"Tất cả những gì được thực hiện xung quanh việc tàu thuyền vào Biển Đen đều nhằm một mục đích: gia tăng áp lực lên đất nước chúng ta, với hy vọng rằng chúng ta sẽ “hiểu ra” điều gì đó và cư xử như họ mong đợi, hay là tỏ ra nhún nhường hơn ở đâu đó. Có lẽ, họ cho rằng chúng ta có thể sợ hãi điều gì đó. Mọi thứ đều nhằm mục đích này", - nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Nga nói khi được yêu cầu bình luận về kế hoạch của London.
Đồng thời, ông nhắc nhở rằng Công ước Montreux quy định về số lượng, khối lượng, lượng giãn nước tối đa của tàu các nước không thuộc Biển Đen có thể đồng thời hiện diện trong khu vực này.
"Chúng tôi tin tưởng vào ý thức chung của những người cần tuân thủ Công ước Montreux", - nguồn tin nhấn mạnh.
Trước đó, tờ Times dẫn các nguồn tin trong Hải quân Anh cho biết, tàu khu trục và khinh hạm chống ngầm của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ tiến vào Biển Đen vào tháng 5 tới để thể hiện tình đoàn kết với Ukraina trong bối cảnh gia tăng căng thẳng ở biên giới Nga - Ukraina.
Công ước Montreux
Công ước Montreux được thông qua năm 1936 quy định duy trì quyền tự do đi lại qua eo biển cho các tàu buôn của tất cả các nước, cả trong thời bình và thời chiến. Tuy nhiên, có các quy định khác nhau về việc đi lại của tàu chiến đối với các quốc gia thuộc Biển Đen và không thuộc Biển Đen. Tàu của các quốc gia không có cửa ra Biển Đen có thể ở trong vùng nước của khu vực này không quá 21 ngày, ngoài ra Công ước còn quy định những hạn chế đáng kể về lớp tàu và trọng tải của tàu.