Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục “đốt lò” thiêu tham nhũng: Ai vào tầm ngắm?

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Đăng ký
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đưa ra cam kết về việc Việt Nam quyết tâm “đốt lò” thiêu tham nhũng không ngừng nghỉ.

Đặt vấn đề “tiền nhiều, chết có mang theo được không?”, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ phải chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống. Danh dự mới là cái quý nhất.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu nhanh chóng đưa ra xét xử các đại án của Việt Nam như vụ Nhật Cường, vụ Sabeco, VN Pharma, dự án Gang thép Thái Nguyên và cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Ngày 18/3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tổ chức Cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyên Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục chống tham nhũng

Được biết, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Việt Nam họp lần này là để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 19 đến nay.

Tại cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, nêu rõ, từ sau Phiên họp thứ 19 (tháng 1/2021) của Ban Chỉ đạo đến nay, mặc dù trong bộn bề công việc phải tập trung cho công tác tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhưng công tác phòng, chống tham nhũng và hoạt động của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo tiếp tục được thúc đẩy và đã đạt được kết quả rất cụ thể, với nhiều chuyển biến tích cực đáng ghi nhận.

Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, điều này có được là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, những tháng đầu năm, các cơ quan tiến hành tố tụng đã kết thúc điều tra 6 vụ án, với 70 bị can.

Ngoài ra, nhà chức trách cũng đã ban hành cáo trạng truy tố 5 vụ án, với 45 bị can, xét xử sơ thẩm 4 vụ án, với 15 bị cáo, xét xử phúc thẩm 1 vụ án với 1 bị cáo. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng đồng thời mở rộng điều tra, đi sâu làm rõ bản chất hành vi chiếm đoạt, tham nhũng, khởi tố thêm nhiều bị can trong một số vụ án.

Trong số này, đặc biệt, Việt Nam đã hoàn thành xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án xây dựng Nhà máy Ethanol Phú Thọ và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, bị can Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch PVN bị TAND Hà Nội tuyên 11 năm tù, yêu cầu bồi thường 200 tỷ đồng. Trịnh Xuân Thanh bị tuyên 18 năm tù và bồi thường 143 tỷ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2020
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Khẩn trương xét xử sơ thẩm án trọng điểm về tham nhũng

Báo cáo nêu rõ, thời gian qua, Ban Chỉ đạo đã tích cực, khẩn trương điều tra, truy tố một số vụ án trọng điểm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, như: Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (Giai đoạn 1), Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, Tham ô tài sản, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).

Ngoài ra, các vụ án khác như vụ “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên, Vụ án “Buôn lậu, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị có liên quan cũng đang được đẩy nhanh làm rõ.

Bên cạnh đó, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập 22 đoàn kiểm tra, giám sát đối với các tồ chức đảng và đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề nổi cộm, bức xúc, mới phát sinh.

Báo cáo cho biết, Thanh tra Chính phủ hoàn thành việc thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai tại Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp và Tổng công ty Chè Việt Nam.

“Công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo tiếp tục có những chuyển biến tích cực”, báo cáo nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: ‘Làm vụ nào, tâm phục vụ đấy’

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao thường trực Ban Chỉ đạo có sự chuẩn bị báo cáo nghiêm túc, có trọng tâm.

Ông nhấn mạnh, phiên họp lần này không chỉ đánh giá kết quả làm được trong 2 tháng qua mà còn nhìn lại sự phối hợp của Ban Chỉ đạo. Đây là cơ quan liên ngành, là một cơ chế để có sự lãnh đạo thống nhất phối hợp hài hòa và đạt hiệu quả cao nhất trên lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (Ảnh tư liệu). - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2020
Chờ xem Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xử tham nhũng

Tổng Bí thư bày tỏ, mặc dù trong bộn bề công việc của 2 tháng qua nhưng công tác phòng chống tham nhũng vẫn được thực hiện rất mạnh không như mọi người lo lắng là sẽ chùng xuống khi tiến hành Đại hội Đảng XIII.

“Hai tháng vừa rồi thôi, các đồng chí cũng làm được rất nhiều việc, làm liên tục, không phải như trong nhân dân có tâm lý lo ngại sắp đến Đại hội có khi chùng xuống để làm công tác nhân sự, nhưng thực ra không phải”, Tổng Bí thư khẳng định.

Người đứng đầu Bộ Chính trị nhắc lại, dù khối lượng công việc lớn nhưng mà công tác phòng, chống tham nhũng hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng vẫn diễn ra bình thường.

“Thậm chí là còn hơn là bình thường, thu được kết quả rất cụ thể, cho công bố công khai đã làm có kết quả, đang làm và có phương hướng sắp tới”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cụ thể, kết quả này một lần nữa nói lên quyết tâm rất cao, nỗ lực lớn, chỉ đạo kiên quyết, chặt chẽ, phương pháp làm việc khoa học, sự phối hợp nhịp nhàng với bước đi bài bản, hợp lý, rõ đến đâu, làm đến đấy cũng như sự đồng tình, ủng hộ rất cao của các tầng lớp nhân dân cả trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài, sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa các cơ quan.

“Kết quả này có được là do đoàn kết, thống nhất rất cao trong Đảng, trong dân và đặc biệt là trong Ban Chỉ đạo. Trong cuộc họp có ý kiến khác nhau, tranh luận rất sôi nổi, nhưng đến khi đã có kết luận là vào cuộc làm quyết liệt. Đấy là kinh nghiệm, là nguyên nhân của những kết quả đã đạt được”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “làm vụ nào cũng tâm phục khẩu phục”, Tổng Bí thư biểu dương sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa các cơ quan, tất nhiên đây là vấn đề khó liên quan đến luật pháp, ý kiến các cơ quan nào cũng phải theo luật pháp của Việt Nam.

Tiếp tục “đốt lò”, chống tham nhũng không ngừng nghỉ

Về nhiệm vụ, công việc trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chsủ tịch nước đồng tình với các ý kiến của thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo về quyết tâm tiếp tục đấu tranh, phòng chống tham nhũng, không có vùng cấm, không dừng lại.

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục “đốt lò” thiêu tham nhũng: Ai vào tầm ngắm? - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp.
“Ban Chỉ đạo đã nói rất nhiều lần là tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, “không dừng”, “không nghỉ” ở tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực, càng khó, càng phải quyết tâm cao, phải phối hợp tốt hơn nữa”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

Người đứng đầu Nhà nước yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những khó khăn và tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử  một số vụ đã rõ, đã chín.

“Chúng ta phải kiên trì làm và làm triệt để, chứ không bỏ lửng, không phải làm tượng trưng là có xử, mà xử là phải triệt để và khâu thu hồi tài sản phải làm tốt hơn nữa, khâu giám định vẫn chậm. Nếu liên quan đến cơ chế, quy chế cách làm việc sắp tới, ta sửa cả những văn bản đó mình thấy cái này làm tiếp”, Tổng Bí thư nêu rõ.
Tổng Bí thư yêu cầu khẩn trương xử sơ thẩm 5 vụ án, ai vào tầm ngắm?

Thời gian tới, Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương tăng cường phối hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, theo đúng Kế hoạch đề ra.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2019
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: "Chống tham nhũng không dừng không nghỉ"

Cụ thể, đồng chí Nguyễn Phú Trọng lưu ý, cần đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, phấn đấu kết thúc điều tra 4 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 8 vụ án, xét xử sơ thẩm 11 vụ án, xét xử phúc thẩm 8 vụ án và kết thúc xác minh, xử lý 10 vụ việc theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Nhất là, khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm 5 vụ án lớn của Việt Nam.

Thứ nhất là vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công thương và một số đơn vị có liên quan. Trong vụ án này, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, bị can Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Công Thương có trách nhiệm liên đới.

Thứ hai là vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (cựu Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải được xác định có sai phạm tại dự án TISCO II này).

Thứ ba - Vụ án “Buôn lậu, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công tỵ Nhật Cường và một số đơn vị có liên quan (loạt lãnh đạo một số sở, ban, ngành của Hà Nội cùng với cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung được xác định có liên quan).

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục “đốt lò” thiêu tham nhũng: Ai vào tầm ngắm? - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp.

Thứ tư là vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (Giai đoạn 1) với loạt lãnh đạo VEC như Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Quang Hào và hơn 30 người khác.

Thứ năm là vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, Công ty VN Pharma và một số cơ quan, đơn vị có liên quan.

Cùng với đó, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đề xuất Ban Chỉ đạo kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 7 vụ án, 1 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, do đã kết thúc việc xử lý theo quy định của pháp luật, chuyển 7 vụ án 01 vụ việc cho Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc. Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất bổ sung một số vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chi đạo.

Tổng Bí thư: Tiền, chết có mang theo được không?

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, các cơ quan chức năng theo chức trách, nhiệm vụ của mình, phải làm quyết liệt hơn nữa, dù không có trong kế hoạch nhưng nếu tự phát hiện ra vẫn phải làm, trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Ban Chỉ đạo không làm thay hết tất cả, chỉ làm ví dụ một số vụ để làm gương, còn tất cả các cơ quan chức năng, các địa phương phải làm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2018
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu xử nghiêm án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng

Cũng trong phiên họp hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị 4 vấn đề cơ bản. Thứ nhất cần nghiên cứu, đề xuất, báo cáo với Bộ Chính trị cho phép bổ sung thêm chức năng phòng, chống tham nhũng bởi đã và đang làm cả vấn đề tiêu cực ở Việt Nam.

Ông yêu cầu làm rõ, nội hàm tiêu cực là gì, sẽ nghiên cứu kỹ, quy định thành quy chế để bảo đảm giữ gìn được phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ.

Nhấn mạnh danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ thêm cơ chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đó chính là chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Hai nội dung này liên quan với nhau.

“Nếu như danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất, tiền chết có mang theo không? Lợi ích kinh tế gắn liền với quyền lợi chính trị, với chức tước, với sự hư hỏng về đạo đức. Tôi cho cái này mới là cơ bản”,  Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, sau Đại hội cần sớm kiện toàn, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo sau Đại hội, đảm bảo đúng điều lệ Đảng đúng với pháp luật.

Ban Chỉ đạo không làm trái, không làm thay các cơ quan chức năng. Đây là cơ quan chỉ đạo, phối hợp hành động có đầy đủ vị thế uy tín, năng lực, trình độ và bản lĩnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2019
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp phòng, chống tham nhũng

Đặc biệt việc lựa chọn những cán bộ tham gia Ban chỉ đạo phải rất mẫu mực, phải rất gương mẫu mới có thể làm được. Bên cạnh đó cần có cơ chế thưởng phạt đối với tập thể, cá nhân làm tốt hoặc không tốt, phải có sự phối hợp phân công, kiểm tra, làm theo đúng chức trách phận sự.

“Đây là cơ quan chỉ đạo, phối hợp hành động, phải bao gồm các thành phần, có đầy đủ vị thế, uy tín, năng lực, trình độ và bản lĩnh. Đồng thời lựa chọn cán bộ vào Ban Chỉ đạo phải rất mẫu mực, gương mẫu thì mới làm được” Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị bộ phận thường trực tiếp thu các ý kiến của thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo bổ sung, hoàn thiện báo cáo, tin tưởng với những kết quả đạt được sẽ tạo thêm khí mới, niềm tin mới và quyết tâm cao hơn nữa trong toàn đảng, toàn dân để chúng ta tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian sắp tới.

“Cần phân định rõ, không giẫm chân sang việc của người khác, khi làm đồng lòng, nhất trí, quyết tâm cao, tất cả vì sự nghiệp chung, không nên cua cậy càng, cá cậy vây”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала