Có điều gì đằng sau đề xuất mới của Ngoại trưởng Trung Quốc

Mới đây tại thành phố Trùng Khánh (CHND Trung Hoa) đã diễn ra cuộc gặp của Bộ trưởng Ngoại giao CHND Trung Hoa Vương Nghị với những người đồng cấp từ các nước thành viên ASEAN. Sputnik giới thiệu bài viết của quan sát viên Piotr Tsvetov phân tích về sự kiện này.
Sputnik

Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ đối tác với ASEAN

Điều chính yếu cần lưu ý trong bài phát biểu của Ngoại trưởng CHND Trung Hoa là đề xuất của ông Vương Nghị với nguyện vọng nâng tầm quan hệ của Nhà nước Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lên mức đối tác chiến lược toàn diện.

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác đối thoại của ASEAN và khá tích cực hợp tác với Hiệp hội, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại-kinh tế. Bắc Kinh tham gia vào phần lớn các cấu trúc đã được ASEAN thiết lập. Ví dụ, trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Plus (MMDA +) và các cấu trúc khác nữa. Vai trò của định dạng ASEAN + 3 là nổi bật, bởi trên nền tảng này, các đối tác kinh tế hàng đầu của Hiệp hội như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc  thường xuyên thảo luận các vấn đề hợp tác.

Gác lại Biển Đông, Ngoại trưởng Vương Nghị hết lời ca ngợi quan hệ tốt đẹp với Việt Nam

Điều gì mới mẻ có thể giúp Trung Quốc và ASEAN tiến lên cấp độ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện? Chắc không thừa nếu nhắc rằng trong thực tiễn quan hệ quốc tế hiện đại, mức độ đối tác chiến lược có nghĩa là các bên không giữ quan hệ thù địch, có cái nhìn chung hoặc tương đồng về những vấn đề chiến lược trong chương trình nghị sự thế giới, nhiều phần tin cậy lẫn nhau và hiệp lực trên cơ sở bình đẳng. Cho đến nay, CHND Trung Hoa đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với hai chục nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Có thể vững tin mà cho rằng điều cần cho Bắc Kinh bây giờ là chính thức hóa quan hệ với Hiệp hội ở định dạng đối tác chiến lược, để từ đó dưới góc độ quan điểm láng giềng hữu nghị sẽ có quan hệ tin cậy hơn với các nước ASEAN. Điều này đặc biệt cần thiết trong bối cảnh đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang ngày càng nóng lên ở Biển Đông và eo biển Đài Loan.

Về cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng giành chủ quyền với các đảo ở Biển Đông, thì gần đây, trong khi vẫn không từ bỏ yêu sách lãnh thổ, phía Trung Quốc cố gắng tìm cách trì hoãn giải quyết vấn đề, nhấn vào tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các nước ASEAN với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế hoặc cuộc chiến chống đại dịch coronavirus. Lập trường này cũng thể hiện trong bài phát biểu của ông Vương Nghị ở Trùng Khánh.

Có điều gì đằng sau đề xuất mới của Ngoại trưởng Trung Quốc

Có thể thấy sáng kiến ​​mới của Ngoại trưởng CHND Trung Hoa nằm trong khuôn khổ chiêu thức «ngoại giao tiếp cận» mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố, mà mục tiêu của «ngoại giao tiếp cận» là duy trì hòa bình và hợp tác trong khu vực, cũng như xây dựng thái độ tích cực của các dân tộc Đông Nam Á đối với Trung Quốc. Nhưng đó là trên bình diện chung. Còn trong trường hợp cụ thể mà chúng ta đang xem xét, mục tiêu cơ bản của ngoại giao Bắc Kinh khi đối đầu với Hoa Kỳ là đảm bảo giữ yên hai bên sườn của Trung Quốc theo hướng ASEAN.

Nga - ASEAN không ngừng xích lại gần nhau

Vậy còn Nga thì sao?

Với tư cách là một thực thể tổ chức LB Nga đã ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với ASEAN từ cách đây 3 năm, vào tháng 11 năm 2018. Nhưng ngay cả trước mốc này, đã xây dựng được toàn bộ hệ thống thỏa thuận và hiệp ước nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa Nga và ASEAN.

Các văn kiện nền tảng cho sự phát triển quan hệ kinh tế của Nga-ASEAN hiện nay là Chương trình làm việc về hợp tác thương mại-đầu tư giữa Nga và ASEAN dành cho giai đoạn sau năm 2017 và Bản đồ Lộ trình cập nhật về hợp tác thương mại- đầu tư giữa Nga và ASEAN. Bản đồ Lộ trình nhắm tới phục vụ thực hiện các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Nga

Bất kể những khó khăn lớn do đại dịch coronavirus gây ra, các tiếp xúc giữa hai bên vẫn được duy trì. Tháng 8 năm 2020 đã diễn ra vòng tham vấn kế tiếp thứ chín của Bộ trưởng Kinh tế Nga và ASEAN, trong đó chủ đề chính là hiệp lực thúc đẩy hồi sinh kinh tế khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19.

Thảo luận