Đại dịch COVID-19

Nguyên nhân lớn nhất gây tái bùng dịch Covid-19 ở Việt Nam

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam bất ngờ diễn biến phức tạp khi liên tục phát hiện chùm lây nhiễm virus corona trong cộng đồng tại Hà Nội, Hưng Yên, TP.HCM...
Sputnik

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nguyên nhân lớn nhất gây tái bùng dịch Covid-19 ở Việt Nam chính là tâm lý lơ là, mất cảnh giác của một số cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân, công tác quản lý khu cách ly, nơi cư trú.

Bộ Y tế đang khẩn trương truy vết F0,F1,F2 liên quan đến các ca lây nhiễm cộng đồng vừa được phát hiện. Hiện vẫn chưa thể khẳng định “bệnh nhân 2899 ủ bệnh quá 14 ngày” hay không và nguồn lây Covid-19 từ đâu ra.

Dịch Covid-19 phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp khẩn

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam. Tối qua ngày 29/4, Bộ Y tế cho biết ghi nhận thêm 45 ca mắc Covid-19 trong đó có chùm 5 ca lây nhiễm cộng đồng ở Hà Nam. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã cùng đoàn công tác về Hà Nam làm việc khẩn trương để phòng chống dịch.

F1 thành F0, Việt Nam tái bùng phát lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng?

Đến sáng 30/4, Bộ Y tế công bố thêm 4 bệnh nhân dương tính với coronavirus, 3 người lây nhiễm cộng đồng (1 ở Đông Anh, Hà Nội, 2 ca ở Hưng Yên) và một ca nhập cảnh tại Quảng Trị, nâng tổng số ca nhiễm của cả nước lên thành 2914 ca.

Ngay trong sáng nay 30/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp khẩn về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sau khi phát hiện chùm lây nhiễm trong cộng đồng ở Hà Nam.

Tham dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế, lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương. Chỉ đạo tại cuộc họp khẩn sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, dù dịch Covid-19 trên thế giới hiện nay rất phức tạp và ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng “tình hình vẫn đang được kiểm soát tốt”.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, tại Việt Nam sau 34 ngày không ghi nhận ca mới trong cộng đồng, ngày 29/4, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam đã ghi nhận chùm ca bệnh Covid-19 liên quan trường hợp bệnh nhân N.V. Đ, 28 tuổi, nhập cảnh từ Nhật Bản sau khi hết cách ly tập trung tại Đà Nẵng về quê ở tỉnh Hà Nam.

Ông Long nhắc lại một số thông tin cơ bản như bệnh nhân sinh năm 1993 (mã bệnh nhân 2899), quê tại thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nhập cảnh từ Nhật Bản về Việt Nam trên chuyến bay VJ3613 tại sân bay quốc tế Đà Nẵng ngày 7/4.

Bệnh nhân này được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và được lấy mẫu ba lần, kết quả xét nghiệm đều âm tính với virus SARS-CoV-2. Bệnh nhân được hoàn thành cách ly và rời khỏi khách sạn nơi cách ly ngày 21/4. Sau khi hoàn thành cách ly tập trung, bệnh nhân đi xe khách lúc 20 giờ 30 phút ngày 21/4 về đến Hà Nam lúc 7 giờ 30 phút ngày 22/4, trên xe có 34 người đi cùng.

Số phận công dân Việt Nam trước bão COVID-19 tại Ấn Độ ra sao?

Ngày 23/4, bệnh nhân có tiếp xúc, tổ chức ăn uống với bạn bè và người thân ở xã Chân Lý và xã Bắc Lý. Từ ngày 26 đến 28/4 không đi đâu, tại nhà chỉ tiếp xúc với bố mẹ, vợ, con và cán bộ y tế xã, Trung tâm Y tế huyện.

Trước đó, đến sáng 24/4, do bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đau họng nên bố của bệnh nhân đã báo cho Trạm Y tế xã và được lấy mẫu xét nghiệm gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam thực hiện xét nghiệm và cho kết quả dương tính với Covid-19 ngày 29/4.

Ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, sau khi nhận được thông tin vào chiều ngày 29/4, Bộ Y tế đã chỉ đạo ngành y tế Hà Nam khẩn trương điều tra, tiến hành truy vết thần tốc và làm việc với lãnh đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Hà Nam.

“Kết quả kiểm tra, phân tích và đánh giá mối liên hệ giữa trường hợp bệnh nhân này và các hành khách đi chung chuyến máy bay từ Nhật Bản về Đà Nẵng, từ Đà Nẵng sau khi hết cách ly về Hà Nam, và tại nơi cư trú của bệnh nhân cho thấy có mối liên hệ phức tạp”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ.

Theo Bộ trưởng Y tế, tại địa phương nơi cư trú, qua kết quả truy vết, bệnh nhân đã có tiếp xúc, giao lưu ăn uống, gặp gỡ bạn bè, người quen trong các ngày 22 và 23/4.

Nguyên nhân lớn nhất gây tái bùng dịch Covid-19 ở Việt Nam

Điều đáng lo ngại là, những người tiếp xúc với bệnh nhân sau đó đã trở về các tỉnh, thành phố khác trên các phương tiện như máy bay (về TP Hồ Chí Minh), ô tô (về Hà Nội, Hưng Yên).

Riêng đối với chùm ca bệnh ở Hà Nam, Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương truy vết, thực hiện cách ly tập trung tất cả những trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh (Fl), đồng thời, thực hiện rà soát các trường hợp tiếp xúc với trường hợp tiếp xúc gần (F2), yêu cầu cách ly tại nhà.

Bộ cũng yêu cầu tổ chức khẩn trương lấy mẫu toàn bộ 1.068 nhân khẩu tại 322 hộ gia đình trên địa bàn thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân. Đối với thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý của huyện Lý Nhân, Hà Nam với hơn 1.000 dân cần khoanh vùng chặt ngay và kiểm soát chặt chẽ không cho người dân ra, vào thôn.

Ở bên trong thôn, các hộ gia đình phải cách ly giữa nhà với nhà, người dân không được giao lưu. Đồng thời, thành lập ngay tổ Covid cộng đồng để tuyên truyền, kiểm tra và kịp thời phát hiện những người có biểu hiện bệnh đưa đi cách ly. Tỉnh Hà Nam còn huy động các lực lượng chuyên môn triển khai lấy mẫu để xét nghiệm ngay trong đêm 29/4 đối với toàn bộ dân của thôn.

Bộ Y tế xử lý thế nào với các trường hợp dương tính Covid-19 ở khu cách ly?

Tỉnh Hà Nam cũng khẩn trương chuẩn bị, bố trí khu cách ly tập trung và giao cho quân đội quản lý để sẵn sàng khi cần sử dụng, bảo đảm đúng các quy định về cách ly và tuyệt đối không để lây nhiễm chéo. Trong trường hợp ghi nhận thêm ca bệnh, Bộ Y tế sẽ cử các chuyên gia từ các bệnh viện tuyến trung ương hỗ trợ kịp thời.

Với các tỉnh, thành phố có hành khách đi trên các phương tiện, chuyến bay có liên quan đến bệnh nhân ở Hà Nam, Bộ Y tế cũng yêu cầu phải thần tốc truy vết, tiến hành cách ly tập trung ngay đối với tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1) và xét nghiệm xác định mắc Covid-19. Đối với các trường hợp F2 cần yêu cầu theo dõi và quản lý cách ly tại nhà, tuyệt đối không để bỏ sót.

Bộ Y tế ban hành công điện khẩn số 578 ngày 29/4 gửi UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh về khẩn trương điều tra, truy vết, xử lý ổ dịch Covid-19 trên địa bàn, phòng tránh dịch lây lan ra cộng đồng.

Chưa biết bệnh nhân 2899 lây Covid-19 từ đâu

Tại cuộc họp, vấn đề giả thiết nguồn lây nhiễm coronavirus của bệnh nhân 2899 ở Hà Nam cũng được đặt ra. Theo đó, các chuyên gia y tế của Việt Nam đang nỗ lực tìm nguồn lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.

Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, bệnh nhân 2899 được xác định dương tính sau khi trở về từ khu cách ly, phải xem xét nhiều yếu tố, chưa thể kết luận nguyên nhân do đâu.

Việt Nam thiết lập "hàng rào thép" bảo vệ vùng biên giới khỏi dịch Covid-19

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, có 3 khả năng lây nhiễm. Thứ nhất, có thể bệnh nhân này lây nhiễm Covid-19 ngay trong khu cách ly, tuy nhiên đến khi rời khỏi khu cách ly mới phát bệnh. Thứ hai, số ít trường hợp thời gian ủ bệnh không ấn định hoàn toàn 14 ngày mà có thể trên 14 ngày. Thứ ba, cần kiểm tra lại lần xét nghiệm cuối cùng của anh này tại khu cách ly là ngày thứ bao nhiêu, có đúng là ngày thứ 14 không. Bệnh nhân này sau khi hoàn thành cách ly, ba ngày sau khi về nhà mới bắt đầu biểu hiện ho, sốt.

Bên cạnh đó, ông Phu lưu ý, khi hoàn tất thời gian cách ly tập trung, bệnh nhân di chuyển về nhà và tiếp xúc nhiều người. Rất có thể trong quá trình di chuyển bệnh nhân bị lây nhiễm.

“Cũng có thể bệnh nhân bị lây ở cộng đồng, mà không thể xác định được nguồn lây là ở đâu”, theo chuyên gia Trần Đắc Phu và nhấn mạnh, tìm nguồn lây đúng là rất quan trọng nhưng trước hết bây giờ phải ưu tiên truy vết F0, F1, F2 để tránh lây lan ra cộng đồng.

Các chuyên gia y tế và dịch tễ cho rằng cần điều tra dịch tễ cụ thể mới có thể đưa ra những kết luận chinh xác, chứ chưa thể kết luận “bệnh nhân có thời gian ủ bệnh trên 14 ngày”. Hiện tại, quy định thời gian cách ly tập trung của Bộ Y tế 14 ngày về cơ bản là đảm bảo an toàn. Sau 14 ngày xét nghiệm 3 lần âm tính, bệnh nhân về nhà phải theo dõi sức khỏe, hạn chế tiếp xúc không cần thiết.

Nguyên nhân lớn nhất gây bùng dịch Covid-19 trở lại

Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp khẩn sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu ra “nguyên nhân lớn nhất” khiến dịch tái bùng phát trở lại ở Việt Nam.

Theo đó, nguyên nhân lớn nhất chính là tâm lý lơ là, mất cảnh giác của một số cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân, công tác quản lý khu cách ly hay việc cách ly nơi cư trú còn chủ quan, chưa thực hiện nghiêm túc.

Việt Nam tích cực hỗ trợ Campuchia chống Covid-19, ngăn dịch lây lan xuyên biên giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các quy định về phòng chống dịch là khá đầy đủ, song khâu tổ chức thực hiện cần siết chặt và hiệu quả hơn. Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đều phải vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, khẩn trương, nhanh chóng, thần tốc trong việc khoanh vùng, khắc phục hậu quả bằng mọi biện pháp, cùng với đó là siết chặt quản lý theo hướng “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng”.

“Chúng ta cần căn cứ tình hình thực tế để có giải pháp quyết liệt hơn,  tích cực hơn. Luôn luôn bám sát thực tiễn, bổ sung các quy định, quy chế, tích cực tuyên truyền, phổ biến, chỉ đạo. Khâu tổ chức thực hiện các quy định, quy chế phải siết chặt hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn nữa. Các cơ quan, đơn vị, địa phương, mỗi cá nhân phải vào cuộc quyết liệt hơn”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.

Đối với trách nhiệm phòng chống dịch ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, các cơ quan chức năng xem xét biểu dương những cơ quan, đơn vị, địa phương làm tốt, thực hiện nghiêm, không để xảy ra những sự cố.

Nguyên nhân lớn nhất gây tái bùng dịch Covid-19 ở Việt Nam

Đồng thời phải kiểm điểm, xem xét xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cá nhân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không làm tốt.

“Cần nhân rộng những nơi, điển hình làm tốt, dứt khoát phải kiểm điểm trách nhiệm những tập thể, cá nhân không làm nghiêm. Kiểm điểm, đánh giá, truy cứu trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với những địa phương, cá nhân thực hiện không đúng”, lãnh đạo Chính phủ khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại, mục tiêu cao nhất là bảo vệ an toàn sức khỏe cho cộng đồng, cho nhân dân. Thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội, để có nguồn lực ổn định phát triển, ổn định chính trị. Tập trung bảo vệ thành công cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp Khóa XV tới đây.

“Nếu không phát triển kinh tế, xã hội thì lấy nguồn lực đâu để phòng chống dịch. Nếu phát triển kinh tế, xã hội tốt thì không ổn định được chính trị, bảo vệ thành công cuộc bầu của ĐBQH và đại biểu HĐND ngày 23/5 tới”, ông Chính đặt vấn đề.

Đề cập đến vấn đề nếu để vỡ trận, kiểm soát không được thì sẽ ra sao, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đơn vị trên tuyến đầu phải thực sự là lực lượng nòng cốt trong phòng chống dịch, phải linh hoạt, sáng tạo và thực hiện nghiêm các quy định.

“Các đơn vị làm tốt rồi, anh em rất vất vả, thực hiện nhiệm vụ rất khó khăn nhưng với lợi ích quốc gia, cộng đồng và lợi ích của mỗi các cá nhân, đề nghị các lực lượng trên tuyến đầu làm tốt hơn nữa”, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ.

Cùng với đó, là khẩn trương, nhanh chóng, thần tốc hơn nữa trong việc truy vết, phát hiện, khoanh vùng, cách ly, khắc phục hậu quả các trường hợp lây nhiễm vừa qua bằng mọi biện pháp với phương châm chỉ đạo tiếp tục thực hiện chống dịch như chống giặc. Đặc biệt là các tỉnh biên giới cần kiểm soát tình hình, đưa ra giải pháp phù hợp. Đề cao cảnh giác, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị tích cực, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình.

“Chúng ta phải bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, sáng tạo, linh hoạt trong xử lý cụ thể, không bi quan, nhưng cũng không chủ quan, chủ động, tích cực trong xử lý đối với từng cơ quan đơn vị, địa phương. Phát huy những thành quả đạt được, kinh nghiệm quý báu đã có để tổ chức thực hiện tốt hơn thời gian tới”, đồng chí Phạm Minh Chính nêu rõ.
Xử nghiêm người đứng đầu nếu lơ là chống dịch Covid-19

Theo đồng chí Phạm Minh Chính, phải rút kinh nghiệm những kết quả đạt được để thực hiện hiệu quả tốt hơn. Tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn. Đánh giá lại những cái được, chưa được, rút ra nguyên nhân, bài học.

Sau nhiều tháng ngày chờ đợi, Việt Nam sắp có vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên?
Bên cạnh đó, Thủ tướng kêu gọi sự vào cuộc của người dân vì sức khỏe cộng đồng, vì sức khỏe của mỗi cá nhân, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, phải tự giác thực hiện các quy định của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch.

Thực hiện nghiêm các quy định, quy chế của Chính phủ, Ban Chỉ đạo trong phòng, chống dịch; còn gì cần rút kinh nghiệm thì chúng ta phải làm tiếp; thực hiện nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo, người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội.

“Vừa qua, có nơi, có lúc, người đứng đầu cũng chưa thực sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, dẫn đến sơ hở, do đó phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá trách nhiệm người đứng đầu những nơi để xảy ra tình trạng vừa qua. Xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước với tinh thần khách quan, công bằng, hiệu lực, để bảo đảm tính nghiêm minh của các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Căn cứ tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương, xem xét xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn. Các cấp ủy, chính quyền căn cứ thực tiễn chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép hiệu quả trong phạm vi, thẩm quyền.

Việt Nam ghi nhận 10 ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nội, Khánh Hòa và Đà Nẵng

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế xây dựng tiêu chí như thế nào là lây nhiễm, như thế nào là có dịch, thiết kế các công cụ ga, kiểm tra, phân cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào tiêu chuẩn, tiêu chí; tiêu chuẩn tiêu chí như thế nào là lây nhiễm, như thế nào là phải cảnh báo, như thế nào là một địa phương có dịch, như thế nào là nguy cơ cao, nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình, thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát để các cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động quyết định các biện pháp cụ thể của mình không trông chờ, ỷ lại hay xin ý kiến cấp trên; chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Y tế tích cực tìm nguồn vaccine để tổ chức tiêm vaccine cho nhân dân theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị với tinh thần mạnh mẽ, kịp thời và tích cực hơn, tiếp cận nhiều nguồn hơn.

“Phải bảo đảm công khai, minh bạch, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo.
Thảo luận