Bộ Ngoại giao Nga khuyên châu Âu nên e sợ "người anh cả" Hoa Kỳ

MOSKVA (Sputnik) - EU nên cảnh giác với "người anh cả" Hoa Kỳ, chứ không phải những tin tặc tưởng tượng đến từ Nga, vì Mỹ thường xuyên theo dõi người châu Âu hoặc dụ dỗ họ làm gián điệp, như từng thấy rõ qua vụ cựu sĩ quan CIA Edward Snowden, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết.
Sputnik
“Người châu Âu, và không chỉ riêng họ, không nên e sợ các tin tặc tưởng tượng từ Nga và các chuyên gia IT Trung Quốc, mà nên e sợ “người anh cả” Hoa Kỳ của họ, những người thường xuyên theo dõi họ, nghe lén họ, qua đó phơi bày huyền thoại không có thật về sự vô tội trong không gian mạng của chính bản thân mình”, - bà Zakharova viết trên Telegram.

Theo người phát ngôn BNG Nga, có những lúc Washington "tự mình làm gián điệp theo dõi các đồng minh, và cũng có những lúc họ lại thúc giục những người em trai em gái đồng minh ấy làm gián điệp cho họ trên tinh thần đoàn kết".

Bà Zakarova lưu ý rằng vào cuối tháng 5, Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) đã đưa ra phán quyết cuối cùng "trong vụ án liên quan đến những sự kiện được Snowden tiết lộ về việc tình báo Mỹ với sự giúp sức của Anh và Thụy Điển đã lấy cắp hàng loạt dữ liệu cá nhân của hàng triệu người châu Âu và do thám họ".

Mỹ bị cáo buộc do thám bà Merkel với sự giúp đỡ của Đan Mạch
“ECHR đã xác nhận kết luận trước đó của tòa án các cấp rằng những hành động của Washington và London đã vi phạm một số điều khoản của Công ước châu Âu về nhân quyền”, - nhà ngoại giao cho biết.

Cụ thể, các quy định liên quan đến quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình, quyền tự do ngôn luận đã bị vi phạm. Tại thời điểm xảy ra những hành vi phạm luật trên và diễn ra quá trình xét xử, Vương quốc Anh vẫn còn là thành viên EU và bị ràng buộc bởi các quy định được thiết lập trong “Châu Âu thống nhất” về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Bà nói thêm rằng quá trình tố tụng đã được tiến hành từ năm 2013, trong đó "đã xem xét nghiên cứu tất cả các trường hợp bị Hoa Kỳ và Anh chặn tin nhắn riêng tư, sử dụng dữ liệu nhận được từ cơ quan tình báo của các nước khác cũng như các nhà cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc".

“Tất cả những gì theo quan điểm đạo đức phương Tây được coi là tuyệt nhiên không thể, nhưng hóa ra nếu muốn, thì vẫn có thể”, - bà Zakharova viết.
Thảo luận