Đại dịch COVID-19

100% sinh kháng thể: Vaccine Covid-19 Nanocovax Việt Nam ‘vượt xa kỳ vọng’

Vaccine Covid-19 Nanocovax do Việt Nam nghiên cứu sản xuất chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 3 với hơn 13.000 tình nguyện viên trong tuần này. Vaccine “made in Vietnam” sinh kháng thể rất tốt, an toàn, cao hơn kỳ vọng rất nhiều.
Sputnik

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải tạo mọi điều kiện nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất bằng được vaccine Covid-19 trong nước. Cùng với đó Việt Nam tìm mọi nguồn lực, phương thức để mua được nhiều vaccine nhất, nhanh nhất.

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam, bản tin tối 7/6 của Bộ Y tế cho biết cả nước phát hiện thêm 236 ca mắc nCoV trong ngày, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch đến nay lên thành 8983 bệnh nhân.

Ngành Y tế và cơ quan chức năng ở Bắc Giang đang tiến hành khám nghiệm tử thi, điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của tài xế Công ty TNHH Bích Thủy N.V.H sau khi được tiêm vaccine Covid-19.

Việt Nam phát hiện 236 ca Covid-19 ngày 7/6

Theo bản tin tối 7/6 của Bộ Y tế, Việt Nam phát hiện thêm 100 ca mắc coronavirus, trong đó có 75 trường hợp lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca nhiễm nCoV ghi nhận trong ngày lên thành 236.

Cụ thể, theo Bộ Y tế, trong số 100 ca bệnh mới chiều 7/6, có 25 trường hợp được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP.HCM (20), Tây Ninh (3), Tiền Giang (1), Hà Nội (1).

Chủ tịch TP Hà Nội vào vai thí sinh để diễn tập phòng chống Covid-19

Trong khi đó, 75 ca dương tính với SARS-CoV-2 mới được ghi nhận lây nhiễm cộng đồng trong đó, Bắc Giang (30), Bắc Ninh (23), TP. Hồ Chí Minh (20), Bình Dương (1), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (1).

Bộ Y tế nhấn mạnh, trong số 75 ca này, có 72 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Các bệnh nhân ghi nhận từ số 8884 – 8983. Số ca Covid-19 trong cộng đồng tính từ 27/4 đến nay là 5832 tại 39 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Về 100 ca bệnh mới, Bộ Y tế cho biết cụ thể, tại Bắc Giang, các bệnh nhân dương tính với nCoV đều trong khu cách ly và khu vực đã phong tỏa, liên quan đến công nhân làm việc tại các khu công nghiệp.

Tại Bắc Ninh, 15 ca dương tính với SARS-CoV-2 mới có liên quan đến ổ dịch khu công nghiệp Quế Võ, ba ca từ ổ dịch khu công nghiệp Khắc Niệm, 3 trường hợp từ ổ dịch Đại Phúc và hai người liên quan đến ổ dịch Thuận Thành.

TP.HCM ghi nhận 14 ca Covid-19 liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, ba người là F1 và 3 trường hợp còn lại đang được điều tra dịch tễ.

100% sinh kháng thể: Vaccine Covid-19 Nanocovax Việt Nam ‘vượt xa kỳ vọng’

Trong khi đó ở Bình Dương, bệnh nhân mới được phát hiện là  cô gái 25 tuổi, trú ở thành phố Dĩ An. Đây là F1 của ca bệnh nCoV công bố trước đó.

Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội) có thêm 1 ca dương tính với coronavirus, là F1 của bệnh nhân dương tính trước đó và được cách ly trong viện.

Số lượng xét nghiệm tiến hành từ ngày 29/4 đến nay là hơn 1.708.316 triệu mẫu cho hơn 3.540.482 lượt người.

Làm rõ nguyên nhân tài xế tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19

Ngày 7/6, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang thông tin cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng nhằm điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của ông N.V.H (46 tuổi, thôn Liên Hòa, xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang).

Trước đó, ngày 5/6, ông H. được tiêm vaccine Covid-19. Hiện lực lượng chức năng đang tiến hành khám nghiệm tử thi, xem xét kỹ các yếu tố liên quan và đợi kết quả từ phía cơ quan công an để đưa ra kết luận chính xác nhất về vụ việc.

TP.HCM lập thêm 26 chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở quận Gò Vấp

Báo cáo của UBND huyện Lạng Giang thông tin, ngày 5/6, Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang đã tiến hành triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho công nhân Công ty TNHH Bích Thủy tại trạm y tế thị trấn Vôi. Quá trình khám sàng lọc và theo dõi sau tiêm các trường hợp không phát hiện vấn đề gì bất thường.

Trong danh sách tiêm vaccine của công ty TNHH Bích Thủy (ở thị trấn Vôi) có trường hợp ông H. là lái xe của công ty. Trước khi tiêm, ông H. có khai báo y tế và được Trạm trưởng trạm y tế khám sàng lọc trước khi tiêm và khai thác tiền sử qua phiếu sàng lọc theo quy định.

Trong quá trình khai thác bệnh sử không phát hiện gì bất thường. Khai báo y tế cho thấy, thân nhiệt của nam tài xế bình thường (36,7 độ C), mạch 80 lần/phút, huyết áp 120/80 mmHg... , được bác sĩ kết luận đủ điều kiện sức khỏe và được chỉ định tiêm vaccine.

Sau khi tiêm lúc 9 giờ 20 cùng ngày, ông H. ở lại địa điểm tiêm để theo dõi 30 phút theo quy định, thời điểm này sức khỏe ông H. hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện bất thường.

Sau đó nam tài xế H. được hướng dẫn theo dõi tiếp trong vòng 1 tuần, đặc biệt là trong 24 - 48 giờ sau tiêm, nếu thấy sốt cao, co giật, tím tái, khó thở, hôn mê, phát ban... hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì thông tin ngay cho trạm trưởng trạm y tế theo số điện thoại ở phía sau phiếu xác nhận tiêm chủng hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn theo dõi sức khỏe.

Đến khoảng 10 giờ 10, ông H. được cho về nhà tiếp tục theo dõi. Tại nhà, sau khi nghỉ ngơi ăn cơm cùng gia đình, đến khoảng 13 giờ cùng ngày, ông H. có triệu chứng sốt, nôn mửa, co quắp chân tay nên được gia đình đưa đi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cấp cứu và điều trị. Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, ông H. tử vong và được gia đình đưa về.

Theo ngành y tế địa phương, qua khai thác thông tin sơ bộ từ gia đình và công ty TNHH Bích Thủy, ông H. có tiền sử bệnh nền (từng bị co giật, sùi bọt mép). Tuy nhiên, quá trình tự khai báo y tế phía ông H. không cung cấp thông tin trên để được tiêm vaccine Covid-19.

Huyện Lạng Giang hiện đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện tiến hành phun khử khuẩn quanh khu vực nhà nạn nhân, tổ chức test nhanh Covid-19 cho nạn nhân và tất cả những người tiếp xúc gần, kết quả đều âm tính. Lãnh đạo địa phương cũng chỉ đạo công an huyện Lạng Giang phối hợp cùng các đơn vị khám nghiệm tử thi, xác minh làm rõ nguyên nhân tử vong của nam tài xế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm sản xuất bằng được vaccine Covid-19

Như Sputnik đã thông tin, ngày 7/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với các nhà khoa học, đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng chống Covid-19 tại Việt Nam.

Cuộc họp được tổ chức nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện “chiến lược vaccine” do Chính phủ khởi xướng.

Bắc Giang bác thông tin một công nhân tử vong do tiêm vắc-xin ngừa Covid-19

Tại cuộc làm việc này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, có 2 trụ cột chính trong “chiến lược vaccine” hiện nay.

Thứ nhất, theo người đứng đầu Chính phủ, cần phải huy động mọi nguồn lực, bằng mọi cách mua được vaccine nhiều nhất, nhanh nhất. Cùng với đó là việc thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine trong nước.

Thứ hai là đảm bảo công tác bảo quản, triển khai tiêm chủng vaccine nhanh nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất cho người dân. Đây là việc làm phải được thực hiện một cách nhanh chóng, khẩn trương nhất có thể.

Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp cận nguồn vaccine trên thế giới khá phức tạp và ngân sách cũng còn khó khăn.  Ngoài ra, việc tiêm vaccine được xác định phải làm lâu dài, theo tinh thần “sống chung an toàn với dịch bệnh”. Do vậy, theo Thủ tướng, ngoài mua vaccine từ nước ngoài thì còn phải tự chủ động được nguồn vaccine.

“Chúng ta phải phát huy truyền thống tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất để vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Trong cái khó ló cái khôn, phải phát huy trí tuệ, bản lĩnh của người Việt Nam để nghiên cứu, sản xuất, chủ động được nguồn vaccine, nhất là khi virus có thể tiếp tục biến chủng, nhiều loại dịch bệnh khác có thể tiếp tục xuất hiện trong tương lai”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, Thủ tướng quán triệt nguyên tắc “3 không và 5 thật”. “3 không” là “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”. “5 thật” là “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân và doanh nghiệp được thụ hưởng thành quả thật”.

100% sinh kháng thể: Vaccine Covid-19 Nanocovax Việt Nam ‘vượt xa kỳ vọng’

Thủ tướng xác định, vaccine là yếu tố có tính chất quyết định, chiến lược, lâu dài trong phòng chống dịch. Để nắm thế chủ động, phải sản xuất được vaccine trong nước.

“Mọi chiến lược, kế hoạch, chính sách với việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine phải vừa mang tính xã hội, vừa mang tính thương mại”, Thủ tướng chỉ đạo.

Theo người đứng đầu Chính phủ, thực hiện “chiến lược vaccine” là công việc rất khó khăn, nhiều thách thức, nhưng “khó đến mấy cũng phải làm”, vì sức khỏe, tính mạng, sinh mệnh của nhân dân lên trên hết, trước hết. Chính vì đặc thù là việc liên quan đến sinh mạng, sức khỏe người dân nên rất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm.

Trong làm việc, phải quán triệt tinh thần tất cả vì quốc gia, dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, của cộng đồng. Từ đó, các cơ quan quản lý có trách nhiệm tạo hành lanh pháp lý thông thoáng; các nhà khoa học phải tâm huyết, nỗ lực; các doanh nghiệp có tinh thần chung tay đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, điều kiện thời gian và nguồn lực đều có hạn nên phải làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó. Trong số các việc trước mắt, phải quyết tâm nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất bằng được vaccine Covid-19.

Việt Nam đang nghiên cứu rút ngắn thời gian thử nghiệm vaccine

Theo Bộ Y tế Việt Nam, cả nước hiện có hai nhà sản xuất đang nghiên cứu vaccine Covid-19. Trong đó, có một ứng viên vaccine đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, đang chuẩn bị triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 (Nanocovax của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen) và 1 ứng viên đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 (COVIVAC của Viện Vaccine và sinh phẩm Nha Trang).

Về quy mô sản xuất của 2 cơ sở trên đạt từ 30-40 triệu liều/năm, có thể nâng công suất khi được đầu tư. Hiện, cũng có 2 doanh nghiệp khác ở trong nước đã tiếp cận, đang đàm phán với đối tác nước ngoài để chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19, với quy mô sản xuất từ 200 đến 300 triệu liều/năm.

Bắc Giang hoàn thành tiêm 150.000 liều vắc-xin phòng Covid-19

Về vấn đề này, tại cuộc họp, Thủ tướng lưu ý công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải kịp thời, đúng hướng, quyết liệt, hiệu quả, bám sát thực tiễn.

Ông Chính nhấn mạnh, trong quá trình nghiên cứu, thí điểm có thể sẽ gặp phải nguy cơ, rủi ro, nhưng nếu người thực hiện không có động cơ xấu, không tiêu cực, không vì lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm thì phải được Đảng, Nhà nước bảo vệ.

“Phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bằng được chương trình quốc gia nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành bám sát và quyết tâm tháo gỡ bằng được những vướng mắc pháp lý nếu có. Đồng thời, huy động nguồn lực, kinh phí bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó hợp tác công - tư là chủ đạo, bảo đảm hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Về việc nghiên cứu rút ngắn thời gian thử nghiệm và đánh giá vaccine, Thủ tướng lưu ý phải làm thận trọng, bảo đảm an toàn, vừa phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh đó, nghiên cứu rút gọn quy trình cấp phép vaccine bảo đảm an toàn, kịp thời, hiệu quả.

Thủ tướng cũng góp ý phải có ngay cơ chế, chính sách để tập hợp, huy động và nâng cao trình độ để các nhà khoa học có động lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vaccine.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền bài bản, chặt chẽ, đúng hướng, truyền cảm hứng để người dân tin tưởng ủng hộ phương châm “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Vaccine Nanocovax của Việt Nam ‘tốt hơn mong đợi’

Cũng trong ngày 7/6, thông tin từ Học viện Quân y cho biết, dự kiến ngay trong tuần này sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine Nanocovax.

Giai đoạn 3 gồm nhiều chặng nhỏ, tiêm duy nhất nhóm liều 25mcg và nhóm tiêm giả dược đối chứng.

Lễ ra mắt Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19: Hàng nghìn tỷ đồng ủng hộ đến từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn

Đến đầu giờ chiều 7/6, đã có hơn 6.000 người đăng ký thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine phòng Covid-19 Nano Covax của Việt Nam.

Học viện Quân y cho biết, tổng số tình nguyện viên muốn tham gia thử nghiệm giai đoạn 3 hiện đã hơn 6.000 người và con số này vẫn tiếp tục tăng qua từng giờ.

Dự kiến có khoảng 13.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều trung tâm trong cả nước.

Tại miền Bắc, việc thử nghiệm được tiến hành tại Học viện Quân y và Hưng Yên. Tại phía Nam, có Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và Long An tham gia. Tại Long An, hiện chưa tổng hợp số tình nguyện viên đăng ký do các địa phương chưa gửi lên.

Kết quả thử nghiệm gia đoạn 2 vaccine Nanocovax cho thấy sự an toàn, với 100% tình nguyện viên sinh kháng thể từ hàng chục đến hàng trăm lần, cao hơn rất nhiều so với kỳ vọng.

Vaccine cũng hiệu quả trên biến thể virus từ Anh và Nam Phi. Trong giai đoạn 3 tới đây, tác dụng với biến thể Ấn Độ sẽ tiếp tục được nghiên cứu.

Theo GS. TS Trương Việt Dũng, Chủ tịch Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học, đối tượng tiêm thử nghiệm trong giai đoạn 3 sẽ được mở rộng hơn.

Tinh thần của Chính phủ là “thử nghiệm càng nhanh càng tốt”, nhưng “nhanh” ở đây không có nghĩa là cắt đoạn hay bỏ qua giai đoạn. Bất kỳ giai đoạn nào cũng phải tuân thủ yêu cầu, tiêu chuẩn của quốc tế. Dù làm rất nhanh nhưng phải rất chuẩn, một khi đưa ra Hội đồng phải phê duyệt được ngay.

“Nhìn chung, theo đúng quy trình và từng bước của mỗi giai đoạn, để Bộ Y tế có đủ cơ sở khoa học để có thể cấp phép khẩn cấp, sử dụng có điều kiện vắc xin Nano Covax ở Việt Nam”, GS. Dũng nêu rõ.

Vaccine Nanocovax được công ty Nanogen phát triển từ tháng 5/2020 dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp. Đây là công nghệ sản xuất vaccine ổn định đã có từ lâu. Hiện vaccine Nano Covax đã trải qua 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 18/12/2020; giai đoạn 2 từ ngày 26/2/2021.

Nữ bệnh nhân ung thư mắc Covid-19 tử vong ở tuổi 35

PGS.TS Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự (Học viện Quân y) cho biết, đến nay, giai đoạn 2 thử nghiệm vaccine Nanocovax đã đi gần hết chặng đường. Các tình nguyện viên tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 6 tháng tính từ lúc tiêm mũi đầu tiên.

Sau mũi 2, các tình nguyện viên sẽ được theo dõi sức khỏe, khám xét nghiệm máu, đo huyết áp 1 lần một tuần để đánh giá lượng kháng thể xuất hiện trong cơ thể và sau đó tiếp tục được theo dõi trong vòng 6 tháng để lấy thông tin, đánh giá tình hình sức khỏe cũng như xem xét khả năng sinh miễn dịch.

Theo PGS.TS Hồ Anh Sơn, hiện kháng thể với virus SARS-CoV-2 của tất cả các tình nguyện viên đều tăng, sức khỏe an toàn, không có trường hợp phải xử lý thuốc, cấp cứu...

Đây là một tín hiệu rất mừng, là thông tin cực kỳ đáng khích lệ, cho thấy đến hiện tại, vaccine do Việt Nam nghiên cứu sản xuất rất an toàn với người được tiêm.

Thảo luận