GDP dự báo tăng 7%, Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng kinh tế trên thế giới

Theo dự báo của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và và Oxford Economics, bất chấp Covid-19, GDP Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng ở mức 7,6%. Cùng với Singapore, kinh tế Việt Nam có tốc độ hồi phục hàng đầu khu vực.
Sputnik

Các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á đánh giá, Việt Nam vẫn có thể thực hiện thành công mục tiêu kép – vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong năm 2021 này.

GDP Việt Nam có thể tăng 7,6% năm 2021?

Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics vừa công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á, trong đó đánh giá rất cao về tốc độ hồi phục kinh tế của Việt Nam và Singapore.

Báo cáo của ICAEW nhận định, Singapore và Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục dẫn đầu phục hồi kinh tế trong khu vực. Dù làn sóng thứ 4 dịch Covid-19 đang có ảnh hưởng đến ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu, tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng rất nhanh sau khi các biện pháp phòng chống dịch được nới lỏng và gỡ bỏ.

Trong trường hợp của Singapore, Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics đánh giá nguyên nhân thành công của đảo quốc Sư tử nằm ở việc triển khai nhanh chóng chương trình tiêm chủng vaccine và là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á đạt miễn dịch cộng đồng ngay trong năm 2021 này.

GDP dự báo tăng 7%, Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng kinh tế trên thế giới

Điểm đáng chú ý trong báo cáo này của ICAEW chính là việc khẳng định Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng dương năm 2020 nhờ thành công kiểm soát đại dịch Covid-19.

Thành tích chống dịch xuất sắc của Việt Nam giúp nền kinh tế được hưởng lợi tự sự gia tăng hoạt động kinh doanh toàn cầu, thu hút dòng tiền từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ, nhờ đó thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo và duy trì thế mạnh xuất khẩu.

“Năm 2021, dù Covid-19 bùng phát trở lại gây ảnh hưởng đến công nghiệp sản xuất và xuất khẩu, Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ dẫn đầu phục hồi kinh tế trong khu vực với GDP dự báo tăng 7,6% khi các hạn chế, giãn cách xã hội và phòng chống dịch được dỡ bỏ”, Báo cáo của ICAEW nhấn mạnh.

Lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á

ICAEW dự báo, nhìn tổng thể, GDP của Đông Nam Á sẽ tăng mạnh đến 4,8% trong năm 2021 sau khi giảm còn 4,1% hồi năm ngoái.

Làn sóng Covid-19 thứ 4 không thể ‘quật ngã’ Việt Nam
Theo các chuyên gia của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics, mức tăng trưởng này đạt được là nhờ có sự cải thiện trong các hoạt động kinh doanh toàn cầu, kinh tế vĩ mô có điều tiết, hỗ trợ liên tục từ ngân sách chính phủ và lãi suất thấp trong toàn khu vực.

Các quốc gia Đông Nam Á được dự báo mức tăng trưởng lên đến 6,5% trong năm 2022 khi các nước dần đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng và sự phục hồi sẽ đồng bộ hơn trong toàn thể các ngành kinh tế trong điều kiện “bình thường mới” – theo cách nói ở Việt Nam.

ICAEW cũng chỉ ra rằng, dù cùng một khối với những độ tương đồng nhất định, tuy nhiên, nền kinh tế Đông Nam Á sẽ tiếp tục chứng kiến tốc độ hồi phục khác nhau trong năm 2021.

Mức phục hồi và tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào năng lực của các quốc gia trong việc khống chế, kiểm soát làn sóng Covid-19 mới cũng như thành công của các Chính phủ trong việc mua, phân phối và tiêm vaccine.

GDP dự báo tăng 7%, Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng kinh tế trên thế giới

Dù còn những trở ngại về tỷ lệ tiêm chủng, tốc độ kiểm soát dịch bệnh, tuy vậy, Báo cáo triển vọng kinh tế của ICAEW vẫn lạc quan về triển vọng hồi phục toàn Đông Nam Á trong trung hạn và dài hạn.

“Dù phải đối mặt với nhiều thách thức, các chính sách kinh tế vĩ mô có điều tiết và sự gia tăng kinh doanh trên thế giới giúp đa phần Đông Nam Á vẫn sẽ đạt tăng trưởng GDP ấn tượng trong năm nay”, các chuyên gia của ICAEW nhấn mạnh và cho biết việc nới lỏng các biện pháp hạn chế trong mùa hè này ở đa số các nước sẽ thúc đẩy cải thiện kinh tế vào thời điểm cuối năm.

Báo cáo cho thấy, ngoài Philippines và Thái Lan, hầu hết các nền kinh tế ở Đông Nam Á đều có triển vọng trở lại mức tăng trưởng như trước thời điểm bùng phát dịch trong năm nay.

Việt Nam có phải là câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á trong thời Covid-19?
Theo đó, Singapore và Malaysia có thể sẽ đạt mức tăng GDP từ 2% - 2,5% cao hơn mức trước Covid-19. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, những biện pháp hạn chế vừa qua được áp dụng ở Việt Nam, Singapore, Malaysia cho thấy mức tiêu dùng giảm trong quý II/2021 nhưng không nhiều do các hộ gia đình và doanh nghiệp đều thích nghi và sử dụng phương thức mua bán online từ xa.

Cùng với đó, Chính phủ các nước cũng dùng nhiều biện pháp “có chủ đích” hơn là áp dụng cùng lúc việc phong tỏa cả nước, gián đoạn các chu trình kinh doanh sản xuất, xuất khẩu…

Giám đốc ICAEW Mark Billington nhấn mạnh, Đông Nam Á đã phải chống chọi với làn sóng Covid-19 với số ca nhiễm tăng cao từ đầu năm 2021 dẫn đến việc phải thực thi các biện pháp giãn cách xã hội. Điều này tuy có làm suy yếu nhưng không ngăn cản được năng lực phục hồi kinh tế toàn khu vực.

Các chuyên gia hàng đầu cảu ICAEW đánh giá cao quyết tâm và tốc độ tiêm vaccine của các quốc gia và khẳng định điều này sẽ tiếp tục là thước đo quan trọng cho tăng trưởng trong nửa cuối năm 2021.

“Chúng tôi kỳ vọng rằng các nước có khả năng khắc phục Covid-19 và đạt tỷ lệ tiêm chủng cao sẽ vượt qua các nước khác trong khu vực và sẵn sàng cho việc phục hồi”, ông Mark Billington nêu rõ.

World Bank: Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất khu vực

Trong khi đó, báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu vừa được Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) công bố ngày 8/6 cho thấy, Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng.

“Việt Nam đã thành công trong việc ngăn chặn Covid-19 và được hưởng lợi từ các biện pháp tài khóa, hỗ trợ đầu tư công và dòng vốn đầu tư FDI mạnh mẽ”, WB nhấn mạnh.

Trong khi dự báo mức tăng trưởng kinh tế thế giới là 5,6% thay vì 4,1% như dự báo hồi tháng 1 năm nay, Việt Nam nổi lên như một “điểm sáng” về tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến đạt 6,6% trong năm 2021, giảm nhẹ so với mức dự báo 6,8% được đưa ra cuối năm 2020 do những ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 mới bùng phát.

Thừa nhận thành công của Việt Nam
Tuy nhiên, WB nhấn mạnh, đây vẫn là mức tăng trưởng cao nhất được dự báo cho các nước trong khu vực ASEAN. Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế của Thái Lan dự kiến sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2021, trước khi tăng tốc lên 5,1% vào năm 2022 nhờ sự phục hồi của du lịch và lữ hành toàn cầu. Indonesia được dự báo tăng trưởng 4,4% vào năm 2021 và tăng lên 5% vào năm 2022.

Tăng trưởng GDP của Philippines được dự báo là 4,7% vào năm 2021 và 5,9% vào năm 2022, với sản lượng dự kiến đạt mức trước đại dịch vào năm 2022. Trong khi đó, Malaysia có thể đạt tăng trưởng 6% vào năm 2021 với điều kiện ổ dịch Covid-19 vẫn còn trong tầm kiểm soát và việc phân phối vaccine được đẩy mạnh.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng dự báo các nền kinh tế có định hướng xuất khẩu hoặc cạnh tranh nhất như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Campuchia, Thái Lan sẽ được hưởng lợi từ mức tăng trưởng cao hơn của Mỹ (dự báo 6,8% năm 2021) và nhiều nền kinh tế quan trọng khác.

ADB: Việt Nam nổi lên như điểm sáng kinh tế toàn cầu

Phân tích về ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có đủ điểu kiện để thực hiện được mục tiêu kép – vừa chống dịch vừa tăng trưởng kinh tế trong năm 2021.

Nói về báo cáo triển vọng kinh tế châu Á của ADB với dự báo Việt Nam sẽ đứng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng GDP trong năm 2021, Giám đốc Quốc gia ADB Andrew Jeffries nhấn mạnh, ADB rất lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam.

Theo chuyên gia chia sẻ với TTXVN, xu hướng phục hồi nhanh chóng tại Mỹ và Trung Quốc, hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, sẽ giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong năm 2021.

GDP dự báo tăng 7%, Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng kinh tế trên thế giới

Ông Jeffries phân tích, trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái và nhập khẩu cũng tăng 36,4%. Cũng trong thời gian này, ngành chế tạo ghi nhận tăng trưởng 12,6%.

“Thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế”, Giám đốc ADB tại Việt Nam nêu rõ.

Theo đó, kết quả là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục tăng trong giai đoạn tháng 1-5/2021, giải ngân vốn FDI cũng tăng 6,7%. Cùng với đó, doanh số bán lẻ đã tăng 7,6%, bất chấp tác động của đại dịch đối với thị trường việc làm.

Chính Covid-19 đã chứng minh sức mạnh nền kinh tế Việt Nam
Tuy nhiên, rủi ro đã xuất hiện khi vào tháng 4 vừa qua, đại dịch tái xuất hiện ở Việt Nam, trong khi việc triển khai kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cũng bị trì hoãn.

Các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á hiểu rất rõ rằng, đợt bùng phát thứ tư đang diễn ra không chỉ gây ảnh hưởng đến các thành phố lớn như Hà Nội và TP,HCM, mà còn ảnh hưởng đến các khu công nghiệp ở Bắc Giang và Bắc Ninh, vốn là những điểm tập trung hoạt động sản xuất của nhiều thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng linh kiện, thiết bị điện tử.

Theo Giám đốc Quốc gia của ADB, việc lực lượng lao động trong các khu công nghiệp bị ảnh hưởng, lĩnh vực sản xuất - một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế - chắc chắn sẽ bị cản trở. Cùng với đó, các kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 của Việt Nam, nếu bị trì hoãn, cũng sẽ ngay lập tức tác động đến đà phục hồi kinh tế.

Nhận định về việc các giải pháp nào mà Chính phủ Việt Nam có thể tận dụng cơ hội xu hướng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó tăng cường sự tham gia vào chuỗi này, ông Andrew Jeffries cho rằng, việc ưu tiên phát triển khu vực tư nhân và thúc đẩy sự hội nhập của khu vực tư nhân trong nước vào chuỗi giá trị toàn cầu là rất quan trọng.

“Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển khu vực tư nhân kể từ sau quyết định Đổi mới năm 1986. Tuy nhiên, để khu vực tư nhân trở nên cạnh tranh và năng động hơn, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa”, chuyên gia nhấn mạnh.
GDP dự báo tăng 7%, Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng kinh tế trên thế giới

Ông Jeffries phân tích, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, tăng trưởng kinh tế hàng năm cần được duy trì ở mức trên 7%.

“Điều kiện tiên quyết để đạt được điều này là khu vực tư nhân phải hoạt động một cách năng động và cạnh tranh trong cả hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ”, vị chuyên gia nói.

Giám đốc Quốc gia của ADB chỉ rõ, hơn 95% doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, trong khi chỉ có dưới 1,5% là doanh nghiệp vừa. Do đó, giữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và quy mô lớn đang tồn tại một khoảng trống.

Bộ máy lãnh đạo mới của Việt Nam ảnh hưởng gì đến tăng trưởng kinh tế?
Ông Andrew Jeffries nhấn mạnh, điều quan trọng là Việt Nam vừa thúc đẩy tăng trưởng vừa đảm bảo tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ trưởng thành, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho một tương lai kinh tế do khu vực tư nhân dẫn đầu.

Cũng theo chuyên gia, nhằm thực hiện điều này, các điều kiện như khả năng tiếp cận nguồn tài chính, đất đai, công nghệ, việc tăng cường kỹ năng quản trị doanh nghiệp và hợp lý hóa các thủ tục kinh doanh là rất cần thiết.

Ngoài ra, chuyển đổi số cũng là một ưu tiên quan trọng trong thời gian tới. Sự xuất hiện của đại dịch đã nhấn mạnh vai trò của quá trình số hóa nền kinh tế, để từ đó tăng cường khả năng phục hồi, khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả.

“Tôi cho rằng việc Chính phủ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử là một sáng kiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi này”, ông Jeffries khẳng định.

Cùng với đó, thương mại điện tử cũng đã nổi lên nhanh chóng. Ngành ngân hàng đã mở rộng các dịch vụ điện tử trong năm qua với nhiều hình thức thanh toán di động đã được thí điểm nhằm hướng đến mục tiêu số hóa ngành ngân hàng và tăng cường các giải pháp tài chính toàn diện.

Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế số trong tương lai

Nói về công cuộc chuyển đổi số ở Việt Nam, theo đại diện ADB, đại dịch tạo ra động lực phát triển các phương tiện kỹ thuật số nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân liên quan đến các dịch vụ xã hội cơ bản, cũng như các hình thức dịch vụ mới không yêu cầu tiếp xúc trực tiếp, chẳng hạn như mua sắm trực tuyến hoặc thanh toán qua ngân hàng di động hoặc ví điện tử.

GDP dự báo tăng 7%, Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng kinh tế trên thế giới

Cá nhân vị chuyên gia cũng đã nhận thấy rằng có nhiều cơ quan và đơn vị đã được thành lập để xử lý quá trình chuyển đổi này. Trong khi đó, các công ty sử dụng lao động dường như nhận thức được sự thay đổi nên đã bắt đầu đào tạo lại nhân viên.

“Bằng cách tận dụng cơ hội do những xu hướng này mang lại, tôi tin rằng Việt Nam có thể trở thành một nền kinh tế số trong tương lai”, ông Andrew Jeffries nói và cho biết, ADB cũng sẽ tiếp tục trao đổi với các cơ quan chức năng trong nước nhằm phát triển các giải pháp số và đô thị thông minh.

Vị trí thứ 33 của Việt Nam nói lên điều gì?
Đánh giá triển vọng thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam, Giám đốc Quốc gia ADB khẳng định, việc ngăn chặn thành công đại dịch là yếu tố quyết định kết quả tăng trưởng kinh tế tích cực trong năm 2020, bất chấp việc nhiều quốc gia khác đã chứng kiến suy giảm kinh tế vào năm ngoái.

Nhà kinh tế của ADB tin rằng, nếu dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát bởi cả người dân lẫn chính phủ đều tích lũy được kinh nghiệm quan trọng trong ứng phó, các hoạt động kinh doanh sản xuất sẽ sớm được phục hồi.

“Làn sóng lây nhiễm hiện tại của đại dịch Covid-19 với các biến thể mới đã được chính phủ xử lý một cách hiệu quả và cho đến nay gần như đã được kiểm soát. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có khả năng thực hiện được mục tiêu kép là vừa ngăn chặn đại dịch vừa tăng trưởng kinh tế vào năm 2021”, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam khẳng định.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo hạn chế các rủi ro phát sinh và nguy cơ dịch bệnh – những yếu tố không chắc chắn, theo ông Andrew Jeffries, yếu tố then chốt – “chìa khóa” quan trọng ở đây là dẩy mạnh tiêm chủng vaccine Covid-19 nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như nâng cao khả năng chống chọi của nền kinh tế, phục hồi, tăng trưởng bền vững.

Thảo luận