Việt Nam vừa làm được điều kỳ diệu

Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, S&P và Fitch nâng triển vọng lên “Tích cực”.
Sputnik

Chuyên gia kinh tế cho rằng, nhờ khả năng chống chịu tốt của nền kinh tế, cùng những chính sách chống Covid-19 quyết liệt, đảm bảo mục tiêu kép – vừa kiểm soát chiến thắng dịch bệnh, vừa hồi phục mạnh mẽ kinh tế, Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thành công của mình trong năm 2021 này.

Việt Nam là quốc gia duy nhất được 3 tổ chức nâng hạng tín nhiệm lên Tích cực

Việt Nam vừa làm được “một điều kỳ diệu”, lập thêm một kỳ tích mới bất chấp ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, khi là quốc gia duy nhất được đồng loạt ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đánh giá cao, nâng triển vọng lên mức “Tích cực”.

Cụ thể, theo Bộ Tài chính Việt Nam, ngày 21/5, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s Global Ratings (“S&P”) thông báo về việc giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nâng triển vọng từ Ổn định lên Tích cực.

“Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên Tích cực”, Bộ Tài chính tự hào khẳng định.

Theo Bộ Tài chính Việt Nam, cơ sở tổ chức S&P đưa ra quyết định giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia và điều chỉnh tăng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên Tích cực là sự ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng và cải cách liên tục trong khâu hoạch định chính sách trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục gây tác động đến kinh tế-xã hội.

Chưa từng có tiền lệ: Moody’s nâng triển vọng kinh tế và tín nhiệm quốc gia Việt Nam

Đồng thời, tổ chức S&P đánh giá rằng tiếp theo mức tăng trưởng GDP năm 2020 thuộc nhóm cao nhất trên toàn cầu, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt để phục hồi vững chắc trong vòng một đến hai năm tiếp theo nhờ vào các giải pháp hiệu quả cao của chính phủ để kiềm chế dịch trong nước.

“Việt Nam có vị thế điểm đến hàng đầu trong Đông Nam Á về thu hút FDI, xuất khẩu tăng trưởng ổn định, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và vị thế đối ngoại vững chắc”, theo S&P.

Thêm vào đó, S&P cũng ghi nhận kết quả tài khóa, nợ công tiếp tục giữ vững tính hiệu quả và linh hoạt, góp phần hỗ trợ kiểm soát đại dịch.

Bộ Tài chính dẫn phân tích của tổ chức này cho thấy, bất ổn từ đại dịch kéo theo bất ổn xã hội, suy thoái kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong năm 2020, đã có 124 lượt hạ bậc và 133 lượt hạ triển vọng trên toàn thế giới.

Còn tính đến ngày 21/5, đã có 16 quốc gia bị hạ bậc trên toàn thế giới từ kết quả đánh giá của ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn toàn cầu là Moody’s, S&P và Fitch.

Từ khi đại dịch bùng phát đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng đồng loạt nâng triển vọng lên Tích cực.

Việt Nam tiếp tục theo đuổi các mục tiêu kinh tế bất chấp Covid-19

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, với kết quả này, một lần nữa khẳng định sự đánh giá cao của các tổ chức xếp hạng đối với thành công của Chính phủ Việt Nam.

Bộ Tài chính Việt Nam: Quyết định của Moody’s là không xác đáng

Đặc biệt là trong việc quyết tâm cao, điều hành quyết liệt để thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.

“Đây cũng là sự nỗ lực của Bộ Tài chính và các bộ, ngành dưới sự chỉ đạo quyết liệt, nhất quán của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc nâng cao hệ số tín nhiệm của quốc gia”, Bộ Tài chính khẳng định.

Cũng trong thông cáo phát đi, Bộ Tài chính tái khẳng định quan điểm của Chính phủ là, trong năm 2021 và các năm tiếp theo, mặc dù khó khăn, thách thức là không nhỏ, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế.

Cùng với đó, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế song song với nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 để tiếp tục tạo nền tảng vững chắc thực hiện các mục tiêu trung, dài hạn của đất nước và nâng cao vị thế tín nhiệm quốc gia.

“Trong thời gian tới, Bộ Tài chính khẳng định sẽ cùng các cơ quan Chính phủ tiếp tục tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng như tổ chức quốc tế khác để truyền tải thông điệp về quyết tâm, nỗ lực phát triển kinh tế, ổn định xã hội và cải thiện hồ sơ tín dụng của Việt Nam”, Bộ Tài chính nêu rõ.

Lý do Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thành công năm 2021

Mặc cho những biến động phức tạp của đại dịch Covid-19 cả trong và ngoài nước, Việt Nam vấn đang khiến cách chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - tài chính quốc tế hết sức ngạc nhiên và khâm phục về khả năng hồi phục của mình.

Trong số các yếu tố làm nên thành công của Việt Nam cho đến ngày hôm nay, có bao gồm cả quá trình tích luỹ các bộ đệm tài khoá, kinh tế đối ngoại, tài chính và một loạt các cải cách hành chính của Chính phủ.

Moody’s xem xét hạ bậc tín nhiệm Việt Nam: Bộ Tài chính lên tiếng

Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, nếu có thể duy trì và đẩy mạnh cong cuộc cải cách, Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thành công của mình trong năm 2021.

Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam, GS.TS Andreas Stoffers đánh giá, trong những tháng đầu của năm 2021, các tín hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam là rất rõ ràng.

Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020 (số liệu từ Ngân hàng Thế giới). Trong lĩnh vực bán lẻ, vốn FDI cũng tăng so với cùng kỳ 2020.

Cũng chính Giáo sư Andreas Stoffersi hơn 1 năm trước (tháng 3/2020) từng dự báo Việt Nam sẽ trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng mà Covid-19 mang lại.

“Vào thời điểm đó, đây là một dự đoán khá can đảm. Nhưng điều đó trở thành sự thật đối với Việt Nam trong năm giông bão của cuộc khủng hoảng toàn cầu 2020”, - Giáo sư Andreas Stoffersi bày tỏ.

Theo ông Stoffersi, mục tiêu của Việt Nam không nằm ở chỗ “phục hồi hình chữ V” như nhiều quốc gia khác hy vọng. Đối với Việt Nam, mục tiêu phục hồi là hình “căn bậc hai (√)”. Điều này có nghĩa là, Việt Nam không chỉ mong muốn hồi phục lại mức trước khủng hoảng mà còn vượt qua một cách rõ rệt để tiếp tục phát triển.

Trong khi đó, chuyên gia Era Dabla-Norris và Yuanyan Sophia Zhang, Vụ Châu Á - Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cho rằng khả năng chống chịu tốt của nền kinh tế và các biện pháp kiểm soát dịch quyết liệt, Việt Nam đã vượt qua cơn khủng hoảng của Covid-19 trong năm 2020.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn còn dư địa đáng kể để gia tăng năng suất và cải thiện khả năng chống chịu của nền kinh tế.

“Tái định vị” vị thế của Việt Nam hậu Covid-19

Khối nghiên cứu Kinh tế Ngân hàng HSBC dự báo Việt Nam sẽ quay lại quỹ đạo tăng trưởng khi kinh tế thế giới mới chỉ bắt đầu thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đại dịch do coronavirus gây ra, nhất là nếu tận dụng thật tốt lợi thế về FDI.

“Khi thế giới bắt đầu hồi phục từ đại dịch, tương lai của Việt Nam càng tươi sáng hơn. Chúng tôi dự đoán vốn FDI vào Việt Nam sẽ trở lại mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp Việt Nam quay trở lại quỹ đạo kinh tế với mức tăng trưởng GDP hàng năm vào khoảng 6,6%”, Tổng Giám đốc HSBC tại Việt Nam Tim Evans khẳng định.

Chuyên gia này còn hết lời khen ngợi Việt Nam ở nhiều góc độ, theo đó, trong khi Việt Nam đã sở hữu một thương hiệu quốc tế rất tốt nếu xét từ góc độ là điểm đến của FDI, thì cách thức Việt Nam kiểm soát Covid-19 đã giúp nâng cao hơn nữa thương hiệu của đất nước.

Dự báo IMF: GDP Việt Nam năm 2020 vượt Singapore và Thái Lan
Chưa hết, đồng tiền ổn định, dự trữ ngoại tệ mạnh, 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), tình hình lạm phát được kiểm soát và trên hết là lực lượng lao động trẻ, chăm chỉ và có tinh thần kinh doanh là những thế mạnh không nhỏ của Việt Nam.

Tổng Giám đốc của Ngân hàng HSBC tại Việt Nam cũng thông tin, cùng với sự thành công của Samsung và Intel tại Việt Nam, một số “ông lớn” công nghệ như Google và LG cũng đang chuyển hướng chuỗi cung ứng của mình sang Việt Nam.

“Với việc kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19, các chính sách ưu đãi dành cho FDI và nhu cầu cao đối với các sản phẩm công nghệ trong trạng thái bình thường mới trên toàn cầu, Việt Nam, với tư cách là cơ sở sản xuất mới của những gã khổng lồ công nghệ, sẽ ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn hơn bao giờ hết đối với các nhà đầu tư”, chuyên gia Tim Evans nhấn mạnh.

Trong khi đó, các chuyên gia của IMF đã cũng đưa ra 3 nhóm giải pháp chính với mong muốn Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ hơn nữa nền kinh tế và tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong một thế giới hậu đại dịch.

IMF khuyến nghị, trong các chính sách ngắn hạn, Việt Nam nên nỗ lực duy trì bền vững việc làm, song song đó tái phân bổ nguồn lực nền kinh tế. Đề làm được điều này, cần có các biện pháp trợ cấp tuyển dụng và các chính sách hỗ trợ chủ động cho thị trường lao động, từ đó khuyến khích đào tạo nghề. Cần mở rộng vĩnh viễn mạng lưới an sinh xã hội và cả thiện hiệu quả mạng lưới này.

Trong thời gian tới, nên có chính sách nhằm làm giảm tình trạng lao động phi chính thức bằng cách cải thiện kỹ năng lao động, giảm chi phí tuyển dụng/sa thải đối với lao động chính thức, cũng như khuyến khích chính thức hoá các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức.

Việt Nam mong muốn IMF giúp thống kê khu vực 'kinh tế ngầm'
Theo các chuyên gia IMF, việc Chính phủ ban hành các chính sách tiền tệ, tài khoá và khu vực tài chính đã giúp giảm thiểu nguy cơ phá sản doanh nghiệp và sa thải lao động hàng loạt.

IMF cho rằng, các chính sách này nên tập trung vào những doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản song vẫn có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh cho đến khi sự phục hồi được đảm bảo hơn.

Việc tiếp tục giám sát chặt chẽ và nhanh chóng, kịp thời nhằm xử lý các khoản vay có vấn đề sẽ giúp khắc phục các rủi ro hệ thống tài chính.

Về phần mình, Giáo sư Andreas Stoffersi cho rằng, có 3 yếu tố quan trọng để Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế trong năm 2021. Thứ nhất là tự do hóa thương mại và các Hiệp định Thương mại tự do. Thứ hai là chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, khôn khéo. Thứ ba là Luật Đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư.

Theo GS. Stoffersi, nếu đảm bảo làm tốt 3 vấn đề nêu trên, Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục chặng đường thành công của nền kinh tế năm 2021.

Vị chuyên gia trước đó cũng nhận định rằng, để “tái định vị” Việt Nam trên trường quốc tế trong giai đoạn sau khủng hoảng Covid-19, rất cần những chính sách thương mại tự do và thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài. Đây là những yếu tố rất quan trọng cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Thảo luận