Hoá ra vai trò định mệnh độc địa trong tình trạng này là sự “im lặng đáng sợ”. Bởi một số ngày đầu sau khi xảy ra tai nạn, tin tức còn bị bưng bít, và mọi người tiếp tục vô tư ăn những thực phẩm đã nhiễm xạ.
Chuyện gì đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl?
Thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, tổ máy thứ 4 của nhà máy phát nổ. Tổng diện tích nhiễm phóng xạ ở Belarus là khoảng 46,5 nghìn km vuông (23% tổng diện tích), ở Ukraina có 50 nghìn km 2 bị ô nhiễm ở 12 khu vực. Ngoài ra, còn 19 khu vực của Nga với diện tích gần 60 nghìn km vuông và dân số 2,6 triệu người cũng bị thiệt hại nhiễm xạ.
"Tỷ lệ mắc bệnh này tăng vọt đột biến xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em từ 10-15 tuổi. Nói chung ung thư tuyến giáp ở trẻ em là căn bệnh rất hiếm gặp: tỷ lệ là 1 triệu em nhỏ chỉ có 1 ca bệnh. Nhưng với các trẻ em đã từng ở vùng nhiễm xạ thì chỉ số này cao hơn nhiều. Từ năm 1975 đến 1985 phát hiện 70 trường hợp ung thư tuyến giáp, còn từ năm 1986 đến năm 1990 ghi nhận tới 7.000 ca bệnh", - ông Romanov nói.
Ông giải thích rằng tuyến giáp rất nhạy cảm với sự xuất hiện của đồng vị i-ốt hòa tan trong máu; nó bắt đầu tự hoạt động theo cách giống như khi cơ thể người hấp thụ iốt. Nhưng trong trường hợp đầu tiên, i-ốt phóng xạ thâm nhập vào máu, vào các tế bào nang của tuyến giáp, và bắt đầu tác dụng của bức xạ.
"Sau sự cố sập lò phản ứng ở Chernobyl, đã có hiện tượng giải phóng đồng vị i-ốt - chúng tồn tại trong thời gian ngắn. I-ốt phân hủy trong vòng vài ngày, vì vậy tồi tệ nhất đối với mọi người chính là những ngày đầu. Vài ngày sau đó sự bưng bít im lặng đã làm tình hình trở nên nguy hiểm đến mức tử thần. Mọi người tiếp tục dùng thức ăn, uống sữa như thường, và thế là tất cả đều nhận được một liều phóng xạ", - ông Romanov nhấn mạnh.
Theo lời ông, hiện nay trên khắp thế giới ghi nhận gia tăng các dạng ung thư tuyến giáp ác tính hơn cả, mà các nhà khoa học và bác sĩ điều trị vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng này. Tuy nhiên, không nên quá sợ hãi bệnh ung thư tuyến giáp, đối với người trên 45 tuổi chỉ cần siêu âm một lần trong vòng 1-2 năm để không bỏ lỡ giai đoạn khởi phát của căn bệnh và trong trường hợp cần thiết nên kịp thời đến gặp bác sĩ chuyên khoa ung thư, - ông Romanov nói rõ.