Tại sao Hiệp ước "Bầu trời Mở" "chết yểu” nếu không có Nga và Hoa Kỳ tham gia?

Nếu không có Nga và Mỹ, Hiệp ước "Bầu trời Mở", cho phép thực hiện các chuyến bay quan sát của các nước thành viên trên lãnh thổ của nhau, sẽ bị «chết yểu”. Konstantin Gavrilov  - Trưởng phái đoàn Nga phát biểu điều này tại cuộc hội đàm ở Vienna về an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí.
Sputnik

Theo Gavrilov, một thỏa thuận mà không có sự tham gia của Moskva và Washington là việc "không khả thi."

Điện Kremlin bình luận về quyết định của Mỹ

Điện Kremlin lấy làm tiếc việc Hoa Kỳ cuối cùng đã quyết định rút khỏi Hiệp ước «Bầu trời Mở».

Bộ Ngoại giao Nga chỉ ra những ai chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của Hiệp ước Bầu trời Mở
"Hiệp ước vẫn còn đó. Tất nhiên nếu không có sự tham gia của Hoa Kỳ và Nga, nó sẽ mất khả năng tồn tại", Dmitry Peskov - thư ký báo chí của Tổng thống Nga nói với các phóng viên. Trước đó, Washington nói họ chắc chắn rời khỏi Hiệp ước, và một lần nữa nhắc đến "sự vi phạm của Nga".

Bộ Ngoại giao Nga gọi những tuyên bố này là vô căn cứ và việc đổ vỡ thỏa thuận là một dấu hiệu xấu.

Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước "Bầu trời Mở"

Ngày 28 tháng 5, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận việc rút  khỏi Hiệp ước "Bầu trời Mở". Họ nói Hoa Kỳ không có ý định quay trở lại hiệp ước, "vì Moskva đã không thể thực hiện bất kỳ hành động nào để trở lại tuân thủ hiệp ước". Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov gọi quyết định này là một sai lầm.

Hiệp ước "Bầu trời Mở" được ký kết vào năm 1992. Thỏa thuận cho phép các quốc gia thành viên thực hiện các chuyến bay quan sát trên lãnh thổ của nhau để giám sát các hoạt động quân sự và tuân thủ các hiệp ước kiểm soát vũ khí hiện có. Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước "Bầu trời Mở" vào cuối tháng 11 năm 2020, và vào ngày 15 tháng 1 năm 2021, Nga bắt đầu các thủ tục trong nước để rút khỏi hiệp ước.

Đọc thêm:

Thảo luận