Virus lần này lây lan nhanh, rất mạnh, Bộ trưởng Y tế Việt Nam kêu gọi 'phải bình tĩnh'

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, chủng virus SARS-CoV-2 lần này có tốc độ lây lan nhanh, rất mạnh, rất rộng, đặc biệt, biến chủng virus mọc chỉ sau hai ngày nuôi cấy.
Sputnik

Vaccine “made in Vietnam” Nanocovax chuẩn bị được thử nghiệm giai đoạn ba, cần khoảng trên 13.000 tình nguyện viên. Vaccine Việt Nam sinh miễn dịch ở 100% người tiêm, có khả năng chống lại biến chủng SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi.

Bộ trưởng Y tế: Biến chủng virus mọc chỉ sau 2 ngày nuôi cấy

Chiều 25/5, Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn với bộ phận công tác đặc biệt và Sở Y tế Bắc Giang.

Đáng chú ý, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, trong ngày hôm nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận thêm 375 ca dương tính với SARS-CoV-2.

Phát hiện hơn 300 công nhân ở Bắc Giang dương tính Covid-19, Bộ Y tế họp khẩn

Phát biểu tại cuộc họp, GS.TS Nguyễn Thanh Long yêu cầu “tất cả phải bình tĩnh”.

“Chúng ta phải bình tĩnh. Thứ nhất, chủng lần này lây rất nhanh. Điểm thứ hai là chủng này có khả năng nhân lên và phát tán mầm bệnh rất rộng”, Bộ trưởng nói.

Ông Long cho hay, theo GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trong phòng thí nghiệm, bình thường các chủng khác phải sau 3-4 ngày nuôi cấy mới mọc virus. Tuy nhiên, biến chủng mới có hiện tượng này sau 2 ngày.

“Vì vậy, về vấn đề lâm sàng, virus sẽ phát tán rất nhanh, khác với các chủng trước đây, nếu làm chậm là muộn”, Bộ trưởng Y tế nhận định.

Theo Bộ trưởng, các bệnh nhân mắc Covid-19 trong đợt bùng phát dịch ở Bắc Giang chủ yếu là tại khu công nghiệp, nơi có mật độ người đông.

Virus lần này lây lan nhanh, rất mạnh, Bộ trưởng Y tế Việt Nam kêu gọi 'phải bình tĩnh'

Lấy ví dụ, tại Công ty Hosiden, cứ nửa mét là có một người, điều kiện môi trường khép kín, công nhân viên sử dụng nhà vệ sinh chung. Đặc biệt, khu nhà ăn vẫn tập trung hàng chục nghìn người dù đã có chỉ đạo, hướng dẫn.

“Đối với việc lây nhiễm trong công ty này, trường hợp F1 chuyển thành F0 lên tới 55%”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

Ngoài nhà máy, các khu lưu trú và xe chở công nhân đi làm cũng có nguy cơ lây nhiễm, càng khiến tình hình rất phức tạp.

“Mật độ công nhân ở các ổ dịch quá đông, môi trường khép kín, nhà ăn tập thể, khu vệ dùng chung. Hàng chục nghìn người sinh hoạt như thế thì nguy cơ rất lớn, thực tế đã chứng minh điều này”, ông Long lo lắng.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, số lượng người dương tính vừa được công bố là kết quả ghi nhận sau 3 ngày làm xét nghiệm tổng lực với số lượng mẫu rất lớn.

Theo người đứng đầu Bộ Y tế, tình hình dịch tại khu vực này tiếp tục phức tạp và ghi nhận nhiều ca mắc hơn. Tuy nhiên, có một điểm tạm thời yên tâm là tất cả trường hợp đã nằm trong khu phong tỏa, là công nhân các khu công nghiệp, nên sự lây nhiễm cộng đồng có thể có nhưng chưa phải vấn đề lớn.

Ưu tiên lớn nhất là dập được ổ dịch Bắc Giang

Theo Bộ phận thường trực Bộ Y tế tại Bắc Giang, các biện pháp phòng, chống dịch đang được triển khai đúng hướng, quyết liệt, tuy nhiên, số ca bệnh vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Trưa 25/5: Thêm 100 ca mắc COVID-19, Bắc Giang vượt mốc 1.000 ca

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải dồn lực, tập trung vào việc phòng chống dịch tại các khu công nghiệp.

Tuy vậy, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, thách thức rất lớn sắp tới là số ca bệnh sẽ tiếp tục tăng lên và chưa có dấu hiệu giảm. Trước mắt, ưu tiên lớn nhất là dập được ổ dịch tại Bắc Giang, không để lây ra địa phương khác.

“Nếu không làm được thì chúng ta thất bại và sẽ lây ra các tỉnh, thành phố khác thì rất nguy hiểm. Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã liên tục có chỉ đạo, nhắc nhở rất sát với thực tiễn trong phòng chống dịch”, Bộ trưởng Y tế khẳng định.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc truy vết, cách ly, không bỏ sót F1.

Theo người đứng đầu Bộ Y tế, đây cũng là lý do vì sao phải đưa ra kịch bản 3.000 ca nhiễm, tới đây sẽ sẽ tiếp tục cập nhật nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Bỏ sót 1 trường hợp cũng gây hậu quả khôn lường

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nêu một số giải pháp cụ thể, đầu tiên, trên toàn địa bàn, bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế cùng tỉnh đánh giá lại tất cả nguy cơ của tất cả các huyện, không riêng 4 huyện đang cách ly theo chỉ đị 16.

Cả nước 57 ca nhiễm Covid-19, Hà Nội tạm dừng các cơ sở dịch vụ ăn, uống từ 12h ngày 25/5

Đối với các khu vực khác, nếu có vấn đề gì thì mạnh dạn giãn cách xã hội chỉ thị 16 hoặc 16++.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhắc lại, việc này thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh quyết định.

Vấn đề tứ hai, đối với tất cả những trường hợp có ổ dịch tại cộng đồng, thực hiện đúng nguyên tắc truy vết, cách ly, dập dịch, điều trị nhưng phải truy vết triệt để, không được để sót trường hợp F1.

 “Chỉ cần bỏ sót một trường hợp cũng gây hậu quả khôn lường sau đó”, Bộ trưởng Long lưu ý.

Giải pháp thứ ba, các khu vực có nhiều công nhân như My Điền, Núi Hiểu, Trung Đồng… phải đóng băng lại, áp dụng thiết chế cách ly tập trung toàn bộ khu vực này và mở rộng các khu vực khác nếu có đông công nhân và yếu tố nguy cơ.

Ông Long nhấn mạnh, phải coi cả vùng đó là khu cách ly tập trung thì mới khống chế, kiểm soát được dịch. Theo đó, tất cả những trường hợp vi phạm phải xử lý nghiêm, nhà nào ở nhà đó, phòng nào ở phòng đó, có giám sát chặt và nếu ra ngoài là vi phạm.

“Phải coi cả vùng đó là địa bàn cách ly tập trung nếu không sẽ rất nguy hiểm. Phải làm thế mới khống chế và kiểm soát được dịch”, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu.

Thứ tư, hiện tỉnh Bắc Giang có các tổ Covid-19 cộng đồng rồi, giờ phải tổ chức lại, giám sát lại, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng.

“Đã áp chỉ thị 16 thì phải nghiêm, không thể thể bên ngoài 16 nhưng bên trong lại 15 thì rất nguy hiểm”, Bộ trưởng nói.
Tổng lực chi viện cho Bắc Giang

Vừa qua, nhằm hỗ trợ Bắc Giang chống dịch, Bộ Y tế đã cử các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, từng tham gia xử lý nhiều đợt dịch lớn từ Đà Nẵng, Hải Dương, Vĩnh Phúc đến hỗ trợ địa phương.

“Đợt dịch trước lây theo chuỗi nhưng lần này ngoài lây qua chuỗi, virus còn lây qua không khí trong không gian hẹp, môi trường kín, nên nguy cơ lây không chỉ trong vòng 2 m. Tinh thần chung là làm 'sạch' công nhân, từng bước bằng xét nghiệm, nếu không sẽ rất khó dừng chuỗi lây nhiễm này”, ông Nguyễn Thanh Long nói.

Theo Bộ trưởng, “thà chấp nhận nhầm còn hơn bỏ sót”, cần đảm bảo việc giám sát sàng lọc được thực hiện thường xuyên. Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế cần họp với UBND tỉnh để sử dụng xét nghiệm nhanh với toàn bộ 50.000 người có yếu tố nguy cơ rất cao, theo tần suất 3 ngày/lần.

Thêm 44 ca nhiễm Covid-19, Bắc Giang chiếm hơn 1 nửa

Nếu kết quả xét nghiệm nhanh cho âm tính, cơ quan y tế cần thực hiện lại bằng phương pháp rRT-PCR để đánh giá lại mẫu âm tính 7 ngày sau đó.

“Trong tuần này phải sàng lọc ít nhất 50.000 mẫu. Trận Đà Nẵng, chúng ta đánh nhanh 1 thì trận này phải nhanh 10 mới thắng được”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, sắp tới đây, Bộ sẽ cử nhân viên y tế từ nhiều bệnh viện tuyến trung ương về hỗ trợ về công tác hồi sức, điều trị cho tỉnh. Bộ Y tế cũng đề nghị Bắc Giang nhanh chóng thành lập bệnh viện dã chiến.

Về phần mình, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ vật tư, máy móc trang thiết bị cho Bắc Giang chống dịch.

Cụ thể, về vấn đề điều trị, Bộ Y tế hỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP.HCM chi viện các kíp hồi sức tích cực và chiều mai có mặt ở Bắc Giang, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - những nơi có các đơn vị hồi sức tích cực mạnh hỗ trợ cho Bắc Giang điều trị bệnh nhân Covid-19, đặc biệt các bệnh nhân nặng.

Đồng thời, trong điều kiện cần thiết, Bộ Y tế sẽ thành lâp kho dã chiến tiền phương, hỗ trợ trang thiết bị, vật tư tối đa với Bắc Giang. Tuy nhiên, Bắc Giang cũng cần chuẩn bị kịch bản trong tình huống gia tăng ca mắc cao hơn so với kịch bản hiện tại.

Bộ trưởng kêu gọi các địa phương, đơn vị trên cả nước hướng về tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh, trợ giúp cho hai địa phương này, đặc biệt là Bắc Giang.

Virus lần này lây lan nhanh, rất mạnh, Bộ trưởng Y tế Việt Nam kêu gọi 'phải bình tĩnh'

Kể từ ngày 27/4 đến nay, Bắc Giang là địa phương ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 cao nhất cả nước với 1.156 người. Đáng lưu ý, con số này vẫn tiếp tục tăng lên từng ngày.

Chiều 25/5, Bộ phận công tác đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh tiếp tục ghi nhận thêm 375 ca mắc mới.

Thêm 30 ca mắc Covid-19, Chủ tịch Bắc Giang lên tiếng

Quy trình xét nghiệm tổng lực quy mô lớn đang được triển khai tại tất cả khu công nghiệp, nhà máy và nơi lưu trú của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua.

Tất cả công nhân dương tính được ghi nhận đều đang lưu trú tại khu vực giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và đều nằm trong sự kiểm soát của ngành y tế và cơ quan chức năng chống dịch.

GS.TS Nguyễn Thanh Long nhắc lại, việc khống chế dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh thành công có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến chống dịch lần này.

“Ngành y dồn tổng lực hỗ trợ tối đa Bắc Giang ở nức cao hơn so với đợt dịch tại Đà Nẵng”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh và yêu cầu ngay ngày mai, Bắc Giang phải bắt tay vào thực hiện xét nghiệm diện rộng.
Xem xét cho một số nhà máy ở Bắc Giang hoạt động trở lại

Chiều 25/5, tổ kiểm tra, giám sát thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế đã làm việc với Ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Giang để nắm bắt tình hình đồng thời tư vấn thêm cho tỉnh về vấn đề cho phép một số doanh nghiệp hoạt động trở lại, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất.

Bộ trưởng Y tế lên đường đến Bắc Giang dập dịch Covid-19, nhiều tỉnh thành bắt đầu giãn cách

Theo Bộ Y tế, Đoàn đã phối hợp với Tổ kiểm tra của tỉnh đi kiểm tra công tác chuẩn bị tái hoạt động của Công ty TNHH Công nghệ chính xác Fuyu (KCN Quang Châu), chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như bản mạch, thiết bị wifi, 4G cho các hãng công nghệ lớn.

Tại buổi làm việc, phía doanh nghiệp cho biết, thời gian vừa qua việc ngừng sản xuất đã khiến hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng khá nhiều, và gần 5.000 công nhân cũng đang phải nghỉ việc.

Theo đánh giá, đây là một trong những nhà máy lớn và đã sơ bộ đạt được một số quy định nghiêm ngặt của trong Bảng chấm điểm Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại nơi làm việc và khu ký túc xá cho người lao động.

Lãnh đạo Công ty Fuyu thông tin cho hay, doanh nghiệp dự định sẽ tái sản xuất với khoảng 1.380 công nhân, chia làm 2 ca. Khi được phép tổ chức lại sản xuất sẽ cho toàn bộ công nhân ở các khu ký túc xã của công ty, và vận chuyển khép kín bằng xe của công ty. Đồng thời cũng hợp đồng cung cấp suất ăn từ một doanh nghiệp khác.

Virus lần này lây lan nhanh, rất mạnh, Bộ trưởng Y tế Việt Nam kêu gọi 'phải bình tĩnh'

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp Bộ Y tế yêu cầu công ty cần hoàn thiện một số điểm như: cung cấp danh sách cụ thể của công nhân và số lượng mỗi ca, chỉ được lựa chọn những công nhân đã nằm ngoài các khu cách ly tập trung, hoặc công nhân ở những điểm không có dịch, đã được xét nghiệm Covid-19 vào làm việc.

Đoàn của Bộ Y tế cũng đã giải đáp các thắc mắc của lãnh đạo DN về các tiêu chuẩn sử dụng lao động cũng như một số các vấn đề về nơi ăn, ở, sinh hoạt, xe đưa đón công nhân viên.

Theo Phó trưởng phòng Tài nguyên Môi trường Ban Quản lý các khu công nghiệp Trần Mạnh Xâm báo cáo cho thấy, hiện có 6 doanh nghiệp tại địa phương mong muốn hoạt động trở lại và đang được các đoàn kiểm tra đánh giá.

“Công tác sát hạch được tỉnh tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ. Đoàn công tác Bộ Y tế trong phối hợp đã chỉ ra nhiều thiếu sót, để chấn chỉnh, khắc phục”, ông Xâm nói.

Số ca mắc Covid-19 tăng mạnh, Bộ Y tế họp khẩn với tỉnh Bắc Giang
Tổ kiểm tra của Bộ Y tế đã đề nghị doanh nghiệp phải bố trí khu vực cách ly F1 sẵn sàng tại khu vực phía ngoài, đồng thời xây dựng kịch bản khi phát hiện công nhân dương tính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đề ra những quy định xử phạt nghiêm khắc, có cán bộ y tế có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề đúng quy định.

Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp, đại diện tổ kiểm tra, giám sát thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế nhấn mạnh, việc giám sát là rất cần thiết để đảm bảo thực chất công tác phòng chống dịch của doanh nghiệp.

Qua đợt đánh giá để có báo cáo với tỉnh xem xét cho các doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất.

“Qua đợt kiểm tra, tôi nhận thấy các công ty cũng rất hoan nghênh công tác này. Bởi vừa giúp doanh nghiệp kiện toàn công tác phòng chống dịch, giúp doanh nghiệp sớm trở lại hoạt động trở lại trong điều kiện an toàn nhất, cũng chính là bảo vệ cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Văn Sơn cho biết.
Vaccine của Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 3

Hội đồng Đạo đức Y tế đã họp và thông qua quyết định triển khai giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng Nanocovax của Việt Nam với số lượng dự kiến là khoảng 13.000 tình nguyện viên.

Theo đó, giai đoạn ba sẽ tiến hành ở nhiều trung tâm lớn ở Việt Nam như Học viện Quân y và Hưng Yên ở miền bắc, Viện Pasteur TP.HCM và Long An ở miền nam. Theo Bộ Y tế, hiện có 800 tình nguyện viên đã đăng ký sẽ được tiêm trước, sau đó tiếp tục tuyển thêm tình nguyện viên.

Vaccine Covid-19 của Việt Nam rất an toàn

Đơn vị nghiên cứu và thử nghiệm Nanocovax dự kiến khởi động thử nghiệm từ tuần sau. Nếu thuận lợi, thử nghiệm giai đoạn ba có thể hoàn tất vào cuối tháng 9. Thuận lợi hơn nữa, Việt Nam có thể tự sản xuất vaccine Covid-19 đầu tiên ngay trong năm nay.

Như chúng tôi đã thông tin, vaccine Nanocovax do Công ty Nanogen sản xuất đã hoàn thành các liều tiêm của giai đoạn thử nghiệm lâm sàng một và hai. Ba mức liều tiêm gồm 25, 50 và 75 mcg đều sinh miễn dịch tốt, hiệu quả ngang nhau.

Theo đơn vị nghiên cứu, khả năng kháng coronvirus ở nhóm liều 25 mcg cao nhất, trên 90%, các nhóm liều 50 và 75mcg thấp hơn, nhưng cũng là không đáng kể. Theo nguyên tắc, Hội đồng Đạo đức lựa chọn liều 25 mcg vào thử nghiệm giai đoạn ba.

Đại diện nhóm nghiên cứu cũng cho biết hiện đang đánh giá giữa kỳ của vaccine Nanocovax khả quan.

Vacine “made in Vietnam” này sinh miễn dịch ở 100% tình nguyện viên, tác dụng với biến thể SARS-CoV-2 nguồn gốc Anh và Nam Phi. Lượng kháng thể ở một số tình nguyện viên tăng đến hơn 60 lần khi tiêm liều hai, so với sau khi tiêm liều một. Điều này là tín hiệu rất tích cực đối với Việt Nam.

Thảo luận