«Tôi là bác sĩ với chuyên môn X quang, và do đó ngay từ ban đầu đối với tôi toàn bộ sự phức tạp của tình huống và quy mô vụ việc là khá dễ hiểu. Tất nhiên, một số chi tiết tinh tế vẫn không được biết đến, bởi chúng tôi được đào tạo dành cho thời chiến rồi sau đó trải qua quá trình hoàn thiện chuyên môn theo hướng này… Cái gì là đáng sợ? Tất nhiên, rất khó chịu. Khi rời khỏi Minsk, tôi mang theo chiếc máy đo bức xạ tốc độ kế… Và tôi nhìn: khi đến một điểm nào đó, tai ù nghe không rõ nữa <…> và mũi tên trên máy lệch đi, tức là tất nhiên phải cố gắng đi vòng tránh nơi này hoặc làm sao cấp tốc vượt qua thật nhanh. Nhất thiết phải đeo mặt nạ phòng độc», - ông Kamenkov chia sẻ hồi ức. của mình.
Theo lời ông, sau khi ông nhận lệnh nhập vào đội chuyên gia, vợ ông rất lo lắng, nhưng «cũng phải có ai đó» vào vùng phóng xạ chứ.
«Nếu nhận lệnh, chúng tôi, các bác sĩ cũng là cấp dưới, cần chấp hành... Phải đi thôi. Gia đình đương nhiên lo lắng, bọn trẻ trong nhà còn bé quá», - chuyên gia thanh lý phóng xạ nói.
Ông thừa nhận rằng công việc trong khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl - lần đầu vào năm 1986 và sau đó là năm 1988 - đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, nhưng không muốn kể chi tiết. Ông Kamenkov lưu ý rằng, ngoài việc nhiễm xạ bên ngoài, «còn có kết hợp sâu hơn, tức là, các hạt nhân phóng xạ thâm nhập vào cơ thể qua không khí hít thở, qua thức ăn, nước uống, v.v…».
Thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
Ngày 26 tháng 4 năm 1986 ghi dấu xảy ra thảm họa kỹ thuật lớn nhất thế kỷ XX về quy mô thiệt hại và hậu quả, đó là vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nằm trên lãnh thổ Ukraina. Theo dữ liệu của Cục Xử lý hậu quả thảm họa Chernobyl thuộc Bộ Các tình huống khẩn cấp của Belarus, có 3.678 điểm dân cư trên địa bàn bị ô nhiễm phóng xạ, là nơi có 2,2 triệu người sinh sống, 479 điểm dân cư đã chấm dứt sự tồn tại. 137.700 người đã được tái định cư rời khỏi vùng lãnh thổ bị thiệt hại bởi thảm họa Chernobyl.