Trong số các mục tiêu do thám có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Bộ trưởng Ngoại giao Frank-Walter Steinmeier (hiện là Tổng thống nước này) và ông Peer Steinbruck, cựu ứng cử viên Thủ tướng thuộc Đảng Dân chủ Xã hội.
Cơ quan tình báo Đan Mạch đã cung cấp cho người Mỹ quyền truy cập vào một trạm theo dõi gần Copenhagen, từ đó có thể thực hiện nghe lén thông qua việc truy cập vào đường cáp ngầm của các nhà cung cấp Internet. Theo báo Süddeutsche Zeitung, ngoài ra họ còn theo dõi Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Đan Mạch, cũng như một công ty trong tổ hợp công nghiệp-quân sự nước này.
Chính phủ Đan Mạch được thông báo về việc hợp tác với Mỹ muộn nhất là từ năm 2015. Các nhà chức trách đã được cung cấp một báo cáo mật đặc biệt liên quan đến thông tin do cựu nhân viên NSA Edward Snowden tiết lộ. Tài liệu cho biết các cơ quan an ninh của nước này đã giúp Hoa Kỳ theo dõi các chính trị gia hàng đầu ở Thụy Điển, Na Uy, Hà Lan, Pháp và Đức. Thông tin nói trên trở thành lý do khiến người đứng đầu cơ quan tình báo Đan Mạch Forsvarets Efterretningstjeneste (FE) mất chức.
Như tin từ chính phủ Đức cho biết, họ không biết gì về khả năng bị do thám từ Đan Mạch. Phát ngôn viên của Chính phủ Đức nói với báo Süddeutsche Zeitung rằng bà Merkel biết tin này từ tài liệu trên báo. Trong chính phủ từ chối bình luận thêm về việc này.