"Phương tiện không thể thiếu": Hải quân Nga sẽ đáp trả NATO như thế nào

Đến năm 2027, Hải quân Nga sẽ tăng cường sức mạnh bằng các tàu ngầm diesel-điện dự án 677 lớp "Lada" mới nhất. Lớp tàu này với tính năng chống ồn và khả năng tàng hình cao có các giải pháp thiết kế độc đáo, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ quân sự khác nhau.
Sputnik

Ngày nay, những con tàu như vậy đặc biệt cần thiết ở Bắc Cực, vì thế những tàu ngầm loại này trước hết sẽ được biên chế cho Hạm đội phương Bắc, đội hình hùng mạnh nhất của Hải quân Nga.

Chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

Tàu ngầm thế hệ thứ tư chạy diesel-điện

Những tàu ngầm diesel-điện thế hệ thứ tư thuộc Dự án 677 "Lada" bắt đầu được xây dựng từ cuối những năm 1990. Con tàu dẫn đầu của lớp mang tên Sankt Peterburg đang được thử nghiệm trên biển. Chiếc thứ hai - Kronstadt - đã được trình chiếu trước công chúng tại Cuộc diễu hành Hải quân vào năm 2019, và đang được thử nghiệm. Chiếc thứ ba đang được xây dựng. Hai chiếc nữa sẽ được đặt đóng vào năm 2022.

Tàu ngầm hạt nhân của Nga thực hiện màn thao diễn độc nhất vô nhị ở Bắc Cực

Lada là loại tàu ngầm sáng tạo. Nó được chế tạo theo sơ đồ một thân, vốn không phải là điển hình cho ngành đóng tàu Nga. Nhờ lớp sơn đặc biệt, hệ thống điện tử hiện đại và mức độ tự động hóa cao, Lada có khả năng tàng hình mạnh nhất trong số các tàu ngầm thuộc lớp này. Ngoài ra, trong tương lai, các tàu ngầm thuộc dự án 677 sẽ được trang bị máy phát điện kỵ khí có thể hoạt động độc lập không cần đến không khí.

Tuy nhiên, chính vì những giải pháp mới mà dự án 677 đã được thực hiện trong một thời gian dài và gặp nhiều khó khăn. Hải quân đã đưa ra ngày càng nhiều yêu cầu mới. Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn đóng tàu thống nhất (USC) Alexei Rakhmanov, các nhà cung cấp thiết bị cũng đã gây ra rất nhiều vấn đề. Do sự chậm trễ với Lada, sáu tàu ngầm dự án 636.3 (Varshavyanka) đã được chuyển giao cho Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.

"Phương tiện không thể thiếu": Hải quân Nga sẽ đáp trả NATO như thế nào

Kết quả cuối cùng của dự án là như thế nào? Lada là lớp tàu ngầm tương đối nhỏ (có lượng choán nước khoảng 1800 tấn), có khả năng lặn sâu 250 m và di chuyển khi lặn với vận tốc 21 hải lý/giờ. Thủy thủ đoàn - 35 người, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm. Chiếc tàu đầu tiên chỉ được trang bị ngư lôi và mìn. Tên lửa hành trình Kalibr sẽ được đưa vào kho vũ khí của tất cả các tàu tiếp theo.

Người bảo vệ vô hình

Theo các chuyên gia, ngày nay Hạm đội phương Bắc của Nga đang có nhu cầu lớn về tàu ngầm diesel-điện. Trong thành phần lực lượng tàu ngầm của Hạm đội phương Bắc chủ yếu là các tàu ngầm hạt nhân - đa năng và chiến lược. Chúng phải tham gia các hoạt động chiến thuật mà khả năng chiến đấu của các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân là quá mức hoặc không hoàn toàn phù hợp.

"Phương tiện không thể thiếu": Hải quân Nga sẽ đáp trả NATO như thế nào

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, cựu Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc, Đô đốc Vyacheslav Popov, chuyên gia về tàu ngầm, cho biết:

“Hạm đội Phương Bắc luôn có nhu cầu về tàu ngầm diesel-điện. Trong thời gian tôi làm chỉ huy Hạm đội phương Bắc, chúng tôi đã có ba lữ đoàn tàu ngầm diesel-điện. Dần dần, chúng đã được tháo dỡ vì hết hạn sử dụng, nhưng Hạm đội hầu như không nhận được gì để thay thế chúng. Các tàu ngầm diesel mới chủ yếu được biên chế cho Hạm đội Biển Đen. Nga đã phải làm như vậy. Tuy nhiên, mỗi loại tàu ngầm đều có nhiệm vụ chiến đấu riêng, tàu ngầm các loại khác không thể thay thế chúng. Sự khác biệt chính giữa tàu ngầm diesel-điện hiện đại và tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân là tàu diesel-điện gần như không gây tiếng ồn, chúng rất khó bị phát hiện. Nhiệm vụ chính của các tàu ngầm diesel-điện là chống tàu ngầm của đối phương”.
Nga sẵn sàng tạo ra tàu sân bay hạt nhân trong vòng 15 năm

Đô đốc Vyacheslav Popov giải thích thêm rằng, sự vắng mặt của các tàu ngầm như vậy được bù đắp bằng các phương tiện khác – máy bay, tàu nổi, tàu sân bay hạt nhân. Nhưng, những lực lượng ấn tượng này đang phải thực hiện các nhiệm vụ mà một hoặc hai tàu ngầm diesel-điện cũng có thể giải quyết được.

Sát khu vực NATO

Trong thời kỳ Xô Viết, Hạm đội Phương Bắc là thành tố quan trọng nhất của "khả năng răn đe hạt nhân".Thực tế cho thấy rằng, cả ngày hôm nay Hạm đội phương Bắc vẫn ở trên vị trí sát khu vực NATO. Do đó, vào năm 2014, Bộ Chỉ huy Chiến lược chung đã được thành lập trên cơ sở Hạm đội phương Bắc, phạm vi hoạt động của hạm đội được mở rộng, bao gồm hầu như toàn bộ khu vực Bắc Cực của Nga. Các loại vũ khí và thiết bị tiên tiến nhất đều đến đây. Các thủy thủ của Hạm đội phương Bắc là những người đầu tiên làm chủ các tàu ngầm hạt nhân mới nhất thuộc dự án Borey và Yasen. Một số tàu hộ vệ tên lửa (khinh hạm) đa năng Dự án 22350 lớp Đô đốc Gorshkov mang tên lửa hành trình Kalibr và Onyx (tên xuất khẩu - Yakhont) cũng đã được đưa vào biên chế Hám đội phương Bắc. Tên lửa siêu thanh chống tàu đầy hứa hẹn Zircon đang được thử nghiệm trên chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này. Tàu tuần dương tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân Đô đốc Nakhimov đang trong quá trình hiện đại hóa sâu. Sau đó, người anh sinh đôi thuộc lớp này - siêu tuần dương hạm Pyotr Veliky sẽ trải qua quá trình này.

"Phương tiện không thể thiếu": Hải quân Nga sẽ đáp trả NATO như thế nào

Trong điều kiện hiện nay, Nga cần có "nắm đấm thép" ở miền Bắc. Nhiều nước đang tỏ ra quan tâm đến trữ lượng tài nguyên khổng lồ ở Bắc Cực, tìm cách tăng cường sự hiện diện quân sự tại đây. Hoa Kỳ công khai nói về việc Nga và Trung Quốc là hai đối thủ chính của họ ở Bắc Cực. Trong những năm gần đây, người Mỹ đã xây dựng các trạm radar ở Alaska và triển khai máy bay tấn công ở đó. Máy bay chiến lược của Mỹ hiện đóng tại Na Uy. Washington lên kế hoạch mở lại một số căn cứ hải quân cũ gần biên giới Nga.

"Phương tiện không thể thiếu": Hải quân Nga sẽ đáp trả NATO như thế nào
Thảo luận