Đại dịch COVID-19

‘Dịch Covid-19 tại Việt Nam đang diễn biến hết sức nghiêm trọng’

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, tại Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, yêu cầu các cơ sở y tế cần sẵn sàng chu động ứng phó trong tình huống khẩn cấp.
Sputnik

Bộ Y tế thông tin, chiều 11/5, Việt Nam phát hiện thêm 30 ca Covid-19 mới, trong đó chỉ có 3 ca nhập cảnh, còn lại 27 người là lây nhiễm cộng đồng.

Quảng Ngãi ghi nhận 8 ca phản ứng nặng sau khi tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca với các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, tim đập nhanh.

Việt Nam phát hiện thêm 30 ca mắc Covid-19

Chiều tối 11/5, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 30 ca nCoV, trong đó, có 3 trường hợp được cách ly ngay sau nhập cảnh (tại TP.HCM), 27 ca lây nhiễm cộng đồng đều được phát hiện tại khu vực cách ly phong tỏa, thực hiện giãn cách, đảm bảo an toàn.

Với thêm 30 ca nhiễm mới, tính đến 18h chiều 11/5, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 3.534 ca dương tính với SARS-CoV-2, điều trị khỏi cho 2.618 bệnh nhân mắc Covid-19. Số ca tử vong vẫn là 35 người.

Quân đội Việt Nam ‘kích hoạt mức cao nhất’ hệ thống phòng chống Covid-19

Theo Bộ Y tế, 27 ca nCoV mới được ghi nhận trong nước gồm Bắc Ninh (20 trường hợp), Bắc Giang (2 trường hợp), Hà Nội (2 trường hợp), Thái Bình (2 trường hợp), Thừa Thiên Huế (1 trường hợp).

“Đây đều là ca mới được phát hiện trong khu cách ly, khu vực được phong tỏa, khu vực thực hiện giãn cách”, Bộ Y tế nêu rõ và nhấn mạnh, trong ngày không phát hiện thêm ổ dịch mới.

Như vậy, tính chung cả ngày 11/5, Bộ Y tế ghi nhận 71 ca trong nước, nâng tổng số ca nhiễm trong nước từ ngày 27/4 đến nay lên 529 ca, ghi nhận ở 26 tỉnh thành.

Cụ thể, ba ca nhập cảnh được cách ly ngay ở TP.HCM gồm các bệnh nhân 3518 (người đàn ông 31 tuổi, địa chỉ tại quận Tân Bình), bệnh nhân 3519 (nam, 26 tuổi, địa chỉ tại huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận) và ca bệnh 3520 là nữ, 43 tuổi, địa chỉ tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Cụ thể, ca 3518 ngày 7/5 từ Hàn Quốc nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay KE683, kết quả xét nghiệm ngày 9/5 dương tính với coronavirus. Ca 3519 ngày 1/5, từ UAE nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay EK392, kết quả xét nghiệm ngày 10/5 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi. Trường hợp của ca bệnh 3520 là bệnh nhân trở về Việt Nam hôm 9/5 và từ EAU nhập cảnh bay vào. Hiện các ca nhiễm mới này đều được cách ly, điều trị ở bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

‘Dịch Covid-19 tại Việt Nam đang diễn biến hết sức nghiêm trọng’

Địa bàn Hà Nội 148 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 80 ca, 13 ca ở Bệnh viện K cơ sở Tân Triều), Bắc Ninh 119 người, Vĩnh Phúc 60 người, Đà Nẵng 53 người, Bắc Giang 64 người, Hưng Yên 19 người, Hà Nam 16 người, Hải Dương 7 người, Thái Bình 8 người, Hòa Bình 5 người, Lạng Sơn 5 người, Thừa Thiên Huế 4 người, Quảng Nam 3 người, Quảng Trị 3 người, Đăk Lăk 2 ca, Điện Biên 2 ca, Nam Định 2 ca.

Riêng tại Đồng Nai, Hải Phòng, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP HCM, Yên Bái, mỗi nơi một ca mắc nCov.

Thông tin cụ thể về các ca nhiễm mới chiều tối nay, Bộ Y tế cho hay, tại Bắc Giang, hai bệnh nhân nữ (3.508 – 20 tuổi ở Việt Yên và 3.510 – 27 tuổi ở Lạng Giang) đều là các F1 liên quan đến ổ dịch trước đó, đã được cách ly. Ngày 11/5, kết quả xét nghiệm cho thấy hai cô gái này dương tính với coronavirus. Hiện các bệnh nhân đang được tập trung điều trị ở Bệnh viện Dã chiến Bắc Giang.

Thêm 28 bệnh nhân mắc Covid-19, Việt Nam tiềm ẩn 5 ổ dịch

Tại Hà Nội: ca bệnh 3509, nữ, 47 tuổi, địa chỉ tại huyện Đông Anh, là F1 liên quan đến ổ dịch cũ, đã được cách ly, kết quả xét nghiệm ngày 11/5 dương tính với SARS-CoV-2. Trong khi đó, ca 3511, nam, 61 tuổi, địa chỉ tại thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cũng là F1 liên quan đến ổ dịch cũ, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 11/5 dương tính với Covid-19. Hai bệnh nhân này hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Ở Bắc Ninh, Bộ Y tế cho biết, cá ca bệnh 3512-3517, 3521-3534 đều là các trường hợp F1 liên quan đến ổ dịch cũ, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 11/5 dương tính với coronavirus, các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.

Ở Thừa Thiên- Huế: Bệnh nhân 3535, nam, 52 tuổi, địa chỉ tại huyện Phú Lộc, có liên quan dịch tễ với ca 3268, đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 11/5 dương tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

Thái Bình có hai trường hợp nhiễm mới gồm các ca 3536 (nam, 50 tuổi, địa chỉ tại huyện Đông Hưng) và ca 3536, (nam, 73 tuổi, địa chỉ tại huyện Tiền Hải), đều là F1 của ca 3042, 3044.

Những ca bệnh này được cách ly tập trung từ trước, kết quả xét nghiệm hôm nay khẳng định họ dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Về số lượng xét nghiệm, Bộ Y tế cho hay, số mẫu xét nghiệm tính từ 27/4 đến nay là 255.058 mẫu. Trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, đã có 25 ca âm tính lần 1, 17 ca âm tính lần hai và 25 ca đã âm tính lần 3.

Quảng Ngãi có 8 ca phản ứng nặng sau tiêm vaccine Covid-19

Ngành Y tế Quảng Ngãi thông tin cho biết, tính tới ngày 10/5, đã tiêm vaccine Covid-19 cho 7.981 người thuộc danh sách ưu tiên, trong số này ghi nhận 8 trường hợp bị phản ứng nặng sau khi tiêm AstraZeneca của hãng Dược AstraZeneca, nhưng đều đã được xử lý an toàn.

TP.HCM kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại các cảng hàng hải

Cụ thể, ngày 11/5, Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin cho biết, 8 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vaccine Covid-19 do sốc phản vệ độ 2, hầu hết đều diễn ra trong vòng 30 phút ngay sau khi tiêm.

Sở Y tế Quảng Ngãi xác nhận những trường hợp phản ứng nặng đều là tiêm AstraZeneca. Tuy vậy, sau khi xảy ra phản ứng, 8 trường hợp này đều được xử lý an toàn theo phác đồ của Bộ Y tế và sức khỏe của họ đã ổn định trở lại.

Theo ông Phạm Minh Đức, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh thông tin cụ thể rằng, địa phương ghi nhận 8 trường hợp phản ứng nặng sau khi tiêm vaccine Covid-19.

“Do được phát hiện sớm, xử lý kịp thời nên sức khỏe những người này cơ bản ổn định và có thể tiếp tục làm việc”, ông Đức nói.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, 8 ca gặp phản vệ độ 2 đều có một số triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, tim đập nhanh.

Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, tính đến ngày 10/5 tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 đạt gần 93%, trong đó tỷ lệ phản ứng nhẹ sau tiêm là 14,9% và phản ứng nặng (độ 2) là 0,1% (8 trường hợp).

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Quảng Ngãi vẫn được kiểm soát khá tốt. Tính đến ngày 11/5, tỉnh chỉ ghi nhận 1 ca nhiễm coronavirus (ca bệnh số 3067 do Bộ Y tế công bố) trú xóm Vĩnh Long, thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi.

Hiện tại, tổng số F1 là 26 trường hợp đã cách ly tập trung theo quy định, 240 người là F2. Tất cả trường hợp F1, F2 hiện sức khỏe bình thường. Về 2 bệnh nhân mắc Covid-19 (số 3216, 3131) di chuyển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi, ngành Y tế đã phối hợp với các đơn vị chức năng xác định được 19 trường hợp F1 và 262 là F2.

Quảng Nam: Cách ly 20 Công an là F1 của ca nghi mắc Covid-19

Chiều 11/5, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Mai Văn Mười cho biết, địa phương hiện đang phải cách ly 20 cán bộ Công an làm căn cước công dân là F1 của ca nghi dương tính với coronavirus.

Cụ thể, theo ông Mai Văn Mười, ca nghi mắc Covid-19 là là một phụ nữ quê ở xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, hiện sống tại Chung cư Fhome, số 16 đường Lý Thường Kiệt, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Dịch Covid-19 bùng, nhiều người Việt vẫn chần chừ có nên tiêm Vaccine hay không?

Ngày 5/5, người này về quê ở thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình làm căn cước công dân, rồi ra lại Đà Nẵng. Đến ngày 8/5, người này được chuyển đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Đến trưa 11/5, sau khi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng thông báo kết quả xét nghiệm nghi dương tính SARS-CoV-2, ngành y tế tỉnh Quảng Nam đã khẩn trương truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm những người tiếp xúc gần.

Ông Mười cho biết, trong số 22 người tiếp xúc gần với ca nghi mắc Covid-19 này có 20 cán bộ công an huyện Thăng Bình làm căn cước công dân tại địa phương.

“Ngành y tế tỉnh Quảng Nam tiếp tục tuy vết, khoanh vùng cách ly các trường hợp liên quan”, Giám đốc Sở Y tế tỉnh khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Y tế: Dịch Covid-19 tại Việt Nam ‘đang diễn biến hết sức nghiêm trọng’

Chiều ngày 11/5, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về chủ động ứng phó và xử lý dịch Covid-19 trong tình huống khẩn cấp giữa Bộ Y tế với các Sở y tế, các bệnh viện trung ương và địa phương ở các tỉnh, thành phố trên cả nước. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chủ trì Hội nghị.

Ngày 10/05: thêm 31 ca nhiễm Covid-19 tại 5 tỉnh, thành

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, người từng ‘xông pha’ rất nhiều mặt trận trong cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam ở những đợt bùng dịch trước cũng đồng thời là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, Trưởng Tiểu ban Điều trị các bệnh nhân Covid-19 của Bộ Y tế.

Theo số liệu đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, Hội nghị chiều 11.5 cps tới 700 điểm cầu, kết nối đủ 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

“Tại Việt Nam dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức nghiêm trọng”, phát biểu tại sự kiện này, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Theo đại diện Bộ Y tế, chỉ trong vòng 2 tuần, nhiều tỉnh, thành của Việt Nam đã có dịch, một số bệnh viện đã có người bệnh, người nhà và nhân viên y tế nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm” Anh, Ấn Độ, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao cũng được phát hiện trong nước.

Phát biểu hôm nay, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh của Bộ Y tế cũng thừa nhận, chỉ trong vòng chưa đầy 15 ngày, tốc độ lây lan dịch Covid-19 tại Việt Nam là “rất nhanh” với hơn 500 ca mắc mới (cụ thể tính đến 18h chiều 11/5 là 529 ca) tính từ 27/4 đến nay.

Theo đó, việc xuất hiện các ca bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện K Tân Triều cho thấy, dịch bệnh đã tấn công vào “thành trì” cuối cùng cũng như lan rộng ra nhiều tỉnh thành.

Nhấn mạnh tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, chiến lược phòng chống Covid-19 của Việt Nam đã chuyển từ thế “phòng ngự” sang “chủ động tiến công”.

Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế cũng nêu rõ, cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng những kịch bản xấu nhất – “để điều xấu nhất không đến với chúng ta”, ông Sơn nói.

Sẵn sàng kịch bản cho 30.000 ca nhiễm Covid-19

Trước tình hình này, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam yêu cầu các cơ quan Bộ Y tế bên cạnh việc theo dõi, giám sát việc chấp hành công điện của Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Bộ Y tế tại các cơ sở, cần đặc biệt xây dựng phương án tổng thể đối phó kịch bản Việt Nam có 30.000 ca.

“Phải nói, với kịch bản 30.000 ca nhiễm, ngành y tế cần chuẩn bị mọi cấp độ sẵn sàng ứng phó, đặc biệt ở các cơ sở khám chữa bệnh”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, cần tiếp tục triển khai đảm bảo an toàn trong tiêm chủng vaccine. Các địa phương cần tập huấn, xây dựng và tổ chức phương án xét nghiệm, ca bệnh nào xét nghiệm gộp mẫu, trường hợp nào xét nghiệm test nhanh. Các cấp, ngành cũng cần hướng dẫn các địa phương đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ cho công tác chống dịch trong giai đoạn sắp tới đầy khó khăn.

Các hãng hàng không hỗ trợ đổi, hoàn vé máy bay cho hành khách bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế cho biết, có thể còn có ca dương tính trong cộng đồng mà các ngành chức năng Việt Nam chưa phát hiện ra.

“Cần siết chặt công tác đảm bảo lây nhiễm trong bệnh viện”, Ths Nguyễn Trọng Khoa lưu ý.

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, bệnh viện là nơi có khả năng lây nhiễm cao, nhất là các bệnh viện tuyến cuối, bệnh nhân và người nhà đến từ nhiều tỉnh thành, việc phân luồng sàng lọc bệnh nhân đến khám vô cùng quan trọng.

Đặc biệt, ông Khoa lưu ý, hiện nay, có khoảng 80% ca bệnh Covid-19 không có triệu chứng nên khả năng lọt các trường hợp nghi nhiễm rất dễ xảy ra. Phó Cục trưởng Cục quản lý khám chữa đề nghị, các cơ sở y tế bên cạnh việc thực hiện nghiêm chỉ đạo phòng kiểm soát lây nhiễm của Bộ Y tế, cần chọn ra đơn vị cơ sở khám chữa bệnh tập trung điều trị Covid-19 khi dịch bùng phát.

“Điều này sẽ giúp các địa phương vừa tiết kiệm nhân lực và các nguồn lực khác để ứng phó với dịch bệnh. Ngoài ra, cần tăng cường tập huấn hướng dẫn, kiểm tra giám sát các bệnh viện, đặc biệt những bệnh viện có nguy cơ cao như bệnh viện phổi, sản, nhi”, Ths Nguyễn Trọng Khoa nói.

Theo vị lãnh đạo, các địa phương cần kiên quyết tạm dừng hoạt động các bệnh viện không đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

Hải Phòng phê bình Giám đốc Sở Y tế vì chậm trễ trong việc phòng, chống dịch Covid-19

PGS TS Nguyễn Trường Sơn lưu ý với các Sở y tế, cần xây dựng các phương án ứng phó như trong trường hợp không có dịch, có ca lẻ tẻ, hoặc dịch lan rộng.

“Tuy nhiên chống dịch không được cực đoan, ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương”, đại diện Bộ Y tế lưu ý.

Về việc chuẩn bị xây dựng bệnh viện dã chiến, ông Sơn nhấn mạnh, các sở y tế nên chủ động đề xuất với địa phương, sẵn sàng nhân lực trang thiết bị, thuốc theo tinh thần 4 tại chỗ.

Đồng thời, các bệnh viện, lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo, cần thực hiện nghiêm công tác sàng lọc, phân loại bệnh nhân, giãn cách tại các bệnh viện. Ths. Nguyễn Trọng Khoa dẫn ví dụ, hiện có nhiều khu cấp cứu, việc bố trí “vùng đệm” chưa tốt. Cần phải cách ly tạm thời để khám và điều trị cho người bệnh cấp cứu trong khi chờ kết quả xét nghiệm Covid-19.

Thảo luận