Tin vui: Việt Nam gấp rút hoàn tất thử nghiệm Nanocovax, không lo thiếu vaccine

Cập nhật diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam ngày 2/6/2021. Chiều tối nay, cả nước ghi nhận 138 ca dương tính với coronvirus mới, trong đó có 128 ca bệnh lây nhiễm trong nước. Cả ngày Việt Nam phát hiện 241 bệnh nhân mắc nCoV mới.
Sputnik

Hôm nay, Việt Nam cũng ghi nhận thêm trường hợp bệnh nhân Covid-19 thứ 49 tử vong. Bệnh nhân 5463- người phụ nữ 37 tuổi, con gái chủ quán bánh canh O Thanh, Quận 3, TP.HCM.

Việt Nam đang gấp rút hoàn tất thử nghiệm vaccine Covid-19 Nanocovax để cấp phép tiêm cho dân. Vaccine “Made in Vietnam” chính thức bước vào giai đoạn 3 thử nghiệm với số lượng rất đông tình nguyện viên tham gia.

Bộ Tài chính cũng vừa báo tin vui, Việt Nam có đủ nguồn lực để mua vaccine cho dân với số lượng khoảng 75 triệu người, chi phí dự kiến vào khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng.

Việt Nam ghi nhận 241 ca Covid-19 mới

Theo bản tin tối ngày 2/6 của Bộ Y tế, chiều tối nay có thêm 138 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 10 trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay, 128 ca lây nhiễm trong nước ở 5 tỉnh, thành phố, trong đó Bắc Giang vẫn là địa phương có diễn biến dịch nghiêm trọng.

Thêm 53 ca nhiễm Covid-19, riêng Bắc Giang chiếm 48 ca

Tính cả ngày 2/6, Việt Nam ghi nhận 241 ca Covid-19 mới, số ca từ 27/4 đến nay là 44724, tổng số ca nhiễm của cả nước lên thành 7813 bệnh nhân.

Cụ thể, theo Bộ Y tế, 128 ca lây nhiễm trong nước hôm nay, Bắc Giang có 74 trường hợp, TP.HCM 31, Bắc Ninh 16, Hà Nội 6 và Hải Dương 1.

Tại Bắc Giang: 74 ca bệnh mới đều được phát hiện trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân các khu công nghiệp.

Tại TP.HCM ghi nhận 29 người nhiễm coronavirus liên quan ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Hai người còn lại là F1 và đã được cách ly từ trước.

Ở Bắc Ninh: 11 ca liên quan ổ dịch khu công nghiệp Khắc Niệm, 3 người liên quan ổ dịch Thuận Thành, một trường hợp từ khu công nghiệp Quang Châu. Một người còn lại đang được điều tra dịch tễ.

Hà Nội có 6 bệnh nhân mới đều là F1 và đã được cách ly. Ở Hải Dương, trường hợp mắc Covid-19 là nam, 68 tuổi, trú tại TP Hải Dương và đang được điều tra dịch tễ.

Tin vui: Việt Nam gấp rút hoàn tất thử nghiệm Nanocovax, không lo thiếu vaccine

Ngoài ra, tối nay, Bộ Y tế cũng thông tin về 10 ca mắc Covid-19 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Kiên Giang 8 người và TP.HCM 2 người.

Việt Nam đã điều trị khỏi cho 3085/7813 bệnh nhân Covid-19, có tất cả 49 trường hợp tử vong.

Bộ Y tế thông tin về bệnh nhân Covid-19 thứ 49 tử vong

Trong ngày 2/6, Bộ Y tế đã thông tin chính thức về ca tử vong số 49 là bệnh nhân 5463, nữ, 37 tuổi, con gái chủ quán bánh canh O Thanh, Quận 3, TP.HCM.

Cụ thể, theo Bộ Y tế, đây là trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 ở TP.HCM tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay.

Việt Nam muốn xây nhà máy sản xuất vaccine Covid-19

Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo ca tử vong số 49 cho biết, bệnh nhân 5463 có tiểu sử bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối, đang điều trị thẩm phân phúc mạc mỗi 6 giờ tại nhà, suy tim, tăng huyết áp.

Ngày 25/5/2021, bệnh nhân được xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 có kết quả dương tính. Bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh với chẩn đoán: Viêm phổi cấp do SARS-CoV-2, ARDS /suy tim, tăng huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối, phải lọc thận định kỳ nhiều năm nay.

Tiểu Ban Điều trị nêu rõ, Bệnh nhân được bệnh viện cấp cứu điều trị tích cực bằng thở máy qua nội khí quản, lọc máu liên tục, kháng sinh, kháng nấm theo kháng sinh đồ, kháng virus, chống đông, truyền máu và chế phẩm máu.

Tuy nhiên diễn biến xấu dần, tình trạng suy hô hấp tăng dần, bệnh nền nặng suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Nữ bệnh nhân 37 tuổi đã tử vong sáng 2/6.

Kết luận từ cơ quan y tế Việt Nam khẳng định, chẩn đoán tử vong là do biến chứng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân suy tim, tăng huyết áp, suy thận mạn tính giai đoạn cuối, liên quan Covid-19.

Việt Nam gấp rút hoàn tất thử nghiệm Nanocovax

Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học (Học viện Quân y) Chử Văn Mến cho biết, giai đoạn 3 thử nghiệm vaccine Nanocovax của Việt Nam sẽ được thực hiện trong tháng 6 năm nay 2021.

Vietnam Airlines chủ động "đón đầu xu thế" trong mùa dịch Covid-19

Học viện Quân y sẽ tiêm thử nghiệm cho 13 ngàn tình nguyện viên, hoàn tất trong 1 tuần. Hội đồng đạo đức Bộ Y tế sẽ đề nghị Chính phủ họp để cấp phép tiêm vaccine Nanocovax cho người dân nếu dịch bùng phát trong nước.

Theo PGS. Chử Văn Mến, liều tiêm trong giai đoạn 3 là 1 liều duy nhất 25 microgam. Số người tham gia thử nghiệm và số mẫu được tăng lên để đánh giá thêm về tính an toàn và tính sinh miễn dịch với nhóm liều 25 microgam.

Cũng theo ông Mến, đến nay đường link đăng ký trực tuyến tiêm vaccine Nanocovax mới mở được 3 ngày nhưng đã có gần 1700 người đăng ký tiêm là những người trong học viện Quân Y.

Bên cạnh đó, nhiều người đang làm việc tại các công ty tư nhân cũng đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine. Thậm chí có công ty đăng ký tiêm cho cả công ty (300 tới 500 người). Điểm đáng nói, đây là những công ty bình thường, không liên quan tới y dược.

“Số người đăng ký tiêm thử nghiệm đông như vậy là nhờ kết quả giai đoạn 2 khá tốt và an toàn nên người dân đều có niềm tin vào vaccine này”, PGS.TS Chử Văn Mến nêu rõ.

Theo ông, kết quả giai đoạn 2 cho thấy, hiệu quả của vaccine và tính an toàn về cơ bản được đánh giá tốt. Các nhà khoa học của Viện vẫn đang triển khai lần thăm khám thứ 6 cho các tình nguyện viên vào thời điểm 3 tháng sau tiêm mũi thứ nhất.

Tin vui: Việt Nam gấp rút hoàn tất thử nghiệm Nanocovax, không lo thiếu vaccine

Quá trình thử nghiệm giai đoạn 2 diễn ra suôn sẻ, Học viện Quân Y đã tiêm xong cho 273 người, phía Long An cũng đã tiêm xong, chỉ còn vài nơi hiện đang là vùng dịch phải giãn cách nên việc bố trí lấy mẫu có chút khó khăn.

Giai đoạn 2 cho thấy, hiệu quả sinh kháng thể của vaccine tốt nhất đạt khoảng trên 90%. Việc cần làm trước mắt là phải đánh giá chỉ tiêu vàng là trung hòa virus sống.

“Chúng tôi cũng đã chuyển mẫu sang Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá đảm bảo tính khách quan”, PGS.TS Chử Văn Mến cho biết.

Các nhà khoa học tham gia thử nghiệm đang phối hợp để báo cáo kết quả giữa kỳ giai đoạn 2. Tỷ lệ sốt sau khi  tiêm vào khoảng dưới 2%. Bộ Y tế sẽ có một buổi thông qua Hội đồng đạo đức, sau đó sẽ triển khai ngay thử nghiệm giai đoạn 3.

Theo ông Mến, khó khăn hiện nay là dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng, do đó cần đảm bảo giãn cách vì số lượng người tiêm đợt này rất đông, nếu lỡ có trường hợp F0, F1 lọt vào đơn vị là có thể phải đóng cửa.

Hà Nội ghi nhận 27 ca dương tính Covid-19 mới từ cùng một khu cách ly

Học viện Quân y đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc sàng lọc dịch tễ, quét thân nhiệt, khai báo y tế từ vòng ngoài, lập phần mềm quét sàng lọc, áp dụng triệt để các biện pháp nhằm chống dịch tốt nhất. Học viện cũng bố trí các phòng theo dõi sau tiêm thoáng, rộng để đảm bảo an toàn phòng dịch.

Giai đoạn 3 sẽ quyết định đến việc vaccine có được cấp phép hay không. Nhà sản xuất, nhóm nghiên cứu đã sẵn sàng các khâu chuẩn bị nguyên liệu, các quy trình để có thể đưa vào sản xuất khi được Bộ Y tế phê duyệt, cấp phép.

Theo PGS. Mến, nếu dịch bùng phát trong nước, hội đồng đạo đức Bộ Y tế sẽ đề nghị Chính phủ họp để cấp phép tiêm cho người dân.

“Năng lực sản xuất vaccine của Việt Nam hiện nay là 6 triệu liều/tháng”, vị lãnh đạo thông tin. Đây là nỗ lực rất lớn nhằm có thể đẩy nhanh tiến độ sản xuất, thử nghiệm và triển khai tiêm bao phủ vaccine Covid-19 tại Việt Nam.
Bộ Tài chính báo tin vui: Đủ nguồn lực mua vaccine tiêm cho dân

Báo cáo ngày 2/6 của Bộ Tài chính cho biết, Quỹ Vaccine phòng chống dịch Covid-19 của iệt Nam đã có 16.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, trong khi đó, có hàng loạt doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức, nhà hảo tâm cũng đã ủng hộ hàng trăm tỷ đồng để nhanh chóng có đủ nguồn tiền mua vaccine.

Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm 142 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Cụ thể, tại Tờ trình số 104/TTr-CP ngày 2/4/2021 về phương án sử dụng nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của Ngân sách Trung ương năm 2020, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nguồn kinh phí dự kiến mua và tiêm vaccine phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người.

Theo đó, dự kiến, con số này vào khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng. Trong số đó, kinh phí mua vaccine khoảng 21.000 tỷ đồng. Còn lại là kinh phí vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm, vào khoảng 4,2 nghìn tỷ đồng.

Ngân sách Trung ương sẽ bảo đảm cho các đối tượng do trung ương quản lý và hỗ trợ các địa phương khó khăn 16.000 tỷ đồng. Còn lại khoảng 9.200 tỷ đồng sẽ lấy từ ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức.

Cụ thể, về ngân sách trung ương gồm 13,33 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chuyển nguồn từ năm 2020 sang năm 2021 (12,1 nghìn tỷ đồng tiết kiệm chi Ngân sách Trung ương năm 2020 và 1,237 nghìn tỷ đồng đã bổ sung cho Bộ Y tế năm 2020 nhưng chưa sử dụng nay chuyển nguồn sang năm 2021.

Phần còn lại từ dự phòng Ngân sách Trung ương năm 2021, bước đầu Thủ tướng đã bổ sung 1.237 tỷ đồng cho Bộ Y tế theo Quyết định số 507/QĐ-TTg ngày 31/3/2021.

Ngày 18/5/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1271/NQ-UBTVQH14 về việc sử dụng nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của Ngân sách Trung ương năm 2020, trong đó tại Điều 1 sử dụng nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của Ngân sách Trung ương năm 2020: “Sử dụng 12.100 tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vaccine phòng dịch Covid-19”.

Bộ Tài chính cho biết, đến nay, Bộ đã trình các cấp thẩm quyền đảm bảo nguồn lực để mua vaccine phòng dịch theo đề nghị của Bộ Y tế.

Bộ cũng cho biết, Ngân sách Nhà nước đã chi hơn 8 nghìn tỷ đồng để thực hiện các chính sách phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, riêng ngân sách Trung ương đã chi hơn 6,1 nghìn tỷ đồng để bổ sung cho các Bộ mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế và mua vaccine phòng Covid -19 (5,35 nghìn tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương 762 tỷ đồng.

Chính phủ cũng đã chi 13,1 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho trên 13 triệu đối tượng gặp khó khăn do đại dịch, mà đa phần trong số đó là người nghèo (gần 8 triệu người), đối tượng bảo trợ xã hội (gần 3 triệu người), người có công với cách mạng (hơn 1 triệu người) và 1,3 triệu lao động bị mất việc làm.

Về số liệu cụ thể, Bộ Tài chính sẽ công bố công khai sau khi xây dựng xong thông tư kèm teho quy chế tổ chức, quản lý Quỹ vaccine chống Covid-19 gồm cả phụ lục liên quan đến hạch toán, kế toán, công khai tài chính cho Quỹ Vaccine của Việt Nam.

Gần 26.000 cán bộ y tế, sinh viên sẵn sàng đến “điểm nóng” Covid-19

Đáng chú ý, sau khi văn bản này được ban hành thì tất cả mọi hoạt động sẽ được đảm bảo công khai, minh bạch và có sự giám sát của Bộ Tài chính, cơ quan thanh tra, kiểm toán các cấp, đảm bảo hoạt động đúng mục đích, hiệu quả.

Như vậy, hôm nay, Việt Nam đón nhận những tin tức rất tích cực liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19.

Sau khi Nga đồng ý cung cấp cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021 này, cộng với nguồn vaccine khác như COVAX (Bộ Y tế đã đàm phán thành công 38,9 triệu liều vaccine Covid-19 qua nguồn COVAX, khoảng 10 triệu liều theo cơ chế chia sẻ chi phí), khoảng 30 triệu liều AstraZeneca, Pfizer (dự kiến 31 triệu liều), Moderna, Johnson&Johnson, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện đã dần dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ.

Việt Nam cũng đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay 2021 hoặc đầu năm sau 2022.

Thảo luận