Nhưng các giáo sư và người dẫn chuyên mục trên các phương tiện truyền thông hàng đầu nước Mỹ đều đồng ý với nhau về một điều - một cuộc nội chiến có thể bắt đầu ở Afghanistan, dẫn đến dòng người tị nạn. Và một vài chuyên gia thậm chí còn lo ngại nếu Taliban lên nắm quyền ở nước này, al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo IS (các nhóm khủng bố bị cấm ở Nga) một lần nữa mạnh lên, và trong một vài năm tới có thể là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ.
Washington bắt đầu chiến dịch quân sự ở Afghanistan vào năm 2001, sau vụ tấn công ngày 11 tháng Chín. Đây là hoạt động quân sự kéo dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và cướp đi sinh mạng của 2372 quân nhân Hoa Kỳ.
Hôm thứ Năm, Nhà Trắng xác nhận việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan đã bắt đầu, được lên kế hoạch hoàn thành trước ngày 11 tháng Chín. Hoa Kỳ ra lệnh rút về nước các quan chức của mình tại đại sứ quán ở Afghanistan, và những công dân Mỹ muốn rời khỏi đây cũng được khuyên nên làm như vậy càng sớm càng tốt.
Sai lầm hay sự lựa chọn khôn ngoan
Các chuyên gia về chính sách quốc tế Madiha Afzal và Michael O'Hanlon tại Viện Brookings cho rằng quyết định của Biden là một sai lầm nghiêm trọng. Họ cho rằng Taliban vẫn chưa cắt đứt quan hệ với al-Qaeda và không tham gia vào quá trình liên Afghanistan giải quyết tình hình.
Ngược lại, giáo sư quan hệ quốc tế Stephen Walt từ trường Harvard viết trong bài báo trên tạp chí Foreign Policy lại cho đây là một bước đi táo bạo và đúng đắn. Nguy cơ Afghanistan một lần nữa sẽ trở thành "thiên đường" cho những kẻ khủng bố đã được phóng đại lên rất nhiều, ông nói.
Vanda Felbab-Brown - chuyên gia Trung tâm An ninh, Chiến lược và Công nghệ trong Chương trình Chính trị Quốc tế tại Viện Brookings, chia sẻ ý kiến này. Theo bà, quyết định của Biden là "một lựa chọn chiến lược khôn ngoan đòi hỏi sự can đảm chính trị đáng kể." Đồng thời, bà lưu ý việc rời đi khỏi đó là "vô duyên".
Mang hương vị Việt Nam
Mỹ trong 20 năm đã không thể đánh bại Taliban, lực lượng có thể sớm trở thành lực lượng chính trị mạnh nhất ở Afghanistan, theo Felbab-Brown viết trong bài báo có tựa đề "Quyết định rút khỏi Afghanistan là sự đứng đắn”. Washington cũng thất bại trong việc giải quyết một vấn đề quan trọng khác của đất nước — "xuất hiện một tầng lớp chính trị tham nhũng, không thể kiểm soát, thay vì quản trị thì lại sa lầy vào các trò chơi phá hoại chính trị", bà nói thêm.
Để hiểu lý do của thất bại quân sự ở Afghanistan, cần phải nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam, theo Fareed Zakaria, nhà báo từ Washington Post. Và ông trích dẫn câu nói của Henry Kissinger, nói năm 1969 về Việt Nam: "Du kích sẽ thắng nếu họ không thua. Còn quân đội bình thường sẽ thua nếu không thể thắng".
Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1973, và 58318 người Mỹ thiệt mạng.
Giáo sư Walt cũng đề cập đến kinh nghiệm "Việt Nam". Ông lưu ý vào thời điểm đó cũng có những ý kiến "báo động", dự báo "hậu quả thảm khốc" xảy ra sau khi rút quân. Tuy nhiên, khi Mỹ rời đi thì "Bắc Việt Nam thống nhất đất nước, cộng sản Trung Quốc, cộng sản Việt Nam và cộng sản Campuchia ngay lập tức bắt đầu chiến tranh với nhau", ông nói thêm.
Giáo sư cũng gọi giữa việc rút quân khỏi Afghanistan và "thỏa thuận Munich" có một sự tương đồng khủng khiếp, khi Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhượng bộ lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler.
Mối đe dọa xảy ra nội chiến
Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia Mỹ đều thống nhất một điều: Afghanistan sẽ phải đối mặt với thời điểm khó khăn sắp tới. Theo ý kiến họ, một cuộc nội chiến có thể bắt đầu xảy ra trong nước, dẫn đến dòng người tị nạn ồ ạt.
Các chuyên gia cũng tin rằng khả năng phong trào Taliban cực đoan lên nắm quyền sẽ làm suy yếu các quyền và tự do chính trị, dân sự của công dân.
"Ở mức tối thiểu, Washington phải sẵn sàng cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người Afghanistan đã mạo hiểm mạng sống của mình trong hai thập kỷ qua khi cộng tác trực tiếp với liên minh do Mỹ dẫn đầu, và hiện có thể trở thành mục tiêu", theo bài báo do Richard Haas - giám đốc Hội đồng Đối ngoại, cựu Điều phối viên về tương lai của Afghanistan dưới thời cựu tổng thống George W. Bush và Giáo sư Kennedy Megan O'Sullivan của trường Harvard viết cho tờ Washington Post. Theo quan điểm của họ, Hoa Kỳ cũng nên lưu ý sự bất ổn ở Afghanistan có thể ảnh hưởng đến nước láng giềng Pakistan, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ngoài ra, al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo IS có thể phục hồi và trở thành mối đe dọa đối với Hoa Kỳ trong vòng 18-36 tháng sau khi rút quân, theo nhận định của các các chuyên gia.
“Có thể tiếp tục chơi với lửa. Tuy nhiên, Biden và các đồng minh phải tìm cách quay trở lại vấn đề này và duy trì sự hiện diện quân sự ở Afghanistan trong một thời gian, ngay cả khi thực hiện với các điều kiện khác nhau và dưới một cái tên khác. Nếu không, không chỉ người Afghanistan, mà cuối cùng, người Mỹ gần như chắc chắn sẽ phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng", theo nhận định của các chuyên gia Viện Brookings Mỹ Madiha Afzal và Michael O.Hanlon trong bài viết "Rút quân khỏi Afghanistan: Sai lầm của Biden khiến Mỹ rơi vào thế nguy hiểm"...
Giáo sư Walt không đồng ý với điều đó. Theo quan điểm của ông, Hoa Kỳ hiện là mục tiêu khó khăn hơn so với những kẻ khủng bố vào năm 2001.
“Nếu các nhóm khủng bố tỏ ra thiển cận để thiết lập lại căn cứ của chúng trên đất Afghanistan, Washington sẽ không chờ đợi để tấn công”, ông nói.
Theo Walt, đối với Hoa Kỳ thì đại dịch COVID-19, "chủ nghĩa cánh tả khủng bố trong nước cánh hữu" và các vụ xả súng hàng loạt trong nước hiện là mối đe dọa lớn hơn.