Doanh nghiệp của Đức thấy những khó khăn, thuận lợi nào khi đầu tư vào Việt Nam?

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo ông Daniel Müller - chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực ASEAN của OAV, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 có thể xấp xỉ mức trung bình những năm trước đại dịch COVID-19.
Sputnik

Kinh tế Việt Nam vẫn đầy tiềm năng khi đi qua đại dịch

Trải qua 6 tháng đầu năm 2021 với việc dịch Covid-19 trở lại hết sức phức tạp, tình hình kinh tế Việt Nam liệu có tiếp tục đầy tiềm năng tương lai hay không? Nhận định về vấn đề này, ông Daniel Müller - chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực ASEAN của Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại châu Á-Thái Bình Dương (OAV) đã đưa ra một vài quan điểm của mình.

Tổng bí thư chia sẻ về "kiểu kinh tế thị trường mới" của Việt Nam hiện nay

Chuyên gia người Đức cho rằng sau sự suy giảm tăng trưởng năm 2020 xuống còn 2,9% do đại dịch COVID-19 (mức suy giảm tương đối thấp so với kinh tế toàn cầu), cho đến nay có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi rất tích cực và năng động. Điều này được thể hiện rõ trong quý 1/2021, đặc biệt là hoạt động ngoại thương, lĩnh vực vốn hết sức quan trọng đối với kinh tế Việt Nam.

So với cùng kỳ năm 2020, giá trị hàng hóa xuất khẩu quý 1/2021 đã tăng 22% và giá trị nhập khẩu tăng 26,3%. Trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại của Việt Nam đạt 206,5 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm qua, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, theo chuyên gia Daniel Müller, trong quý 2, xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước khó đạt mức tương tự quý 1. Ông khẳng định:

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao hơn mức của thế giới và tiếp tục dẫn đầu

"Điều này trước hết là do làn sóng dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại tại Việt Nam mang đến những thách thức lớn cho quá trình phục hồi. Số lượng các trường hợp mắc bệnh mới gia tăng những ngày qua có thể dẫn đến việc mở cửa biên giới trở lại bị trì hoãn, điều này sẽ làm chậm sự phục hồi của ngành du lịch, gây tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế nói chung".

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ làn sóng bùng phát dịch do loại biến thể mới của virus Covid-19 sẽ gây ra mức độ tác động thế nào tới Việt Nam, nhưng theo chuyên gia Daniel Müller, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 có thể xấp xỉ mức trung bình những năm trước đại dịch. Trong trung hạn, chuyên gia Daniel Müller khẳng định lĩnh vực công nghiệp vẫn tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam. Chuyên gia nói:

"Nếu tiếp tục mở rộng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số hóa nền kinh tế, Việt Nam có cơ hội tốt để tham gia nhiều hơn vào các chuỗi cung ứng quốc tế, ví dụ trong các ngành điện tử, máy tính và ôtô".

Đức ý định đầu tư vào Việt Nam như thế nào?

Chuyện gia người Đức cũng có lời khuyên Chính phủ Việt Nam nên điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và các doanh nghiệp phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế hơn nữa. Qua đó, thay vì phụ thuộc nhiều vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, cơ chế thị trường nên đóng vai trò lớn hơn. Bởi đây là điều cần thiết, nhất là để đảm bảo cơ chế hợp tác đối tác công tư (PPP) đạt hiệu quả.

Việt Nam nên xây dựng một kế hoạch phát triển chiến lược, trong đó có sự kết nối tốt với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.  Về mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Đức trong nửa đầu năm 2021, chuyên gia Daniel Müller cho rằng Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) đóng vai trò quan trọng, là cơ hội tốt để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp hai nước.

Tháng 1/2021 vừa qua, Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại châu Á-Thái Bình Dương đã phối hợp với Bộ Kinh tế Đức và Bộ Công thương Việt Nam thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt-Đức (JEC). Trên cơ sở đó, JEC sẽ thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận, trong đó một nội dung quan trọng là tiến độ thực hiện hiệp định EVFTA.

Bầu cử Việt Nam chứng minh tình đoàn kết của cường quốc kinh tế mới nổi châu Á

Về những đánh giá của các nhà đầu tư Đức đối với thị trường Việt Nam, chuyên gia Daniel Müller cho rằng cùng với Ấn Độ, Việt Nam tiếp tục được các doanh nghiệp Đức coi là thị trường tiềm năng thú vị nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này có thể thấy qua nhu cầu đặc biệt cao về thông tin kinh tế của Việt Nam và qua việc các sự kiện liên quan đến Việt Nam do OAV tổ chức nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp Đức.

Định hướng của các doanh nghiệp Đức về việc mở rộng hoạt động tại các nước châu Á ngoài Trung Quốc ngày càng tăng. Một trong những quốc gia được lợi từ xu hướng này chính là Việt Nam.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Việt Nam đã tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tại đây. Mục tiêu của các công ty này là tăng mạnh số lượng và cải thiện chất lượng sản phẩm, chẳng hạn như thông qua đầu tư mạnh cho quy trình số hóa. Các khoản đầu tư trực tiếp của Đức vào Việt Nam ngày càng tăng, do đó cần có các quy định hiệu quả về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp về đầu tư.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên việc phê chuẩn EVIPA tại các nước thành viên EU nhiều lần bị trì hoãn. Do đó, hiện chưa thể dự đoán chính xác khi nào EVIPA sẽ được Quốc hội Đức và quốc hội các thành viên EU khác phê chuẩn. Chuyên gia Daniel Müller cho rằng tình hình nội bộ và những cân nhắc chính trị trong ngắn hạn của các nước EU cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong vấn đề này.

Thảo luận