Thêm 288.000 liều vắc xin vừa về, Thủ tướng ưu tiên tiêm cho công nhân trong khu công nghiệp

HÀ NỘI (Sputnik) - Lô vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca thứ tư với số lượng 288.000 liều đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất đêm khuya ngày 25/5. Hiện đang được bảo quản lạnh và sẽ thông quan vào sáng nay- 26/5.
Sputnik

Lô vắc xin AstraZeneca thứ tư về tới Việt Nam

Vào lúc 22h giờ ngày 25/05, thêm 288.000 liêu vắc xin đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất và là lô vắc xin thứ 2 do Bộ Y tế đặt mua thông qua VNVC và lô vắc xin AstraZeneca thứ tư về tới Việt Nam.

Phòng thương mại Mỹ kêu gọi Việt Nam rút ngắn hạn cách ly, cho tư nhân mua vaccine

Tính đến nay đã có 4 lô vắc xin AstraZeneca về tới Việt Nam với tổng gần 2,9 triệu liều. Lô đầu tiên gồm 117.600 liều về ngày 24/2, lô thứ 2 của Covax về ngày 1/4 với 811.200 liều, lô thứ 3 của Covax về ngày 16/5 với 1,682 triệu liều và lô mới nhất 288.000 liều. Việt Nam chính thức triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 từ ngày 8/3.

Như vậy, đến 16 giờ ngày 25/5/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP với 1.034.072 liều cho các đối tượng là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.

Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 28.503 người.

Làm sao để có đủ 150 triệu liều vắc xin cho người Việt?

Trong thông báo kết luận tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ ra nguy cơ cao về dịch bệnh và quán triệt, chỉ đạo hàng loạt giải pháp chống dịch mạnh mẽ hơn.

Việt Nam sẽ thành lập cổng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19

Theo người đứng đầu Chính phủ, dịch bệnh tới đây dự báo tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, khó kiểm soát, nhất là tại các khu công nghiệp, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là tại trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Với những diễn biến mới, Thủ tướng cho rằng các giải pháp cần có sự điều chỉnh nhanh chóng, phù hợp, hiệu quả, và “phải bình tĩnh, sáng suốt, bản lĩnh, linh hoạt, sáng tạo để xử lý”.

Quán triệt việc tiêm vaccine phải có kế hoạch, lộ trình bài bản, khoa học, hiệu quả, Thủ tướng lưu ý ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp. Thủ tướng yêu cầu và đề nghị rà soát để điều chỉnh, bổ sung danh mục đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine cho phù hợp với tình hình thực tế, chú ý cơ sở sản xuất lớn, khu dịch vụ có đông công nhân, người lao động:

“Tuyệt đối không để lãng phí nguồn vaccine có được”.

Đồng thời, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, Thủ tướng một lần nữa nhắc lại nguyên tắc phân cấp, cụ thể hóa, cá thể hóa trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Thủ tướng nhấn mạnh:

“Chủ trương nhất quán của Chính phủ là cần phải khẩn trương, thực hiện các giải pháp phù hợp để có đủ vaccine sớm nhất có thể để tiêm phòng cho nhân dân trên diện rộng”.

Để thực hiện mục tiêu này, ông giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm toàn diện về việc mua vaccine phòng dịch; đẩy nhanh hơn nữa việc tiếp cận, đàm phán nhanh chóng mua các loại vaccine từ nhiều nguồn khác nhau, bảo đảm có vaccine sớm nhất, nhiều nhất có thể. Thủ tướng chỉ đạo:

Quỹ vaccine của Việt Nam sẽ hoạt động ra sao, ngân sách như thế nào?

“Phải có lộ trình, kế hoạch cho từng tháng, quý còn lại của năm 2021 và thời gian tiếp theo thật cụ thể, chi tiết trong từng khâu, từng công đoạn giao nhận, vận chuyển, bảo quản... kể cả về các yếu tố tài chính, kinh phí cho cả quy trình”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực tìm kiếm, đàm phán với các tập đoàn, công ty để sớm tiếp cận được các nguồn vắc xin. Đến nay, Bộ Y tế đã đàm phán thành công với AstraZeneca, với Pfizer/BioNTech, với COVAX Facility - một cơ chế chia sẻ vắc xin cho toàn cầu. Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm vắc xin phòng COVID-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.

Như vậy, cho đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 110 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Trong số này có 38,9 triệu liều vắc xin từ chương trình Covax, 30 triệu liều từ AstraZeneca thông qua Công ty VNVC, 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech.

Tuy nhiên nhiệm vụ của Bộ Y tế từ nay đến cuối năm là làm sao có đủ 150 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ.

Việt Nam đề nghị Úc cho ưu tiên tiếp cận nguồn vắc-xin AstraZeneca

Đề nghị được đưa ra trong cuộc điện đàm của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Thủ tướng Úc Scott Morrison vào chiều 25/5.Bộ Ngoại giao cho biết, Thủ tướng Morrison đánh giá cao những kết quả của Việt Nam trong thời gian qua về ứng phó đại dịch COVID-19; phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại; khẳng định coi trọng thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược và mong muốn nâng cấp lên thành Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Úc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn và khẳng định sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Morrison để đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Úc ngày càng đi vào hiệu quả, chiều sâu và thực chất; đề nghị Úc tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật và mở cửa thị trường hơn nữa cho một số nông sản và thủy sản Việt Nam; khuyến khích các doanh nghiệp lớn của Úc tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Thêm 288.000 liều vắc xin vừa về, Thủ tướng ưu tiên tiêm cho công nhân trong khu công nghiệp

Đáng chú ý,  Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Úc đã cam kết viện trợ cho Việt Nam 40 triệu AUD để tiếp cận vắc-xin COVID-19 và khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với Úc để triển khai hiệu quả khoản viện trợ này, đồng thời đề nghị Úc ưu tiên cho Việt Nam tiếp cận trong thời gian sớm nhất nguồn vắc-xin AstraZeneca sản xuất tại Úc.

Hai Thủ tướng nhất trí cần đặt ra mục tiêu cao hơn trong việc phấn đấu tăng đầu tư, thương mại hai chiều, hướng tới phục hồi bền vững sau đại dịch, sớm hoàn tất và ký kết Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, triển khai hiệu quả “Chương trình đối tác đổi mới Việt Nam – Úc giai đoạn 2022-2025”. Hai Thủ tướng cũng nhất trí tăng cường hợp tác tại các cơ chế, diễn đàn khu vực và quốc tế.

Thảo luận