Việt Nam làm thế nào để tránh tổn thất do thảm hoạ tự nhiên?

Bang giao quốc tế và nền kinh tế, đời sống của giới trẻ và du lịch - đó là những chủ đề chính trong các bài viết và thông tin về Việt Nam trên các ấn phẩm thường kỳ của Nga và nước ngoài, mà Sputnik sẽ tập hợp trong tổng quan đánh giá của chuyên mục hàng tuần «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».
Sputnik

Ấn Độ đang cố gắng tăng cường liên hệ với Việt Nam và đề nghị Hà Nội sử dụng các nhà máy đóng tàu của nước này để đóng và bảo dưỡng kỹ thuật cho các tàu chiến, theo thông báo của Times of India.

Bí mật đầu tư vào Việt Nam

Như phản ảnh của Vietnam Briefing, IMF dự đoán rằng năm 2021, GDP của Việt Nam sẽ tăng lên 6,7% và vẫn là quốc gia duy nhất có mức tăng trưởng tích cực trong số 5 nền kinh tế cơ bản của ASEAN. Với tầm nhìn kiên định về tương lai, chính quyền CHXHCN Việt Nam đã đưa sửa đổi vào hàng loạt đạo luật quan trọng, giúp cải thiện môi trường kinh doanh của đất nước. Tờ báo cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng một cái nhìn tổng quan và súc tích về thị trường Việt Nam, những lợi thế và chỗ yếu của thị trường này. Không một nước nào có thể thay thế Trung Quốc, - các tác giả lưu ý, vốn tư bản xuyên quốc gia  sẽ tiếp tục đa dạng hóa hoạt động ở những phần khác của châu Á, và đây sẽ là khoản đặt cọc tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực.

Kinh tế xanh – giải pháp cho Việt Nam và tất cả các nước Đông Nam Á

Một trong những chìa khóa mở đường tới thành công của Việt Nam là đa phương hóa các liên hệ kinh tế đối ngoại của mình và ký kết số lượng lớn các hiệp định song phương và đa phương, là điểm vượt trội hơn các nước ASEAN khác, cụ thể là Indonesia, - như lời thừa nhận của Bộ trưởng Thương mại Indonesia với CNN.

Các nhà đầu tư cần tính đến yếu tố rủi ro là điểm yếu của Việt Nam - dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, - tờ Green Biz lưu ý. Cơ sở hạ tầng bị thiệt hại xáo trộn do biến đổi khí hậu khiến các doanh nghiệp trong nước tổn thất trung bình 280 triệu USD mỗi năm. Mưa lớn dẫn đến lũ lụt và sạt lở đất, phong toả đóng cửa đường sá và sân bay, làm hư hại và phá hủy các cơ sở công nghiệp, các trận bão dữ khiến Việt Nam mất mát hàng tỷ USD và nhiều sinh mạng. Đáng tiếc là có những dự báo chỉ ra rằng trong tương lai CHXHCN Việt Nam sẽ phải hứng chịu những hiện tượng thời tiết cực đoan dị thường khốc liệt hơn gây hậu quả nghiêm trọng đối với nông nghiệp, xây dựng và các dịch vụ đô thị. Tờ báo dẫn ra những  biện pháp có thể giúp ngăn chặn những hậu quả này.

Việt Nam dành quan tâm lớn cho việc phát triển «năng lượng xanh». Tờ Pinsent Masons có bài viết về việc vận hành trang trại điện gió lớn nhất đất nước với công suất 152 MW.

Chuyên gia Mỹ: 'Việt Nam sẽ dập dịch thành công, sẵn sàng đón đầu tư nước ngoài vào'

Tuy nhiên, dầu mỏ vẫn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng đối với các nước châu Á, và Nikkei Asia Review cho biết Nhật Bản đang tìm cách thu hút Việt Nam tham gia thỏa thuận về chia sẻ dầu mỏ. Giao kèo này là một phần trong nỗ lực đàm phán của Nhật Bản nhằm ký kết thỏa thuận chia sẻ dầu mỏ với ASEAN, theo đó mỗi bên tham gia sẽ tích lũy từng kho dự trữ dầu thô, xăng, dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác nhằm đảm bảo nguồn cung cấp xăng dầu trong trường hợp chuỗi cung ứng ở nước ngoài bị gián đoạn.

Nông nghiệp Việt Nam đang thăng hoa

Trong tuần lễ vừa qua, báo chí Nga và nước ngoài đăng tải rất nhiều bài viết và tư liệu liên quan tới nền nông nghiệp của Việt Nam. Như Fresh Plaza viết, từ nay đến năm 2030, Việt Nam hy vọng lọt vào top 15 quốc gia phát triển bình diện này của nền kinh tế và 10 nước hàng đầu thế giới về chế biến và hậu cần nông sản. Tờ báo cũng cho biết rằng Hà Lan có thể hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu tổn thất hậu thu hoạch.

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) đã tiến từ vị trí thứ 42 lên vị trí thứ 36 trong top 50 của thế giới về tổng doanh thu các sản phẩm sữa và tôn vinh Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất trong bảng xếp hạng này, - như The Star thông báo.

Việt Nam tiếp tục cung cấp thịt lợn cho Malaysia, Singapore, Hồng Kông và Myanmar, nhưng đồng thời cũng tăng cường nhập khẩu loại thịt này, vốn đã tăng gấp đôi trong một năm, - như Myasnoi expert của Nga cho biết. 

Trong năm 2020 Nga cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với tổng trị giá hợp đồng 120 triệu USD
Về khối lượng thịt lợn cung cấp cho Việt Nam, Nga đứng thứ hai sau Brazil. Hoa Kỳ cũng xem Việt Nam là một trong những thị trường khả thi tốt nhất để xuất khẩu thịt lợn của Mỹ trong tương lai gần, nhưng còn bị các đối thủ mà Việt Nam đã ký kết thỏa thuận qua mặt.

Ngoài thịt lợn, Nga còn cung cấp ngũ cốc, nước khoáng và nước có ga, sô cô la và bánh kẹo cho Việt Nam, và gần đây Nga nhận quyền cung cấp thức ăn chăn nuôi cho cả gia súc và vật nuôi. Và chỉ trong vòng 5 năm lại đây, khối lượng kim ngạch hàng hóa nông sản Nga-Việt đã tăng hơn 2,5 lần, - theo thông báo trên tờ Finmarket.

Giới trẻ Việt Nam hôm nay đang sống thế nào

Tờ báo Save the Rhino kể câu chuyện về khoá đào tạo các tình nguyện viên trẻ của Việt Nam để tham gia chống buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Còn tờ The Star giới thiệu hai chàng trai tài năng từ tỉnh Khánh Hòa, những người đã phát minh ra ứng dụng di động có thể xác định hơn 12.000 loài thực vật qua các bức ảnh. Các bạn trẻ này dự định hoàn thiện ứng dụng để người dùng có thể qua ảnh tìm hiểu về sức khỏe cây trồng và nhận chỉ dẫn về phương thức chăm sóc.

Việt Nam sẵn sàng đón tiếp các vị khách!

Việt Nam có thực sự cần thêm nhiều du khách?
Việt Nam đang chuẩn bị tái mở cửa dành cho giao lưu thế giới. Các công ty du lịch đang nóng lòng mong đợi sự trở lại của các vị du khách nước ngoài, - như tờ Ezhednevnye novosti Vladivostok loan báo. Nhưng tất cả các du khách cần phải có hộ chiếu COVID, giấy chứng nhận tiêm chủng và xét nghiệm PCR (Polemerase Chain Reaction) trước khi khởi hành và sau khi đến.

Theo thông tin của tờ IAG, các vị khách nước ngoài sẽ được đón chờ tại khu tổ hợp nghỉ dưỡng và giải trí VinGroup trên đảo Phú Quốc trị giá 2,8 tỷ USD.

Và tổng quan báo chí tuần này của chúng tôi sẽ khép lại với câu chuyện ngộ nghĩnh từ cổng thông tin Fontanka kể về một chú cá dũng cảm ở tỉnh Tuyên Quang, đã tự cứu mạng thành công bằng cách tung mình vọt ra khỏi cái chậu và hăng hái quẫy dọc theo con đường để cuối cùng thoát xuống cống.

Thảo luận