"Sẽ không có ai đứng ra chịu trách nhiệm". Giới chuyên gia bình luận về việc xả nước từ Fukushima-1 ra đại dương

© AFP 2023 / JIJI PRESSFukushima-1
Fukushima-1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2021
Đăng ký
Chính phủ Nhật Bản quyết định xả nước phóng xạ đã làm sạch ở Fukushima, nhà máy điện hạt nhân bị phá hủy, xuống đại dương, bất chấp sự phản đối của ngư dân và mối lo ngại từ các nước láng giềng. Trong nước đã làm sạch chỉ còn lại triti vì chất này không thể lọc được. Nó chỉ gây nguy hiểm cho con người với liều lượng lớn.

Sputnik đã phỏng vấn các nhà khoa học về việc, liệu có lý do gì để lo ngại không, hay có thể tin cậy vào quyết định của nhà chức trách Nhật Bản.

Сá đánh bắt ở vùng biển Fukushima - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Trong cá đánh bắt ở vùng biển Fukushima có hàm lượng cao chất phóng xạ cesium
"Nồng độ triti trong nước chắc chắn sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, ngay cả với liều lượng nhỏ, triti vẫn có xu hướng tích tụ trong các cơ thể sống. Thật vậy, nguyên tố này không bị phá hủy trong nước theo bất kỳ cách nào. Điều này có nghĩa là nó sẽ được hấp thụ bởi các sinh vật biển: cá, động vật thân mềm, sau đó sẽ xuất hiện trên bàn ăn của con người dưới dạng thức ăn. Và chất triti tích lũy trong các sản phẩm như vậy rõ ràng là không có lợi cho việc cải thiện sức khỏe", - ông Igor Rybalchenko, Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học và Chuyên gia chính của Trung tâm Nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Đồng thời, vị chuyên gia này cũng thừa nhận rằng đối với Nhật Bản, việc xả nước nhiễm phóng xạ là một biện pháp bắt buộc, vì đơn giản là không còn lối thoát nào khác. Và nếu đây là hành động chỉ diễn ra một lần chứ không liên tục thì có khả năng sẽ tránh được những tác hại lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.

Về phần mình, Tiến sĩ Hóa học, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Yuri Zolotov tin rằng các chuyên gia Nhật Bản đã tính toán mọi thứ rất kỹ càng trước khi đưa ra quyết định này:

Fukushima-1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2019
Nhật Bản cam đoan đảm bảo độ an toàn của nước xả vào biển từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima
"Nước sẽ được loại bỏ các yếu tố độc hại, như đã nêu. Và nước đại dương sẽ làm loãng triti. Khả năng triti tích tụ trong các sinh vật sống, ngay cả với số lượng nhỏ, là khó có thể xảy ra. Rốt cuộc, triti chỉ là một trong những đồng vị của hydro, có hành vi riêng biệt trong các hệ thống sinh học. Và không có lý do khoa học nào để tin rằng các sinh vật biển sẽ hấp thụ chính tritium cho hoạt động sống của mình với khối lượng lớn hơn các đồng vị khác. Do đó, nồng độ cao của triti cụ thể trong một cơ thể sống gần như bị loại trừ".

Nhưng liệu lập luận của các nhà khoa học có thể thuyết phục các nhà môi trường học? Sputnik đã đặt ra câu hỏi này với lãnh đạo đảng Nga "Giải pháp thay thế xanh" Ruslan Khvostov.

Theo ông, thảm kịch tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima là một bằng chứng nữa cho thấy đã đến lúc tất cả các nước phát triển cần chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng an toàn, có thể tái tạo và đầu tư cho sự phát triển của những nguồn trên.

Liên quan tới quyết định của chính quyền Nhật Bản xả nước có dư lượng chất phóng xạ cao ra Thái Bình Dương, theo nhà hoạt động, đây là "một hành động phạm tội có chủ ý chống lại hệ sinh thái của cả hành tinh":

Nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản Fukushima-1. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2020
Kinh nghiệm của Fukushima giúp nâng cao độ an toàn trong quá trình đóng cửa nhà máy điện hạt nhân
"Rốt cuộc, Thái Bình Dương là một nguồn nước khổng lồ có tác động đến toàn bộ hệ sinh thái của Trái đất. Nhật Bản là một đất nước tiên tiến, có công nghệ cao, nhưng ngay cả các nhà khoa học của họ trong vòng suốt mười năm kể từ khi tai nạn xảy ra vẫn chưa thể phát minh ra bộ lọc có khả năng lọc sạch hoàn toàn nguồn nước nhiễm phóng xạ để loại bỏ tất cả các chất độc hại. Và rồi mọi người sẽ ngạc nhiên thấy xác sinh vật biển dạt đầy vào bờ biển ở Kamchatka hay một nơi nào khác. Và sẽ không có ai đứng ra chịu trách nhiệm cho điều này. Chúng tôi sẽ có mặt tại Đại sứ quán Nhật Bản, gửi đơn kháng cáo và sử dụng mọi cách có thể để cho mọi người biết về "tội ác diệt chủng môi trường" toàn cầu này".

Từ hồi năm ngoái, ủy ban của chính phủ Nhật Bản đã khuyến nghị xả nước từ Fukushima ra biển. Nhưng quyết định này đã gây ra sự bất bình rộng rãi, đặc biệt là trong ngành đánh bắt cá. Ngư dân lo sợ người tiêu dùng sẽ từ chối mua bất kỳ loại hải sản nào được đánh bắt trong khu vực này.

Nước thải từ Fukushima hiện được trữ trong các hồ chứa chuyên dụng. Theo kế hoạch, việc xả nước ra đại dương được sẽ bắt đầu sau 2 năm nữa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала