Vì sao Việt Nam là ‘mỏ vàng’, ‘cỗ máy kiếm tiền’ lớn nhất của Facebook ở Đông Nam Á?

Có ý kiến cho rằng, Việt Nam chính là ‘mỏ vàng’, ‘cỗ máy kiếm tiền’, ‘cỗ máy doanh thu’ lớn nhất của gã khổng lồ Facebook ở khu vực Đông Nam Á.
Sputnik

Phần lớn doanh thu đến từ quảng cáo với các lĩnh vực trọng tâm như livestream, Facebook Watch, video trên bảng tin, video đăng lại từ kết nối tài khoản Instagram, video tự hủy, New Feeds….

Trong khi đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang nỗ lực tìm các biện pháp phù hợp để thu thuế Facebook, Youtube, Google cũng như hợp tác cung cấp thông tin của các tổ chức cá nhân trong nước có hoạt động kinh doanh, thu nhập kiếm lời từ các nền tảng xã hội và thương mại điện tử này.

Vì sao Việt Nam là cỗ máy doanh thu lớn nhất Đông Nam Á của Facebook?

Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Facebook ở khu vực Đông Nam Á. Có rất nhiều nguyên nhân khiến đất nước hình chữ S với hơn 96 triệu dân trở thành ưu tiên số một của Facebook trong khu vực.

Như Sputnik Việt Nam đã phân tích cách đây không lâu về thương mại điện tử ở Việt Nam – xu hướng phát triển tất yếu mới của thời đại bùng nổ công nghệ và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về thương mại điện tử qua các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Báo cáo của Bain & Co. cho thấy, bán hàng trên mạng xã hội chiếm khoảng 44% trong tổng doanh thu 109 tỷ USD của thị trường thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á năm 2020.

Sáng tạo mùa dịch: người dân Bắc Giang Livestream bán vải trên Sendo
Trong đó, Việt Nam với hoạt động thương mại điện tử qua xã hội chiếm 65% tổng giá trị 22 tỷ USD của thị trường thương mại điện tử năm 2020, tăng mạnh so với chỉ 4,2 tỷ USD năm 2018, giữ ngôi vị dẫn đầu trong khối các nước ASEAN.

Cùng với đó, Facebook hiện đang tìm kiếm phương thức tiếp cận mới với khu vực nông thôn Việt Nam, trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh quảng cáo của họ trở nên khó khăn hơn và những người bán hàng trực tuyến chuyển sang sử dụng video và trò chuyện để kết nối với khách hàng.

Facebook nhận định, người dân vùng nông thôn Việt Nam đang thích ứng nhanh chóng với việc sử dụng điện thoại thông minh (smartphones), đặc biệt là các chức năng trò chuyện (chat) và gọi video.

Trao đổi với Nikkei Asia, gã khổng lồ công nghệ Mỹ cho rằng, Việt Nam cùng với Thái Lan đang dẫn đầu thế giới về việc sử dụng chức năng trò chuyện trong bán lẻ trực tuyến, thông qua số lượng tin nhắn trao đổi giữa người bán và khách hàng.

“Xu hướng này đã khiến nhiều đồng nghiệp của chúng tôi (ở Mỹ) mở mang tầm mắt”, Khoi Le (Khôi Lê), Giám đốc mảng kinh doanh của Facebook tại Việt Nam, cho biết.
Vì sao Việt Nam là ‘mỏ vàng’, ‘cỗ máy kiếm tiền’ lớn nhất của Facebook ở Đông Nam Á?
“Chúng tôi xây dựng rất nhiều thứ để mở rộng để mở rộng việc tiếp cận đến người dùng trên toàn cầu. Nếu bạn đến từ Hoa Kỳ và bạn thấy những thứ như thế này ở Việt Nam, điều đó khá hấp dẫn”, ông Khôi Lê chia sẻ.

Đối với Facebook, Việt Nam đã là một thị trường quan trọng, là quốc gia đầu tàu mang lại doanh thu lớn nhất ở Đông Nam Á, theo một báo cáo tài chính được công bố vào tháng 1 năm nay. Báo cáo cũng cho biết, trên phạm vi toàn thế giới, "phần lớn" thu nhập của công ty đến từ quảng cáo.

Ông Khôi Lê cho biết thị trường nông thôn là một phần trong chiến lược tiếp theo của Facebook. Trong số 98 triệu dân Việt Nam, có 62 triệu người sống ở nông thôn vào năm ngoái, theo Tổng cục Thống kê. Hơn nữa, chi tiêu của người dân khu vực này sẽ tăng nhanh hơn so với những người sống ở thành thị.

Facebook dự báo chi tiêu của người dân ở vùng nông thôn đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh sẽ tăng 7% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2025, so với mức tăng trưởng 2% ở các thành phố.

Khảo sát của công ty đầu tư truyền thông GroupM cho thấy, trong khi TV là phương tiện truyền thông chính ở nông thôn vào năm 2018, thì đến năm 2020, tỷ lệ người xem TV đã giảm xuống 86% trong khi tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức 91%.

Ông Khôi Lê nhấn mạnh, từng có lúc cá nhân vị chuyên gia cho rằng người dân ở vùng nông thôn không sử dụng thành thạo Internet. Tuy nhiên, cuộc khảo sát của Facebook đã cho thấy, ở Việt Nam, có đến 92% số hộ gia đình tại khu vực nông thôn có điện thoại thông minh. Họ sử dụng chúng để chơi game, mua sắm và xem truyền hình một cách rất phổ biến.

Vì sao Việt Nam là ‘mỏ vàng’, ‘cỗ máy kiếm tiền’ lớn nhất của Facebook ở Đông Nam Á?

Trước "thói quen xem video" của người dùng Việt Nam, Facebook đã xác định một số lĩnh vực trọng tâm, bao gồm phát trực tiếp, xem chương trình truyền hình trên Facebook Watch, video trên bảng tin, video đăng lại từ Instagram do Facebook sở hữu và những video “tạm thời”, tự hủy sau một thời gian nhất định.

Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, ông Khôi Lê cho biết, các tùy chọn này sẽ bổ sung cho tính năng trò chuyện của Facebook, bao gồm các chatbox cho phép người bán trả lời các câu hỏi qua livestream.

Công ty hy vọng, những công cụ này sẽ giữ cho các nhà bán lẻ kết nối với người dùng Facebook, đặc biệt là sau khi chính sách của Apple có hiệu lực vào tháng 4 yêu cầu các ứng dụng phải có sự đồng ý của chủ sở hữu iPhone để bật tính năng theo dõi.

Chính sách cập nhật của Apple đã khiến cho những công ty mua các quảng cáo kỹ thuật số từ nền tảng Google và Facebook sẽ khó gửi các quảng cáo “trúng đích” đến khách hàng.

Việt Nam hoàn toàn toàn có thể xây dựng được các hệ sinh thái mạng riêng

Hôm thứ Hai, Apple đã tiết lộ nhiều tính năng bảo mật hơn nữa cho bản cập nhật hệ điều hành mới nhất của mình, một động thái dự kiến sẽ tiếp tục là đòn giáng mạnh vào quảng cáo trực tuyến.

Theo Phuc Ngo (Ngô Hồng Phúc), Giám đốc hoạch định chiến lược Công ty tiếp thị khu vực Vero, các nhà quảng cáo vẫn đang tìm cách thích ứng với chính sách chống theo dõi chặt chẽ hơn của Apple.

Quảng cáo tùy chỉnh vẫn là hiệu quả nhất, trong khi "thương mại xã hội" mà Facebook đang chào mời chỉ đóng một "vai trò nhỏ" trong các chiến dịch mà ông đã quản lý, ông Phúc Ngô cho biết.

“Trước khi có thay đổi chính sách, bạn có thể sẽ phải phụ thuộc vào AI của Facebook, nó rất thông minh”, ông Phúc Ngô nói, đề cập đến trí thông minh nhân tạo.

Facebook chịu sự giám sát chặt chẽ về các hoạt động thuế tại Việt Nam

Trong khi nông thôn Việt Nam đang trở nên giàu có hơn, nó vẫn còn kém các thành phố. Mức lương tối thiểu hàng tháng ở Hà Nội là 4,4 triệu đồng (khoảng 191 USD), so với 3 triệu đồng ở các tỉnh nghèo nhất.

Hơn nữa, việc tập trung vào video khiến Facebook phải cạnh tranh mạnh hơn với YouTube và nền tảng video ngắn TikTok, một đối thủ mới nổi tại Việt Nam.

Cả Facebook và YouTube đều đã có những bước đi chặt chẽ tại Việt Nam, đã gỡ bỏ những nội dung vi phạm pháp luật trên nền tảng của mình. Cả hai cũng đang được giám sát chặt chẽ về các hoạt động thuế tại Việt Nam.

Công ty nghiên cứu thị trường Decision Lab cho biết, sự xuất hiện của TikTok cũng đang đặt cả Facebook và YouTube vào tình thế phòng thủ. Cuộc khảo sát của công ty này cho thấy, Facebook là lựa chọn đầu tiên của Việt Nam đối với video ngắn, nhưng đã mất 3 điểm phần trăm trong quý đầu tiên so với 1 năm trước đó, trong khi TikTok đã tăng hơn gấp đôi thị phần.

Vì sao Việt Nam là ‘mỏ vàng’, ‘cỗ máy kiếm tiền’ lớn nhất của Facebook ở Đông Nam Á?

Và trong khi ông Le nhấn mạnh vai trò của thương mại điện tử trong việc giúp các doanh nghiệp kết nối với khách hàng nông thôn, thì chi phí vẫn là một trở ngại với người tiêu dùng.

Với ít cơ sở hạ tầng bên ngoài các thành phố, chi phí logistics tổng thể tương đương 16,8% GDP, cao hơn mức trung bình của châu Á, theo Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2020 của Bộ Công Thương. Các công ty có thể quảng cáo sản phẩm của họ ở khu vực nông dân Việt Nam. Nhưng vận chuyển những sản phẩm đó sau khi quảng cáo thành công lại là một vấn đề đáng quan tâm khác.

Việt Nam quyết thu thuế từ Facebook, Google, Youtube

Chính quyền Việt Nam thời gian qua vẫn triển khai nhiều biện pháp vừa hỗ trợ doanh nghiệp tạo nguồn thu tốt, nhưng cũng duy trì các giải pháp chống thất thu thuế, nhất là thu trên các sàn thương mại điện tử, Facebook, Google.

Về hoạt động thương mại điện tử có phát sinh thu nhập tại Việt Nam của Google, Facebook, YouTube…, Cục Thuế TP. HCM vừa qua đã kiến nghị Chính phủ quy định các tổ chức này phải thực hiện nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.

Facebook, Google lại “vào tầm ngắm” của Việt Nam
Theo cơ quan thuế thành phố, các bên cũng cần hợp tác cung cấp thông tin của tổ chức và cá nhân tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh và có thu nhập từ Google, Facebook, YouTube…

Theo báo cáo của cơ quan thuế, tính sơ bộ trong 4 tháng đầu năm 2021, TP.HCM thu ngân sách ước được hơn 140.000 tỷ đồng, đạt 38% dự toán, tăng 15,7%  so với cùng kỳ năm trước.

Để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất trong bối cảnh ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, TP.HCM đã gia hạn tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cho 56.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh với khoảng 15.000 tỷ đồng. Cùng với đó, Cục Thuế TP.HCM cũng triển khai các biện pháp chống thất thu thuế, nhất là thu từ thương mại điện tử, Facebook, Google…do hiện nay, còn nhiều nhãn hàng kinh doanh, quảng cáo trên Facebook, Google… chưa kiểm soát được nên bị thất thu thuế rất lớn.

Cùng với các số liệu công bố trước đó, lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM cũng chỉ ra một thực tế đã được nói đi nói lại rất nhiều, đó là các mạng xã hội như Google, Facebook… đều đặt máy chủ ở nước ngoài. Các nhà mạng này luôn khuyến khích cá nhân đăng tải thông tin và nếu có lượt xem (view) cao sẽ được họ trả tiền.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, Facebook, Youtube, hay Google đều lồng ghép quảng cáo vào các bản tin để thu phí dịch vụ.

Vì sao Việt Nam là ‘mỏ vàng’, ‘cỗ máy kiếm tiền’ lớn nhất của Facebook ở Đông Nam Á?
Theo Cục Thuế TP.HCM, thông qua việc phối hợp thông tin với một số ngân hàng, cơ quan thuế chỉ biết được số tiền mà chủ mạng xã hội đã chi trả cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, cơ quan thuế tính thuế thu nhập đối với các đơn vị, cá nhân có thu nhập từ mạng xã hội.

Trong khi đó đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam thanh toán tiền quảng cáo cho chủ mạng xã hội là bao nhiêu và đã khấu trừ thuế nhà thầu hay chưa thì cơ quan thuế rất khó xác minh được.

Về thực trạng này, một số cán bộ của Cục Thuế TP.HCM cho biết việc xác minh lý do dòng tiền ra vào của các nhà mạng xã hội như Facebook, Google, Youtube là rất khó bởi thông tin tài khoản ngân hàng không thể hiện nội dung chuyển tiền. Do đó, việc xác định thu nhập tính thuế đối với cá nhân, tổ chức có thu nhập từ các nhà mạng xã hội phụ thuộc nhiều vào thiện chí của người nộp thuế.

“Thu nhập của các nhà mạng xã hội (Facebook, Youtube, Google…) thì không rõ ràng”, Cục Thuế TP.HCM nhấn mạnh.

Thực tế này cho thấy, hiện nay, cơ quan thuế Việt Nam mới chỉ xác minh được “phần ngọn” chứ chưa thể làm đến “phần gốc”.

Ngoài ra, trong quá trình xác minh cá nhân, tổ chức có thu nhập từ Google, Facebook, cơ quan thuế đã yêu cầu khoảng 40 ngân hàng cung cấp thông tin.

Tuy nhiên, thực tế, chỉ có 6 ngân hàng hợp tác thực hiện, còn những đơn vị khác tỏ ra thiếu nhiệt tình và tìm nhiều lý do từ chối cung cấp số liệu liên qua.

Ông Lê Duy Minh, Cục trưởng Cục Thuế TP HCM khẳng định, đối với những ngân hàng có thực hiện thanh toán cho các tổ chức hoạt động thương mại điện tử, Cục Thuế TP kiến nghị Chính phủ có quy định bắt buộc các ngân hàng phối hợp cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, cũng như thực hiện việc khấu trừ nộp thuế theo quy định.

Tổng cục Thuế: Thu 1.000 tỷ đồng tiền thuế từ các cá nhân kiếm tiền qua Facebook, Google

Như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng nhiều lần tuyên bố, về nguyên tắc, Google và Facebook có thu nhập tại Việt Nam thì phải đặt máy chủ tại quốc gia Đông Nam Á này để cơ quan quản lý nhà nước giám sát dòng tiền ra vào, đồng thời hai nhà mạng xã hội này kê khai và tự nộp thuế. Nhiều năm trôi qua, cả Google, Facebook đều bỏ ngỏ vấn đề này.

Trong khi đó, theo giới chức trách Việt Nam, thông tin trên các mạng xã hội do các doanh nghiệp trong nước tạo lập chưa đủ mạnh để thay thế Google, Facebook. Từ đó, nhà nước muốn chế tài các mạng xã hội nước ngoài bằng cách áp đặt thuế suất 4%/doanh thu như Chính phủ Pháp đang áp dụng hay hạn chế hoạt động của họ ở tại Việt Nam có thể làm giảm sút nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân.

Vì vậy, Cục Thuế TP.HCM kiến nghị, giải pháp ban đầu là Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Google, Facebook đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam, rồi tự kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế.

“Còn việc họ kê khai chính xác hay không, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm theo dõi và giám sát. Theo đó, nếu họ thực hiện nghĩa vụ thuế không đúng quy định thì Chính phủ có thể tính đến biện pháp chế tài mạnh tay hơn”, lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM lưu ý.
Quy định về việc đóng thuế thu nhập từ Facebook, Youtube, Google tại Việt Nam

Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013, Luật thuế GTGT năm 2008, Luật quản lý thuế 2019, cũng như Nghị định 126, các nhà làm chính sách Việt Nam ban hành rất rõ ràng quy định về việc đóng thuế thu nhập từ Facebook, Youtube, Google.

Phải đóng bao nhiêu % thuế thu nhập cho YouTube, Facebook, Google...khi được bật nút kiếm tiền?
Theo đó, khi doanh nghiệp nhận được doanh thu từ các nền tảng thì phải kê khai và đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN- tổng doanh thu trừ chi phí) với mức thuế 20% và thuế Giá trị gia tăng (GTGT) với mức thuế 10% theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và Luật thuế GTGT năm 2008.

Riêng đối với cá nhân có thu nhập từ YouTube, Facebook, Google, các cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, YouTube… dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT.

Trong trường hợp các cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế với mức thuế suất 5% thuế GTGT/doanh thu tính thuế và 2% thuế TNCN/Doanh thu tính thuế.

Trong đó, doanh thu tính thuế là số tiền nhận trực tiếp từ YouTube hoặc số tiền nhận từ đối tác là các mạng đa kênh (đối tác của Youtube tại Việt Nam) mà không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.

Thảo luận