Tại sao Hoa Kỳ đang tụt hậu so với Trung Quốc trong việc triển khai mạng 5G?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới trong việc phát triển mạng 5G. Tại Trung Quốc hiện có 70% tổng số trạm gốc trên thế giới và 80% người dùng 5G.
Sputnik

Mặc dù các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc gây ra những khó khăn nhất định cho sự phát triển công nghệ của CHND Trung Hoa, nhưng, Trung Quốc đang hoạt động nhanh hơn các nước khác để đưa các công nghệ Internet và rô bốt hóa công nghiệp vào sản xuất. Mỹ kêu gọi các quốc gia khác từ bỏ thiết bị của Trung Quốc, trong khi bản thân họ vẫn chưa thể xây dựng một mạng di động thế hệ thứ năm sánh được với mạng 5G của Trung Quốc về quy mô và tốc độ truyền dữ liệu.

5G sẽ giúp Trung Quốc dẫn đầu trong ngành công nghiệp thông minh

Trích dẫn nguồn tin trong ngành, tờ Asia Times cho biết, Trung Quốc đã triển khai hơn 5.000 mạng 5G tư nhân cung cấp dịch vụ Internet công nghiệp. Trong năm 2019, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã cấp giấy phép cho các nhà khai thác mạng di động trong nước để triển khai thương mại mạng 5G. Đến cuối tháng 2 năm nay, hơn 790.000 trạm gốc 5G đã được đưa vào hoạt động tại Trung Quốc. Theo kế hoạch, vào năm 2021, số lượng trạm gốc ở Trung Quốc có thể đạt 1 triệu.

Mỹ đang tụt hậu đáng kể so với Trung Quốc trong triển khai mạng 5G

Trong khi ở Trung Quốc tất cả các thành phố lớn đều được phủ sóng 5G, thì ở Mỹ việc triển khai 5G chủ yếu tập trung ở bờ biển phía đông và phía tây. Các tiểu bang miền Trung hiện chưa được phủ sóng 5G. Ngoài ra, khi giới thiệu bản đồ vùng phủ, các nhà khai thác mạng di động của Hoa Kỳ chỉ ra rằng, ở những thành phố nơi mạng 5G được chỉ định là đang hoạt động, trên thực tế, dịch vụ 5G chỉ khả dụng ở một số địa điểm.

Lối làm ăn chắp vá khi xây dựng các vùng phủ sóng 5G ở Mỹ chủ yếu là do các lý do kỹ thuật. Hoa Kỳ vẫn chưa thể thông qua quyết định về việc lựa chọn băng tần để xây dựng các mạng di động thế hệ thứ năm. Băng tần tối ưu được áp dụng ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, là 3,4-3,8 GHz. Nhưng, ở Hoa Kỳ băng tần này được sử dụng bởi các phương tiện liên lạc đặc biệt. Do đó, Mỹ đã phân bổ dải tần số 850 MHz và một dải tần số cao hơn, bao gồm sóng milimet, để phát triển mạng 5G. Nhưng, vấn đề là ở chỗ: ở tần số thấp không thể truyền dữ liệu với tốc độ cao. Và tần số siêu cao không thể truyền tín hiệu trong khoảng cách xa. Ngoài ra, tín hiệu sóng milimet không truyền qua tường, cửa sổ, v.v. Nói cách khác, ở các thành phố Mỹ nơi mạng 5G đang hoạt động, chỉ có thể thu được tín hiệu ổn định trong không gian mở và ở vùng lân cận trạm gốc.

Tại sao Trung Quốc phát triển 5G nhanh hơn các nước khác?

Trên thực tế, điều này có nghĩa là Hoa Kỳ chưa thể triển khai rộng rãi mạng 5G do các lý do kỹ thuật. Các thử nghiệm về việc giới thiệu Internet công nghiệp và số hóa đang được thực hiện chỉ tại một số khu thí điểm. Ví dụ, tại Thung lũng Silicon, Hitachi đã hợp tác với nhà mạng Ericsson để xây dựng một mạng Internet công nghiệp thử nghiệm cho phép các máy tính liên lạc với nhau, để các nhân viên có thể điều khiển từ xa và giám sát các máy tính. Và ở Trung Quốc, Internet công nghiệp đang được sử dụng rộng rãi trong các công việc sản xuất hàng ngày. Cảng Hạ Môn tự động hoàn toàn - cần cẩu xếp container lên xe tải không người lái và liên lạc giữa chúng được thực hiện thông qua mạng 5G. Cảng Thượng Hải hoạt động theo cách tương tự. Nhờ tự động hóa, cảng này tiếp nhận 44 triệu container mỗi năm. Một trong những cảng lớn nhất của Hoa Kỳ - cảng Long Beach ở California - tiếp nhận lượng container ít hơn năm lần. Cuối năm ngoái, ở tỉnh Sơn Đông đã bắt đầu quá trình tự động hóa quy trình sản xuất tại các mỏ than.

Tại sao Hoa Kỳ đang tụt hậu so với Trung Quốc trong việc triển khai mạng 5G?

Ưu điểm nổi bật của công nghệ 5G không phải là tốc độ truyền dữ liệu cao hơn

Công nghệ 5G giảm thiểu độ trễ của mạng, điều tối quan trọng đối với Internet công nghiệp và Internet vạn vật. Ngoài ra, công nghệ này cho phép chia mạng thành các mạng con - cái gọi là các lớp - có các đặc điểm khác nhau và không được kết nối với nhau. Ví dụ, mạng giao tiếp giữa máy với máy, mạng truyền video, mạng Internet công nghiệp, v.v. Nhờ đó, quá tải một mạng con không gây ra gián đoạn và chậm trễ ở các lớp khác. Chính bởi vậy, số hóa rộng rãi ngành công nghiệp, kinh tế đô thị, dịch vụ chính phủ, hệ thống an ninh, giao thông - tất cả những điều này chỉ có thể thực hiện được nếu có phạm vi phủ sóng 5G rộng rãi. Công nghệ này có thể được so sánh với mạng lưới điện trong thế kỷ 21.

Tại sao Hoa Kỳ đang tụt hậu so với Trung Quốc trong việc triển khai mạng 5G?

Trung Quốc từ lâu đã hiểu rõ tầm quan trọng và tiềm năng đột phá của các công nghệ truyền thông thế hệ thứ năm, vì vậy nước này đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm. Mặt khác, Mỹ đang cắt giảm chi phí R&D. Kết quả là, quốc gia này bị tụt hậu về công nghệ, - chuyên gia Liu Guozhu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Chiết Giang, nói với Sputnik.

Hoa Kỳ đang cố gắng kìm hãm sự phát triển công nghệ của Trung Quốc

Hoa Kỳ nhận thức được rõ nguy cơ mất vị thế dẫn đầu của mình, vì thế họ bắt đầu tích cực kìm hãm sự phát triển công nghệ của Trung Quốc. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã thông qua chương trình Mạng lưới Sạch (Clean Network Program) bao gồm một số thành phần. “Các nhà cung cấp mạng sạch” (Clean Carrier) cấm kết nối của các nhà khai thác viễn thông Trung Quốc với các mạng viễn thông của Hoa Kỳ. Do đó, China Telecom và các nhà khai thác khác của Trung Quốc bị cấm hoạt động tại Mỹ. “Cửa hàng sạch” (Clean Store): các ứng dụng không đáng tin cậy của Trung Quốc sẽ biến mất khỏi các cửa hàng ứng dụng di động của Hoa Kỳ. Đây chính là lệnh cấm đối với TikTok và WeChat (mặc dù cho đến nay cơ quan tư pháp độc lập của Hoa Kỳ đang ngăn cản việc này). “Ứng dụng sạch” (Clean Apps): các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc bị ngăn chặn việc cài đặt hệ điều hành sẵn hoặc cung cấp cho người dùng tải xuống các ứng dụng phổ biến nhất của Mỹ. “Lưu trữ đám mây sạch” (Clean Cloud): các công ty Trung Quốc, bao gồm Alibaba, Baidu, Tencent bị cấm cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Hoa Kỳ và không thể làm bất cứ việc gì với dữ liệu từ các công dân và công ty Mỹ. Có lẽ đây là một trong những lý do khiến Bytedance từ chối dịch vụ đám mây của Alibaba trên thị trường nước ngoài. “Các tuyến cáp sạch” (Clean Cable): Mỹ dự định kiểm tra tất cả các tuyến cáp quang biển nối Hoa Kỳ với mạng thế giới để phát hiện việc lắp đặt bất kỳ thiết bị nào cho phép đánh cắp dữ liệu, bao gồm cả các dịch vụ đặc biệt của Trung Quốc.

TikTok sẽ không được bán cho các công ty Mỹ

Nhưng, mục tiêu quan trọng nhất của chương trình “Mạng lưới Sạch” là loại bỏ thiết bị Trung Quốc trong quá trình xây dựng các mạng viễn thông thế hệ tiếp theo. Hơn nữa, mục tiêu này chính thức được thúc đẩy bởi những cân nhắc về an ninh quốc gia - dường như thiết bị viễn thông do Trung Quốc sản xuất có cửa sau cho phép chính phủ Trung Quốc truy cập dữ liệu của người dùng. Trên thực tế, Hoa Kỳ được dẫn dắt bởi những cân nhắc chính trị, đang kìm hãm sự hợp tác công nghệ giữa hai nước, chuyên gia Liu Guozhu nói.

Mỹ tìm cách thuyết phục các đồng minh chấm dứt hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ 5G

Nhưng, không phải lúc nào Hoa kỳ cũng có thể làm được điều này. Thứ nhất, Hoa Kỳ không thể đưa ra giải pháp thay thế cho các giải pháp công nghệ của Trung Quốc. Thật khó để trở thành một hình mẫu để noi gương khi bản thân bạn nằm trong số những người tụt hậu. Ngoài ra, ở giai đoạn phát triển đầu tiên, các mạng di động thế hệ thứ năm được xây dựng trên cơ sở hạ tầng viễn thông hiện có. Và cơ sở hạ tầng hiện có chủ yếu được xây dựng bằng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc. Để loại bỏ các thiết bị Trung Quốc cần phải tái cấu trúc quy mô lớn toàn bộ cơ sở hạ tầng, điều này rất đắt tiền và mất nhiều thời gian. Chắc là, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng gánh vác trách nhiệm tài chính cho quá trình này.

Tin tức về giống lúa lai và 5G bỏ qua chủ đề bầu cử Mỹ trên mạng xã hội Trung Quốc

Một số quốc gia, bao gồm cả Vương quốc Anh, đã cam kết loại bỏ dần các thiết bị của Trung Quốc trong mạng viễn thông. Tuy nhiên, họ chưa thể tạo ra một mặt trận thống nhất chống lại các giải pháp 5G của Trung Quốc. Các nước nghèo hơn của châu Âu, châu Á, châu Mỹ Latinh không thể đốt đô la vì hệ tư tưởng chính trị. Đối với họ, số hóa là động lực thúc đẩy quá trình phát triển tiến bộ lâu dài. Theo tính toán của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), tỷ lệ thâm nhập mạng truyền dữ liệu di động tốc độ cao tăng 10% khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thêm 1,76% ở các nước có GDP bình quân đầu người từ 12 nghìn USD đến 22 nghìn USD. Và ở những nước có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 12 nghìn USD, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế sẽ là lớn nhất – thêm 1,98%.

Thảo luận