Mặt trận mới mở ra chống lại Trung Quốc
Tại cuộc họp gần đây của Ủy ban quân lực Hạ viện Hoa Kỳ, Tướng Richard Clarke báo cáo về việc quân đội đang tiến hành thành lập một lực lượng đặc biệt sử dụng chiến tranh thông tin để chống lại Trung Quốc. Theo ông, Hoa Kỳ cần phải chống lại những thông tin sai lệch do Bắc Kinh lan truyền. Điều này cũng áp dụng cho tình hình ở Biển Đông và vấn đề Đài Loan.
Quan điểm này được Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Christopher Maier lặp lại bởi khi phát biểu: “Việc đồi phương sử dụng thông tin và tuyên truyền sai lệch là một trong những thách thức lớn nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt hiện nay, chứ không chỉ riêng Bộ Quốc phòng. Bằng lợi thế phát tán đầu tiên và tràn ngập bằng những thông tin có chủ ý, bị thao túng, hầu hết dựa trên sự thật, nhưng kèm theo các yếu tố lừa đảo phức tạp, những tác nhân này có thể đạt được đòn bẩy để đe dọa lợi ích của chúng ta”.
Rõ ràng, quân đội Mỹ sẽ sử dụng cả phương tiện truyền thông truyền thống và mạng xã hội để chống lại Trung Quốc. Ngoài ra, lực lượng mới sẽ tham gia vào hoạt động tình báo do thám. Trong tất cả những hướng này, Hoa Kỳ trông chờ vào sự cộng tác từ những quốc gia được gọi là cùng chí hướng, chủ yếu bao gồm Nhật Bản, Úc, các nước NATO.
Chiến tranh thông tin
Mặc dù thuật ngữ chiến tranh thông tin mới xuất hiện tương đối gần đây, nhưng việc sử dụng thông tin xuyên tạc tình hình nội bội kẻ thù theo hướng tiêu cực và trong nước theo hướng tích cực đã được các nước sử dụng từ lâu. Mọi người đều biết đến các phương pháp chiến tranh thông tin, được Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc xã Goebbels sử dụng. Để chống lại người Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, người Đức đã tạo ra một số radio phát tin tức giả mạo bằng tiếng Anh. Trong thời gian hoạt động ở Iraq, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi khoảng 300 triệu USD để sản xuất các tài liệu chính trị, xây dựng các chương trình truyền hình giải trí quảng cáo xã hội, tin tức cho các phương tiện truyền thông Iraq nhằm thu hút người dân địa phương ủng hộ hành động của Mỹ. Các cuộc tấn công tuyên truyền thường xuyên diễn ra giữa Israel và Palestine. Các phương pháp chiến tranh thông tin thông qua mạng xã hội cũng được sử dụng tích cực trong Mùa xuân Ả Rập ở Trung Đông, cũng như trong "cuộc cách mạng màu" ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Còn đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Á châu Tự do, trong nhiều qua đã đưa thông tin bề ngoài khách quan, nhưng có yếu tố thao túng ý thức người nghe? Họ cũng có thể được gọi là các tiểu đoàn chiến tranh thông tin. Và cuộc chiến này không chỉ nhằm vào người Trung Quốc.
Chiến tranh thông tin cũng không phải là mới mẻ gì đối với Trung Quốc. Ở đất nước này, ngay từ khi Đảng Cộng sản lên nắm chính quyền, họ đã rất chú trọng đến công tác tuyên truyền vào các nước đối thủ.
Cũng rất thích hợp để nhớ lại lời của chiến lược gia Trung Quốc Tôn Tử: “Hãy phá hủy tất cả những gì tốt đẹp có trong đất nước kẻ thù. Xúi giục cãi vã, xô xát trong các công dân của phe địch". Chiến tranh là chiến tranh, không có đạo đức ở trong đó.