Bảo vệ nguyên Thiếu tá Công an Đồ Sơn tố cáo vụ làm sai lệch hồ sơ

Nguyên Thiếu tá Công an Trịnh Văn Khoa, người làm đơn tố cao lên thẳng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Thanh tra Bộ Công an hành vi làm sai lệch hồ sơ của một số cán bộ Công an quận Đồ Sơn, Hải Phòng vụ bắt 25 người ‘bay lắc’ ma túy, cần được bảo vệ.
Sputnik

Luật sư cho rằng, hành động dám đứng lên tố cáo sai phạm của cấp trên, đồng đội liên quan việc làm sai lệch hồ sơ vụ án tại Công an Đồ Sơn của nguyên Thiếu tá Trịnh Văn Khoa góp phần vào công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực của ngành Công an. 

Nguyên Thiếu tá tố cáo góc khuất lạnh người ở Công an Đồ Sơn: Tôi từng sợ bị trả thù

Vụ Công an Đồ Sơn: Nguyên Thiếu tá Trịnh Văn Khoa đã được bảo vệ

Hiện tại, cơ quan chức năng của thành phố Hải Phòng đã áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm đơn tố cáo đối với ông Trịnh Văn Khoa và gia đình.

Cụ thể, ngày 19/5, ông Trịnh Văn Khoa, nguyên Thiếu tá Công an quận Đồ Sơn xác nhận, bản thân và gia đình đã được cơ quan chức năng của thành phố Hải Phòng áp dụng một số biện pháp bảo vệ đối với người làm đơn tố cáo.

Ông Trịnh Văn Khoa chính là người làm đơn tố cáo, gửi thẳng lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Thanh tra Bộ Công an, liên quan đến hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án đối với một số cán bộ Công an quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng.

Quyết định bảo vệ người tố cáo đối với ông Trịnh Văn Khoa một lần nữa được dư luận đánh giá cao. Trước đó, Bộ Chính trị Việt Nam ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Về vụ việc của ông Trịnh Văn Khoa, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ Hải Phòng xác nhận với Thanh Niên cho biết, đã nắm được thông tin, nhưng khen thưởng ra sao thì còn phải đợi kết luận điều tra. 

Bảo vệ nguyên Thiếu tá Công an Đồ Sơn tố cáo vụ làm sai lệch hồ sơ
“Chúng tôi đã giao cho phòng chức năng theo dõi, nắm bắt. Về những ý kiến đề nghị khen thưởng ông Trịnh Văn Khoa thì cần đợi vụ án được làm rõ, có kết luận cuối cùng”, lãnh đạo Sở Nội vụ TP. Hải Phòng nhấn mạnh.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, thời gian qua, có 4 cán bộ Công an quận Đồ Sơn bị bắt, khởi tố để điều tra về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án liên quan đến sự việc sử dụng ma túy ở quán karaoke ở tổ dân phố Trung Nghĩa, phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng.

Ngày 11/5, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam đối với Trung tá Đinh Đình Việt, (sinh năm 1975), Đội trưởng Đội Hình sự, ông Đỗ Hữu Dũng (sinh năm 1992), Thượng úy, Phó Đội trưởng Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc. 

Ông Võ Văn Thưởng hứa ‘chống tham nhũng không vùng cấm’ khi tranh cử vào Quốc hội Việt Nam

Cũng liên quan tới tội danh làm sai lệch hồ sơ vụ án, một cán bộ Công an khác là Thượng úy Lê Viết Công (sinh năm 1992), công tác tại đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Đồ Sơn cũng bị khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Trước đó, hôm 20/1/2021, Cơ quan Điều tra của VKSND Tối cao đã tiến hành bắt giữ Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, Đội phó Đội điều tra tổng hợp Công an quận Đồ Sơn.

Trong một diễn biến có liên quan, ngày 17/5/2021, Đại tá Trần Tiến Quang, Trưởng Công an quận Đồ Sơn xin tạm nghỉ để đi chữa bệnh trong khi nhiều thuộc cấp của mình bị bắt để điều tra.

Góp phần chống tham nhũng trong ngành Công an

Theo Luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng Luật sư Trung Hoà (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) trao đổi với Dân Việt cho rằng, vụ việc vừa qua ở Đồ Sơn không phải là tiêu cực đầu tiên và cũng không phải là duy nhất.

Dù vậy, luật sư khẳng định, việc cựu Thiếu tá Khoa, người trong chính cơ quan đó, đứng ra tố cáo tiêu cực là rất hiếm có.

Ở đây, người tố cáo đã cho thấy tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng danh dự bản thân và của ngành mà mình công tác. Với hành vi trách nhiệm đó, ông Khoa hoàn toàn xứng đáng được tuyên dương. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục “đốt lò” thiêu tham nhũng: Ai vào tầm ngắm?

“Sự việc vừa qua cũng gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với dư luận quần chúng nhân dân, cũng như trong công tác thực thi pháp luật của cơ quan Nhà nước, nhất là trong quá trình tố tụng”, luật sư nhận xét.

Cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan an ninh điều tra công an cấp huyện là cơ quan có trách nhiệm thực hiện công tác điều tra đối với các hành vi có dấu hiệu của tội phạm, làm sáng tỏ tội phạm,… Đây là tiền đề để các cơ quan tố tụng khác có căn cứ xử lý theo thẩm quyền của mình.

Theo luật sư Tùng, hành động của cựu Thiếu tá Khoa làm là thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn của một người công an, một cán bộ trong cơ quan điều tra.

“Hành động này góp phần rất lớn trong công tác phòng chống tham nhũng, chống tiêu cực trong ngành Công an, tố giác hành vi có dấu hiệu của tội phạm, tố cáo các cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật”, luật sư Tùng nhận định.

Mục đích của nguyên Thiếu tá Khoa không phải để được khen thưởng

Cũng theo chuyên gia, người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng được khen thưởng về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật. Đây là quy định được nêu rõ ở Điều 67, Luật Phòng chống tham nhũng.

Trong khi đó, Điều 58 và 59 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP cũng quy định một cách chi tiết việc bảo vệ và khen thưởng người tố cáo tham nhũng. 

Tham nhũng - vấn đề nóng tại Họp báo bế mạc Đại hội Đảng XIII

Theo luật sư Tùng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ người tố cáo. Việc bảo vệ này được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

“Vì hiện tại anh Khoa đã xin ra khỏi ngành, không còn công tác trong ngành công an nên việc khen thưởng ở đây là khen thưởng công dân, người tố cáo trong công tác phát hiện, phòng ngừa chống tham nhũng”, luật sư cho biết.

Do đó, theo quy định, việc xem xét khen thưởng cho anh Khoa sẽ do UBND TP. Hải Phòng thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ quan phòng chống tham nhũng cấp Trung ương cũng có thể xem xét tặng bằng khen cho cựu Thiếu tá Khoa.

Hiện tại, không có quy định cụ thể về mức khen thưởng. Mức khen thưởng sẽ căn cứ trên quỹ khen thưởng, cũng như sau khi đánh giá mức đóng góp của người được khen thưởng.

Luật sư nhấn mạnh, bản chất của việc khen thưởng là để ghi nhận, tuyên dương hành vi, công sức của cá nhân trong việc đóng góp tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng, xử lý tội phạm.

“Khen thưởng thế nào là nhiều, ít hoặc mức cụ thể ra sao cá nhân tôi cho rằng không quan trọng vì mức tiền không đánh giá hết toàn bộ công lao của người được khen thưởng”, luật sư Tùng chia sẻ.

Theo ông, khi quyết định đưa vụ việc ra ánh sáng, mục đích của cựu Thiếu tá Khoa không phải vì để được khen thưởng mà là vì lương tâm, vì danh dự và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Trước đó, trao đổi với báo chí, nguyên Thiếu tá Công an Trịnh Văn Khoa khẳng định, không muốn làm hại ai, đấu đá với ai nhưng không thể chịu được cái sai của những người từng là đồng đội của mình.

“Khi làm đơn tố cáo rồi xin ra khỏi ngành, tôi đã đánh đổi nhiều thứ lắm. Thậm chí, nếu tôi rút đơn, sẽ được nhiều thứ khác vì có người dùng cả tiền bạc và tình cảm mua chuộc, nhưng lương tâm và trách nhiệm, tôi vẫn làm”, ông Trịnh Văn Khoa nhấn mạnh.
Thảo luận