Bí thư Hà Nội: "Không có chuyện giãn cách, thành phố đang làm đúng và hiệu quả"

HÀ NỘI (Sputnik) - Trước dư luận xôn xao cho rằng Hà Nội sẽ thực hiện giãn cách toàn thành phố, Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng khẳng định lại không có chuyện đó và nêu nguyên nhân.
Sputnik

"Không giãn cách, phong tỏa một cách cực đoan"

Nguyên nhân đầu tiên mà ông Dũng nêu ra là tính tới thời điểm hiện nay các cơ quan chức năng của Hà Nội vẫn thực hiện rất tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Những khu vực có ca Covid-19 đều được tiến hành khoanh vùng, cách ly.

Tổng cục thuế, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao lần lượt có ca nhiễm Covid-19
Trước đó, ngày 10/5, tại cuộc làm việc của Thường trực Thành ủy với Ban Cán sự Đảng UBND TP và Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các cấp, ngành từ  thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thôn, tổ dân phố và kêu gọi các cán bộ, đảng viên, nhân dân tuyệt đối không lơ là, chủ quan, nhưng cũng không bi quan, lo lắng thái quá. Ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh:

“Thành phố không giãn cách, phong toả một cách cực đoan ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Có lúc có tin đồn phong toả thành phố, làm gì có việc đó, chúng ta bình tĩnh xử lý và những giải pháp TP đang làm là đúng và hiệu quả. Không bỏ lọt các F1, F2, F3”.

Đồng thời, Bí thư Thành ủy nêu cách làm sáng tạo của huyện Đông Anh khi khoanh vùng ổ dịch theo 3 lớp, từ đó vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa không ngăn sông cấm chợ, làm đảo lộn đời sống người dân và yêu cầu nhân rộng cách làm hiệu quả này. Lãnh đạo Thành ủy nhắc nhở các đơn vị cần huy động dồn lực chuẩn bị đầy đủ, không để chậm trễ các trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh như vật tư xét nghiệm, máy thở, quần áo bảo hộ. Siết chặt các quy trình khám chữa bệnh tại các bệnh viện, không để lây lan dịch bệnh...

Ông lưu ý, nơi nào để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình mắc bệnh Covid-19 do lỗi lơ là, chủ quan, không gương mẫu tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, không kiểm soát tốt, buông lỏng quản lý, thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm theo quy định.

TPHCM cùng lúc ứng phó 2 biến chủng lây lan nhanh

Trong khi tình hình dịch ở Hà Nội đang ở mức kiểm soát được thì tại TPHCM khá phức tạp khi chưa xác định nguồn lây của các ca nhiễm mới nhất. Tại cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM sáng 24/5, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh báo cáo chi tiết về quá trình truy vết 2 chuỗi lây nhiễm và một bé 18 tháng tuổi dương tính với Covid-19.

Sáng 24/05: thêm 56 ca Covid-19 và chùm dịch mới ở Times City

Có2 giả định về chuỗi lây nhiễm tại quận 3.Chuỗi lây nhiễm đầu tiên tại công ty ở quận 3 với hai bệnh nhân là BN4514 (ngụ TP Thủ Đức), BN4583 (ngụ quận 7). Kết quả giải mã bộ gene của virus cho thấy 2 bệnh nhân này có cùng một nguồn lây do biến chủng B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ). Với BN4514, ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm 5.957 trường hợp, qua đó phát hiện một ca dương tính là BN4583, còn lại âm tính.

Một trường hợp liên quan tới bệnh nhân ở quận 7, ngành y tế đã xét nghiệm 217 trường hợp, tất cả có kết quả âm tính. Qua điều tra dịch tễ, BN4514 từng đến Hải Phòng từ 24/4 đến 3/5. Bên cạnh đó, chủng lây nhiễm của hai bệnh nhân này cũng khá phổ biến tại Hải Phòng.

Chuỗi lây nhiễm thứ hai tại một quán bánh canh ở quận 3 gồm các bệnh nhân: BN4780, BN4781, BN4782. Tổng số mẫu xét nghiệm là 1.958 trường hợp, hiện 90 người còn đang chờ kết quả.

Chiều 23/5, thành phố vừa phát hiện thêm một ca mới là cháu bé 18 tháng tuổi, đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM. Trường hợp này là F1, cháu ngoại của bệnh nhân 4780 (ngụ đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3). Theo ông Bỉnh, cháu bé này và mẹ ở quận Tân Bình, đến thăm bà ngoại (BN4780) ngày 15/5 và 18/5. Lần xét nghiệm thứ nhất, trường hợp này âm tính với SARS-CoV-2 nhưng sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính chiều 23/5, ở lần lấy mẫu thứ 2.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, TP đang cùng lúc ứng phó với hai chủng lây nhiễm là chủng Ấn Độ và chủng Anh từ 5 bệnh nhân nhiễm Covid-19 vừa qua.

Do đó, ông yêu cầu TP Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện nghiêm các chỉ đạo trong phòng, chống Covid-19; thường xuyên tiến hành hậu kiểm các lĩnh vực mà TP đã có quyết định tạm dừng hoạt động; trong đó, ngoài vận động phải tiến hành xử phạt trực tiếp (phát hiện khi kiểm tra) và phạt nguội qua camera.

Khách Trung Quốc "hồn nhiên" đi hát karaoke tại TPHCM trong thời gian cấm

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thông tin thêm, trong số 2.221 ca đã được phát hiện đến nay, 66,3% là từ các khu công nghiệp. Do đó, ông đề nghị ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất nghiên cứu, điều chỉnh giờ làm việc của quy trình sản xuất theo hướng giãn cách buổi sáng và tan ca buổi chiều để giảm mật độ người tụ tập cùng thời điểm.

Đối với các cơ quan Nhà nước, ông yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu ho, sốt, khó thở nên ở nhà, không đến cơ quan. Từ ngày 25/5, khách đến cơ quan, công sở liên hệ công tác bắt buộc phải khai báo y tế. Mỗi cơ quan, đơn vị nên có một tổ Covid-19 cộng đồng để kiểm soát.

Trước đó vào ngày 21/5, UBND TP.HCM đã yêu cầu không phục vụ quá 20 khách trong nhà hàng. Người đứng đầu chính quyền thành phố yêu cầu tạm dừng các hoạt động, sự kiện tập trung trên 30 người trong một phòng, người dân không tụ tập quá 20 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện và phải đảm bảo giãn cách tối thiểu 2 m.

Thảo luận