Bộ Công nghiệp - Thông tin CHND Trung Hoa công bố một kế hoạch hành động ba năm cho sự phát triển đổi mới Internet trong công nghiệp, được tính đến năm 2023, sẽ mang lại cho 5G một vai trò quan trọng như một cơ sở công nghệ cho sự phát triển hơn nữa của ngành và đưa vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Lưu ý đến năm 2023, Trung Quốc cần phải hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển của mạng Internet công nghiệp, có thể bao phủ các vùng lãnh thổ và khu vực sản xuất khác nhau, tạo ra 30 mạng 5G tích hợp hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp mẫu mực trong 10 nghành công nghiệp chủ chốt, đồng thời khởi động 3 đến 5 nền tảng Internet công nghiệp toàn diện. có tầm ảnh hưởng quốc tế để xây dựng hệ thống trung tâm dữ liệu lớn cung cấp sức mạnh cho Internet công nghiệp trong cả nước.
Các định dạng mới của Internet công nghiệp
Tài liệu cho biết từ năm 2021 đến 2023, Trung Quốc sẽ thúc đẩy các mô hình và định dạng mới của Internet công nghiệp, chẳng hạn như sản xuất thông minh, tương tác web, tùy chỉnh cá nhân hóa và quản trị kỹ thuật số. 40 doanh nghiệp đổi mới sẽ xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2023, doanh thu của mỗi doanh nghiệp trong số đó sẽ vượt quá 1 tỷ nhân dân tệ. Thị trường Internet công nghiệp ở Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 892,47 tỷ nhân dân tệ vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 13,6%.
Sự phát triển của Internet công nghiệp và số hóa sản xuất là những lĩnh vực ưu tiên trong chính sách công nghiệp Trung Quốc trong nhiều năm tới. Ngay trong phần mở đầu của chương trình “Made in China 2025”, công bố năm 2015, người ta nhận thấy tiềm năng công nghiệp Trung Quốc rất lớn nhưng chưa mạnh, và để giãi quyết điều này, cần phải tăng cường đổi mới và phát triển năng lực của công nghệ.
Đột phá công nghệ cho 10 ngành công nghiệp
Có 10 ngành công nghiệp chủ chốt cần phải tạo ra đột phá về công nghệ và phát triển tiềm năng đổi mới của riêng mình. Đó là chất bán dẫn, công nghệ thông tin truyền thông thế hệ mới, máy CNC, robot, vật liệu mới, y sinh, đóng tàu, vận tải đường sắt tốc độ cao, ô tô tự lái và máy móc dựa trên các nguồn năng lượng mới, công nghệ nông nghiệp, hàng không vũ trụ, năng lượng. Giả định đến năm 2025, Trung Quốc sẽ tích lũy năng lực của riêng mình và các quyền sở hữu trí tuệ tương ứng trong các ngành này, đồng thời củng cố đáng kể vị thế trên thị trường thế giới, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nước khác trong việc sản xuất các sản phẩm này.
Đồng thời, công nghệ đầu cuối cung cấp sự đột phá trong công nghiệp chính xác sẽ là giao tiếp 5G, Zhou Nianli từ Trung tâm Nghiên cứu WTO tại Đại học Kinh tế - Thương mại Quốc tế Trung Quốc, trong một cuộc phỏng vấn nói với Sputnik.
“Công nghệ 5G có thể được so sánh với đường cao tốc tốc độ cao, mà trên đó có thể thử nghiệm và phát triển nhiều công nghệ và định dạng mới khác nhau. Hiện tại, công nghệ 5G ở Trung Quốc đang dẫn đầu về tốc độ phát triển trên thế giới. Và một số sản phẩm, công nghệ sẽ được xây dựng trên "đường cao tốc" 5G này sẽ chiếm vị trí hàng đầu và có nhu cầu trên toàn thế giới. Điều này bao gồm việc tạo ra cơ sở hạ tầng mới, cung cấp các dịch vụ và sản phẩm thích hợp dựa trên sự phát triển hạ tầng. Tất cả những điều này góp phần vào sự tiến bộ hơn nữa của Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu".
Giống như năng lượng điện từng giúp nhiều loại máy móc, thiết bị hoạt động, 5G sẽ cho phép Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu thế giới về tốc độ sản xuất thông minh. Một điều quan trọng nữa là Internet công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy phát triển của các ngành công nghiệp truyền thống mà Trung Quốc ban đầu không có lợi thế cạnh tranh. Do đó, sự phát triển của công nghệ ICT sẽ giúp thay đổi hoàn toàn hình ảnh của Trung Quốc như một cường quốc công nghiệp thế giới, chuyên gia Zhou Nianli nói.
“Trung Quốc là một cường quốc sản xuất lớn, và một số lượng lớn các ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành ICT, chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Với tỷ lệ ngày càng tăng của các công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số được sử dụng, ảnh hưởng của ICT đối với toàn bộ khu liên hợp công nghiệp sẽ ngày càng tăng. Số hóa sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng của các ngành công nghiệp Trung Quốc và toàn bộ nền công nghiệp nói chung. Chúng tôi có lợi thế riêng trong một số lĩnh vực của nền kinh tế kỹ thuật số và dịch vụ, vì vậy tôi lạc quan về sự kết hợp của tất cả các yếu tố này".
Trong một thời gian dài nữa, Trung Quốc vẫn giữ hình ảnh công xưởng thế giới với nguồn cung cấp nguồn lao động giá rẻ dồi dào. Tỷ trọng giá trị gia tăng do Trung Quốc trực tiếp tạo ra trong tổng khối lượng sản phẩm xuất khẩu còn nhỏ.
Ví dụ, trong một chiếc iPod 30 GB được sản xuất tại Trung Quốc và có giá trị xuất khẩu 150 đô la theo thống kê thương mại năm 2006, chỉ có 4 đô la giá trị gia tăng được tạo ra trực tiếp tại Trung Quốc. Vấn đề là để tạo ra giá trị gia tăng, cần những công nghệ và cải tiến của riêng mình, những thứ hiện không có ở Trung Quốc. Đất nước này hoạt động như một xưởng lắp ráp cho các sản phẩm được phát minh ở nơi khác. Điều này cũng đúng với quy trình sản xuất, mô hình kinh doanh, v.v.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng là nước đổi mới. Ở Trung Quốc, các dịch vụ như thanh toán di động, nền kinh tế chia sẻ hay dịch vụ video ngắn phổ biến nhất. Và công nghệ 5G sẽ cho phép Trung Quốc nhận ra đầy đủ hơn tiềm năng đổi mới của mình. Hiện tại, hơn một phần ba tổng số bằng sáng chế mạng 5G thuộc về Trung Quốc, và nước này đã lắp đặt hơn 600 000 trạm gốc vào năm ngoái và đang có kế hoạch xây dựng hơn 1 triệu trạm mới vào năm 2021. Theo các nhà khai thác di động, số lượng người dùng 5G ở Trung Quốc đã vượt quá 250 triệu thuê bao.