Tại sao Trung Quốc cần phải bảo vệ các công nghệ của mình

Trí tuệ nhân
Trung Quốc sẽ cải thiện hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ cao. Theo Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc Shen Changyi, các sửa đổi trong Luật sở hữu trí tuệ đã được đưa ra trong kế hoạch 5 năm mới đến năm 2025, và lĩnh vực này sẽ trở thành trọng tâm trong chiến lược phát triển Trung Quốc.
Sputnik

Trung Quốc đã nhiều lần bị các nước phương Tây chỉ trích vì có nhiều điểm yếu trong hệ thống luật SHTT. Vài thập kỷ trước, Trung Quốc chủ yếu sao chép những công nghệ nước ngoài, và hàng giả giá rẻ của các thương hiệu nổi tiếng thế giới tràn ngập thị trường không chỉ trong phạm vi Trung Quốc mà còn vượt ra ngoài biên giới nước này.

Mặc dù Trung Quốc nổi tiếng là "công xưởng sản xuất toàn cầu", nhưng, phần lớn giá trị gia tăng của các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất không được tạo ra ở CHND Trung Hoa. Ví dụ, vào giữa những năm 2000, một chiếc iPod 30 GB được lắp ráp tại Trung Quốc đã được bán với giá 300 USD, nhưng, chỉ có 4 USD được tạo ra ở Trung Quốc.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu

Sau năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, các nước phát triển bắt đầu kích thích tăng trưởng kinh tế với sự trợ giúp của các đổi mới công nghệ và việc số hóa các ngành công nghiệp. Điều này giúp giảm đáng kể các chi phí không cần thiết, giảm lỗi của sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất. Bắc Kinh đã nhận thức được rằng, nếu Trung Quốc không nâng cao trình độ công nghiệp và số hóa của mình ngang bằng với các nền kinh tế phát triển, nước này sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, trong đó Trung Quốc sẽ không còn là công xưởng toàn cầu do giá nhân công ngày càng tăng và sẽ không thể tiến lên trong chuỗi giá trị.

Công nhân tại nhà máy sản xuất động cơ siêu thanh của Trung Quốc ở Hoài Bắc.
Liệu Trung Quốc có thể nêu tấm gương về việc chuyển đổi số thành công để tăng trưởng kinh tế?

Vì vậy, năm 2008, chính quyền Trung Quốc đã ban hành chiến lược quốc gia đầu tiên về phát triển hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này đã đặt nền tảng pháp lý cho sự phát triển đổi mới của chính Trung Quốc. Đất nước này đã đạt được những thành công nhất định. Ông Shen Changyi cho biết, vào năm 2020, Trung Quốc đã nộp 69.000 đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước Hợp tác về Sáng chế (PCT) - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Trong Chỉ số Đổi mới Toàn cầu của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Trung Quốc đứng thứ 14 trong số 131 quốc gia, hơn Nhật Bản hai bậc. Trung Quốc đang trở thành một cầu thủ quan trọng trong hệ thống đổi mới toàn cầu. Nếu trước đây Trung Quốc chỉ có thể sao chép công nghệ của nước khác, thì giờ đây, đất nước này đã có nhiều công nghệ cần phải được bảo vệ khỏi những người khác. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Giám đốc điều hành Zhai Wei của Trung tâm Nghiên cứu Luật Cạnh tranh tại Đại học Chính Pháp Hoa Đông (Trung Quốc), cho biết, hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ toàn diện tạo ra nền tảng cho việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

Trung Quốc vượt các nước phát triển về một số công nghệ kỹ thuật số quan trọng

Ví dụ, Trung Quốc sở hữu số lượng bằng sáng chế 5G lớn nhất. Tỷ trọng của nền kinh tế kỹ thuật số trong GDP của CHND Trung Hoa là 36%, chiếm hơn 2/3 tổng mức tăng trưởng GDP. Vào năm ngoái, các cơ quan chức năng của CHND Trung Hoa bắt đầu coi các sản phẩm kỹ thuật số là một yếu tố sản xuất mới cùng với lao động, đất đai và vốn truyền thống, vì thế Bắc Kinh cần có các cơ chế hiệu quả để bảo vệ và quản lý yếu tố này.

Tại sao Trung Quốc phát triển 5G nhanh hơn các nước khác?

Kế hoạch 5 năm mới ưu tiên phát triển đổi mới sáng tạo. Theo kế hoạch, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển sẽ tăng hơn 7% hàng năm. Đồng thời, tỷ trọng đầu tư vào nghiên cứu cơ bản trong tổng khối lượng đầu tư vào R&D nên tăng từ 6% lên 8%, đặc biệt vào các công nghệ đột phá như sản xuất chip, máy tính lượng tử, kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học, và nghiên cứu khoa học não bộ.

Do đó, việc hoàn thiện các cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn phù hợp với đường lối về xây dựng nền tảng công nghệ mạnh mẽ trong các ngành công nghiệp trọng điểm. Ngoài ra, Trung Quốc đang tăng cường mở cửa trong lĩnh vực này, cố gắng hợp tác với các công ty hàng đầu thế giới về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Gần đây, công ty luật K&L Gates đã thông báo về việc tạo ra Cơ quan Nhãn hiệu Trung Quốc -  K&L Gates IP Agency tại Trung Quốc. Theo công ty, việc thâm nhập thị trường Trung Quốc sẽ bảo vệ tốt hơn lợi ích của các thương hiệu nước ngoài tại Trung Quốc và cung cấp cơ hội làm việc trực tiếp với các cơ quan quản lý liên quan, bao gồm cả Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA).

Thảo luận