"Chơi chèn ép": Lầu Năm Góc dự định thiết lập các căn cứ quân sự mới ở phía nam nước Nga

Những doanh trại, sân bay, trạm điều khiển UAV, kho đạn và nhiên liệu – trong khi rời khỏi Afghanistan, Mỹ có kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự ở các quốc gia láng giềng.
Sputnik

Theo The Wall Street Journal, Washington sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ diễn biến tại Afghanistan. Quân đội Mỹ có thể xuất hiện ở những nơi nào? Chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

Giành lại các vị trí

Trích dẫn những nguồn tin ẩn danh trong chính quyền Joe Biden, Wall Street Journal cho biết, Hoa Kỳ sẽ không bỏ mặc chính phủ Afghanistan. Lầu Năm Góc sẽ tiếp tục hỗ trợ Kabul và giám sát các hoạt động của Taliban và các nhóm cực đoan khác trong khu vực.

Al-Qaeda hứa sẽ tiếp tục hoạt động sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan

Ngoài ra, khoảng một nghìn nhân viên của đại sứ quán Mỹ vẫn ở lại thủ đô Kabul, do đó phải có các chuyên gia đảm bảo an toàn cho họ. Chinh bởi vậy Nhà Trắng đang cân nhắc các phương án triển khai căn cứ quân sự ở hai nước láng giềng Uzbekistan và Tajikistan.

Nguồn tin nói với WSJ: “Hai quốc gia này có đường biên giới dài với Afghanistan và có thể rất hữu ích cho Hoa Kỳ”.

Tuy nhiên, xung đột với Nga và Trung Quốc đang cản trở kế hoạch này của chính quyền Biden. Lầu Năm Góc đang cân nhắc tất cả những ưu và nhược điểm.

Gần đây, đặc phái viên Mỹ về Afghanistan Zalmay Khalilzad đã đến thăm Tashkent và Dushanbe để giám sát tình hình tại chỗ. Về mặt chính thức, các bên đã thảo luận về quá trình hòa giải ở Afghanistan. Nhưng, trò chuyện cũng đề cập đến các căn cứ quân sự.

Tờ báo viết: “Có được sự ủng hộ ở Trung Á, Hoa Kỳ sẽ lấy lại các vị trí của mình đã từng có trong những năm đầu của cuộc chiến tranh Afghanistan. Không quân đã tích cực sử dụng các căn cứ của Lầu Năm Góc ở Uzbekistan và Kyrgyzstan. Tuy nhiên, dưới sức ép của Nga và Trung Quốc, quân đội Mỹ buộc phải rời khỏi Uzbekistan vào năm 2005, và sau 10 năm nữa phải rời khỏi Kyrgyzstan. Điều này đã gây khó khăn cho công tác bảo đảm hậu cần quân sự trong khu vực".

Khách không mời

Ý định của Washington làm dấy lên lo ngại của Matxcơva. Các căn cứ quân sự ở Trung Á sẽ cho phép Hoa Kỳ tiến hành hoạt động tình báo ở khu vực miền nam nước Nga và ảnh hưởng đến chính sách của các nước láng giềng. Zbigniew Brzezinski đã từng nhấn mạnh rằng, cách hiệu quả nhất để "kiềm chế Nga" là tạo ra một chuỗi xung đột có kiểm soát ở biên giới. Ngoài ra, cả Tashkent và Dushanbe đều là đồng minh quan trọng của Matxcơva ở Trung Á, và Tajikistan là quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Điều 7 trong điều lệ của tổ chức này viết:

"Phá hủy mọi thứ": Lầu Năm Góc có ý định kiềm chế Nga như thế nào
"Các quốc gia thành viên thông qua quyết định về việc triển khai trên lãnh thổ của họ các nhóm quân (lực lượng), đối tượng của cơ sở hạ tầng quân sự của các quốc gia không phải là thành viên CSTO, sau khi tham vấn khẩn cấp (thỏa thuận) với các quốc gia thành viên khác".

Cho đến nay, Tajikistan chưa nộp đơn lên Hội đồng An ninh Tập thể để thảo luận về những vấn đề như vậy.

Vào ngày 8/5, Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon đã có cuộc gặp với Vladimir Putin tại Matxcơva. Ngày hôm sau, họ đã chứng kiến cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ. Hai nguyên thủ quốc gia đã thảo luận về tình hình Trung Á và tương lai của khu vực sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan.

Ông Putin nhắc nhớ rằng, căn cứ quân sự 201 của Nga đang hoạt động ở Tajikistan. Matxcơva đang làm việc để củng cố nó, củng cố lực lượng vũ trang của Tajikistan. Theo lời ông, hai nước có công việc chung trong lĩnh vực này, cả một chương trình được thiết kế trong vài năm và Nga sẽ làm mọi thứ để đảm bảo rằng nó được thực hiện một cách kịp thời. Tổng thống Emomali Rahmon chỉ ra rằng, Tajikistan có đường biên giới dài nhất với Afghanistan - hơn 1.300 km - và tình hình ở vùng lãnh thổ lân cận đang trở nên trầm trọng hơn. Ông cũng lưu ý đến việc tăng cường quan hệ với Nga trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh. Xét theo mọi việc, trong khi căn cứ quân sự 201 của Nga đang hoạt động ở Tajikistan, người Mỹ sẽ không được phép đến đây.

Hương vị Việt Nam: chiến dịch kéo dài 20 năm của Mỹ ở Afghanistan sắp kết thúc

Tình hình Uzbekistan hơi khác. Tashkent đã hai lần tham gia CSTO (từ ngày 15/5 năm 1992 đến ngày 2/4 năm 1999 và từ ngày 16/8 năm 2006 đến ngày 28/6 năm 2012), nhưng, bây giờ quốc gia này không có các nghĩa vụ ràng buộc hay có hiệu lực đối với Matxcơva.

Quân đội Mỹ đã từng đóng quân tại nước này. Theo thỏa thuận được ký kết vào tháng 10 năm 2001, Lầu Năm Góc đã thuê căn cứ không quân Karshi-Khanabad ở miền đông nam Uzbekistan. Một phi đội máy bay vận tải quân sự C-130, khoảng mười trực thăng Black Hawk và một nghìn rưỡi quân nhân đã được chuyển đến đó. Kể từ năm 2005, sau khi Uzbekistan quay trở lại CSTO, quân đội Nga đã sử dụng căn cứ không quân này. Ngày nay chỉ có lực lượng không quân Uzbekistan hiện diện tại đây. Và Tashkent không vội vàng thêm một lần nữa cho thuê căn cứ Karshi-Khanabad.

Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Uzbekistan cho biết:

"Chính sách an ninh của Uzbekistan dựa trên nguyên tắc không tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, không tham gia vào các xung đột quân sự ở nước ngoài. Các văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất cung cấp câu trả lời rõ ràng và ngắn gọn cho những câu hỏi này: chúng tôi sẽ không cho phép triển khai các căn cứ và cơ sở quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Uzbekistan. Nguyên tắc này được quy định trong Hiến pháp và trong khái niệm chính sách đối ngoại của đất nước chúng tôi".

Phương án dự phòng

Rõ ràng, cả Tajikistan và Uzbekistan đều không muốn để binh sĩ Mỹ hiện diện ở các nước này. Nhưng Lầu Năm Góc có một phương án dự phòng. Theo WSJ, nếu Tashkent và Dushanbe từ chối, Washington sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự tại các nước Ả Rập ở Vịnh Ba Tư.

Biden chỉ thị bắt đầu rút một phần quân đội khỏi Vịnh Ba Tư

Ngoài ra, nhóm tàu sân bay có thể thường xuyên hoạt động trong vùng biển gần bán đảo Ả Rập. Thời gian để đưa ra quyết định sắp hết - người Mỹ và các đồng minh NATO của họ phải rời khỏi Afghanistan trước ngày 11/9.

Xin nhắc lại: vào giữa tháng Tư, Tổng thống Joe Biden tuyên bố đã đến lúc kết thúc cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ. Ông nhấn mạnh, Mỹ sẽ không vội vàng rút quân. Ông cảnh báo Taliban rằng, Mỹ sẽ đáp trả cứng rắn nếu các tay súng cố gắng tấn công liên quân. Trong 20 năm, lực lượng liên quân do Washington dẫn đầu vẫn không thể đánh bại được Taliban. Mỹ cũng không thể đào tạo và trang bị đầy đủ cho Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan để lực lượng này tự mình chống lại những kẻ cực đoan.

Theo các chuyên gia, nếu Taliban lên nắm quyền, tình hình trong khu vực sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Có nguy cơ phe Hồi giáo sẽ không dừng lại ở đó và sẽ cố gắng lôi kéo các quốc gia láng giềng vào quỹ đạo ảnh hưởng, bao gồm các nước cộng hòa Trung Á – các đồng minh của Nga trong CSTO. Và nếu một quốc gia trong số đó bị khủng bố tấn công, Matxcơva sẽ phải can thiệp.

Thảo luận