- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Dịch Covid-19 bùng, nhiều người Việt vẫn chần chừ có nên tiêm Vaccine hay không?

© Ảnh : Thế Duyệt – TTXVNNhững mũi vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đầu tiên tại Thái Bình được dành cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch.
Những mũi vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đầu tiên tại Thái Bình được dành cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Về sự việc một nhân viên y tế ở An Giang tử vong sau tiêm vaccine COVID-19. Nhiều người Việt quá lo ngại về tỉ lệ phản ứng rất nhỏ mà bỏ qua một vũ khí lợi hại bảo vệ chúng ta trước bệnh COVID-19.

Trường hợp tử vong đầu tiên sau tiêm vaccine

Ngày 7/5 vừa qua, Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, theo BS. Từ Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Y tế An Giang, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận một trường hợp tử vong đầu tiên do sốc phản vệ sau tiêm chủng vaccine COVID-19 của AstraZeneca. Người tử vong là nữ nhân viên y tế 35 tuổi đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu. Mặc dù trước khi tiêm vaccine tại điểm tiêm ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu sáng 6/5, nữ nhân viên y tế này đã được khám sàng lọc và giải thích về các phản ứng sau tiêm.

Vắc xin AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận ca tử vong vì tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca

Cụ thể sau khi tiêm, bệnh nhân có phản ứng sốc và đã được Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu xử lý theo đúng phác đồ. Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu đã kết nối hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang và Bệnh viện Chợ Rẫy để kịp thời được tư vấn xử lý. Ngay sau đó bệnh nhân được chuyển về tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cử các chuyên gia hồi sức tích cực đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang để hỗ trợ cấp cứu.

Thế nhưng bệnh nhân đã tử vong ngày 7/5 và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã gọi điện chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình, người thân của nữ nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch y tế tỉnh An Giang.

Mặc dù theo kết luận của Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế An Giang, nguyên nhân dẫn đến tử vong là sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non steroid (giảm đau kháng viêm). Đây là trường hợp rất hiếm gặp trong thực tế tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, thông tin về trường hợp tử vong này vẫn khiến người Việt Nam hoang mang có nên tiêm vaccine AstraZeneca hay không, trong khi trên thế giới nhiều nước đã ngừng tiêm loại vaccine này.

Bất cứ vaccine nào cũng có phản ứng bất lợi

Trước hết, khoan nhắc về tính hiệu quả của các loại vaccine ngừa Covid-19 khác nhau, hãy thử làm một phép toán về thời gian bảo vệ của vaccine cho người sau tiêm. Mặc dù theo CNA, cho đến nay các chuyên gia vẫn đang tiến hành nghiên cứu để xem những người được tiêm chủng vaccine COVID-19 trong bao lâu sẽ mất đi khả năng bảo vệ. Về vấn đề này, Deborah Fuller - nhà nghiên cứu vaccine tại Đại học Washington, Mỹ - cho biết:

 Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên được tiêm vaccine phòng COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Kịp tiêm vaccine trước khi dịch Covid-19 bùng, Việt Nam may mắn hay có tính toán?

“Chúng ta phải nghiên cứu dân số đã được tiêm chủng và bắt đầu xem xét, tại thời điểm nào mọi người có thể có nguy cơ lây nhiễm trở lại?”.

Hãng Pfizer cho thấy vaccine COVID-19 hai liều của mình vẫn có hiệu quả cao trong ít nhất 6 tháng và có thể lâu hơn. Giám đốc điều hành của Pfizer - Albert Bourla - hôm 1.4 từng tuyên bố rằng mọi người "có khả năng" cần liều tăng cường thứ 3 trong vòng 12 tháng và thậm chí có thể phải tiêm định kỳ hàng năm. Hay vào tháng 1.2021, Moderna tuyên bố vaccine có khả năng miễn dịch sẽ kéo dài ít nhất một năm.

Tiến sĩ Kathleen Neuzil, một chuyên gia về vaccine tại Đại học Maryland, cho biết, mặc dù vaccine COVID-19 hiện tại có thể sẽ tồn tại ít nhất khoảng một năm, nhưng chúng có thể sẽ không bảo vệ suốt đời như vaccine phòng bệnh sởi. Đặc biệt, bối cảnh sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của các biến thể COVID-19 hiện nay cùng các loại đột biến khác có nguy cơ xuất hiện trong tương lai, sẽ dẫn đến nhu cầu tiêm phòng nhắc lại hàng năm giống vaccine cúm mùa.

Chính vì thế, bất kể là loại nào thì các vaccine COVID-19 cũng cần được cập nhật để nâng cao hiệu quả chống biến thể mới. Trên thực tế vào ngày 22.04, Singapore tuyên bố sẽ phải tiêm các đợt mới:

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiêm vaccine phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2021
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và 3 thứ trưởng Bộ Y tế tiêm vaccine AstraZeneca

“Các đợt tiêm chủng tiếp theo thậm chí ngay trong năm nay để có khả năng đối phó với các biến chủng virus mới''.

Cụ thể, nước này đang lên kế hoạch tiêm chủng một mũi vaccine tăng cường duy nhất cho các công nhân nhập cư đã từng mắc COVID-19. Đầu tháng 4, Mỹ cho biết đang chuẩn bị cho khả năng một mũi tiêm nhắc lại trong khoảng thời gian từ 9 đến 12 tháng đối với những người đã hoàn thành các liều tiêm vaccine COVID-19 ban đầu.

Điều đó có nghĩa là những người đã từng được tiêm vaccine ngừa Covid-19 vẫn có nguy cơ bị nhiễm lại và không chỉ vaccine ngừa Covid-19, mà tất cả các loại vaccine đều sẽ có những "sai số" hay phản ứng phụ tùy cơ địa người tiêm. TS, BS Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền bắc, Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - cho biết: Bất cứ vaccine nào, không nói riêng vaccine phòng COVID-19, đều có những tỉ lệ phản ứng bất lợi. Bác sĩ Thái nói:

"Điều này cũng đúng cho các loại thuốc, dược phẩm và thậm chí là thực phẩm. Tuy nhiên, nhưng phản ứng bất lợi này ở tỉ lệ rất thấp và nếu được theo dõi, xử lý kịp thời là sẽ ổn. Không nên vì quá lo ngại mà bỏ qua một vũ khí lợi hại bảo vệ chúng ta trước bệnh COVID-19".

Theo bác sĩ, cụ thể là phải tăng độ sẵn sàng trong công tác phòng chống phản vệ tại tất cả cơ sở tiêm chủng. Thậm chí, nếu cần phải chuẩn bị sẵn Adrenalin để khi sự cố xảy ra chỉ việc tiêm ngay thay vì mất công chuẩn bị thuốc chống sốc. Công tác tập huấn và giám sát kiểm tra cũng cần tăng cường để đảm bảo việc nhân viên y tế sẵn sàng trong mọi tình huống.

Việt Nam đang có chương trình tiêm chủng vaccine an toàn nhất

Vaccine của AstraZenecaVaccine AstraZeneca là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam. Reuters từng dẫn dữ liệu nghiên cứu mới nhất cho biết, vaccine của AstraZeneca-Oxford đạt hiệu quả 76% trong ngăn ngừa COVID-19 trong vòng từ 22 đến 90 ngày sau khi tiêm một liều duy nhất. Trước đó, dữ liệu tạm thời cho thấy, hiệu quả của vaccine này là 70,4%. So sánh với hiệu quả đạt tới 95% của loại vaccine hai liều từ Pfizer-BioNTech, vaccine của AstraZeneca có phần khiêm tốn hơn. Tuy nhiên, giới chức y tế toàn cầu đã lên tiếng bênh vực vaccine của AstraZeneca, cho rằng còn quá sớm để kết luận bất cứ điều gì và vaccine này sẽ góp phần đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Vaccine - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Nga sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cúm cho Việt Nam

Vaccine AstraZeneca đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp ở nhiều quốc gia, gần đây nhất, ngày 15.2, WHO cho biết đã đưa vaccine AstraZeneca vào danh sách sử dụng khẩn cấp trên toàn cầu, trở thành vaccine thứ 2 được phê duyệt sau Pfizer-BioNTech hồi tháng 12.2020. Vaccine COVID-19 của AstraZeneca được phát triển dựa trên công nghệ “vector virus”, theo đó một loại virus gây cảm cúm thông thường ở loài tinh tinh được làm cho suy yếu có tác dụng đưa ra các chỉ dẫn di truyền đến các tế bào con người, giúp chống lại virus SARS-CoV-2.

Về mặt giá cả, AstraZeneca cam kết, vaccine của hãng sẽ được bán không lợi nhuận với giá chỉ vài USD một liều. Điều kiện lưu trữ cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của vaccine AstraZeneca khi chỉ cần bảo quản bằng tủ lạnh thông thường. Với ưu điểm giá thành rẻ, dễ dàng bảo quản và vận chuyển, vaccine AstraZeneca được đánh giá tốt hơn về độ phù hợp với những quốc gia đang phát triển. Ngoài Việt Nam, vaccine của AstraZeneca-Oxford đã được một loạt nước ký thỏa thuận mua.

Đáng chú ý, vaccine COVID-19 của AstraZeneca cũng chiếm tỉ lệ lớn về liều lượng trong chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX, với hơn 330 triệu liều sẽ được triển khai cho các nước nghèo từ cuối tháng 2. Chính điều này sẽ loại bỏ tối ưu "chủ nghĩa vaccine" - điều mà xảy ra hậu quả tại Ấn Độ như hiện nay.

Vaccine không phải là "bùa hộ mệnh" toàn năng

Hiện nay, vẫn còn tâm lý e ngại những phản ứng phụ sau tiêm vaccine. Đặc biệt, sau sự việc nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vẫn mắc COVID-19 sau tiêm vaccine mũi đầu tiên. Chia sẻ về điều này, BS Thái cho hay, sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả phòng các thể của COVID-19 đạt mức 50-70% và hiệu quả này vẫn giữ ở mức như vậy chứ không giảm ngay trong vòng ba tháng sau tiêm liều 1. Ở liều thứ 2, với nhiều khoảng cách tiêm khác nhau được ghi nhận đã cho thấy, thời điểm tiêm tối ưu nhất ở khoảng cách 3 tháng sau mũi thứ nhất. Ở khoảng cách tiêm này, hiệu quả bảo vệ lên tới trên 80%. TS Thái nói:

COVID-19: BĐBP Cao Bằng phát hiện 53 người nhập cảnh trái phép - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2021
Bộ đội Biên phòng: Mỗi ngày có hơn 100 người xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới Việt – Trung

"Thực tế tiêm chủng nhiều năm qua ở Việt Nam cũng như thế giới đã cho thấy, rất nhiều trường hợp được ghi nhận bị nhiễm virus sau khi tiêm vaccine, nhất là khi mới chỉ tiêm một mũi vaccine. Do không thể bảo đảm phòng nhiễm virrus 100%, người được tiêm vẫn có thể nhiễm và là nguồn lây cho những người khác".

Vì thế, TS Thái nhấn mạnh, sau khi tiêm vaccine, kể cả mũi 1 hay đủ 2 mũi, người được tiêm vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Với COVID-19 hiện nay, đó là các biện pháp 5K của Bộ Y tế (đeo khẩu trang, thực hiện khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, khai báo y tế).

Tổng kết lại, để tạo được miễn dịch toàn cầu nói chung và toàn quốc nói riêng, mỗi quốc gia cần phải có sự tính toán về thời gian tiêm và chương trình tiêm chủng phù hợp. Hơn nữa, theo phát biểu gần đây nhất của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, quy trình tiêm chủng vaccine của Việt Nam hiện nay đạt an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến. Bộ trưởng khẳng định:

“Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh, đảm bảo an toàn tiêm chủng phải đặt lên hàng đầu, tiêm đến đâu chắc chắn đến đó. Chính vì thế, Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực, đặc biệt là điều trị để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý mọi tình huống xảy ra trong tiêm chủng”.

Theo ghi nhận đến nay có 16% phản ứng thông thường sau tiêm như đau tại chỗ, sốt nhẹ… Triệu chứng này hết sau 24h. Tỷ lên này thấp so với các nước trên thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала