thực phẩm ở Nhật Bản, đối với khách hàng, họ có nhiều sự lựa chọn về thực phẩm. Vì vậy, không cần thiết phải mạo hiểm khi mua cá, liên quan đến vấn đề an toàn của chúng, nếu thậm chí còn có một chút nghi ngờ nhỏ nhất", - Takeshi Hamada cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Về việc khó khăn chống tin đồn

Do đó, Giáo sư Hamada tin rằng hành vi này của những người ra quyết định về Fukushima-1 đã dẫn đến vấn đề xuất hiện tin đồn, câu hỏi không dễ giải quyết trong “một sớm một chiều”.

Kinh nghiệm của Fukushima giúp nâng cao độ an toàn trong quá trình đóng cửa nhà máy điện hạt nhân
"Nói cách khác, nếu có chút nghi ngờ về độ an toàn của thực phẩm, người tiêu dùng sẽ không mua nó. Các nhà phân phối tin rằng người mua đang suy nghĩ theo cách này sẽ tiếp tục từ chối mua cá “nguy cơ”, mà ưu tiên cá được đánh bắt ở khu vực an toàn. Do đó, tin đồn về sự nguy hiểm của cá ở Fukushima càng được củng cố, và việc buôn bán cá trên địa bàn không thể hồi phục. Cho dù tin đồn vẫn chỉ là tin đồn".

Giáo sư Hamad nhận định: sau 10 năm, vấn đề tin đồn trở nên "dần dần suy yếu" .Tuy nhiên, quyết định xả nước gần đây của chính phủ một lần nữa có thể làm tin đồn trở nên mạnh hơn.

"Thật khó để tưởng tượng những tin đồn về việc xả nước có chứa tritium ngày nay có thể tạo ra điều gì, nhưng rất có thể kịch bản trước đó sẽ lặp lại. Như một biện pháp chống tin đồn, chính phủ nên giảm mức độ căng thẳng trong cộng đồng trước khi bắt đầu xả nước", - giáo sư nói.

 Vấn đề chính là thiếu những lời giải thích thỏa đáng

Do đó, Giáo sư Hamada tin tưởng "điều quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề xả nước chứa tritium là giải thích rõ ràng với mọi người rằng biện pháp này là hoàn toàn cần thiết để tiếp tục công việc xử lý các lò phản ứng bị hư hại".

Trong cá đánh bắt ở vùng biển Fukushima có hàm lượng cao chất phóng xạ cesium
"Họ nói rằng không bao lâu nữa sẽ không còn chỗ cho việc đặt các bể chứa nước nhiễm tritium, và nước sẽ được xả theo tất cả quy định. Nhưng nếu điều này, bằng cách nào đó vẫn có thể hiểu được, thì vẫn không rõ ai là người phải chịu trách nhiệm trước thực tế phát sinh tình huống như vậy. Nó có phải là do TERKO hay không? Hay do chính phủ, cơ quan đã thúc đẩy phát triển điện hạt nhân nhưng không kiểm soát được nó? Dù sao chăng nữa, cuối cùng những người phải chịu thiệt hại là ngư dân. Như vậy, hình thành một vòng luẩn quẩn mà từ đó việc tìm ra lối thoát trở nên vô cùng nan giải".

Chuyên gia tin rằng chính phủ càng tuyên bố gần gũi với ngư dân và nói về tác hại danh tiếng của việc tung tin đồn, thì có cảm giác rõ rằng giới quan chức càng đổ lỗi cho những người tiêu dùng không mua cá. Đó là, chính phủ chỉ trích những công dân bình thường, từ đó càng tách ngư dân ra khỏi người dân. Còn ngư dân buộc phải phản đối việc xả nước có chứa tritium, vì cuối cùng họ sẽ thấy mình chính lại là những người có lỗi. 

Thảo luận