Tại sao châu Âu không tỏ ý sẵn sàng hoàn toàn ủng hộ chiến lược chống Trung Quốc của Mỹ?

Trung Quốc như dự kiến sẽ là chủ đề xuyên suốt các cuộc họp trong chuyến công du châu Âu của Tổng thống Mỹ. Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn dự đoán Joe Biden khó có thể giành được sự ủng hộ hoàn toàn cho chiến lược kiềm chế Trung Quốc.
Sputnik

Ngoại giao vắc xin, thương mại, khí hậu và việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển là các nội dung cốt lõi trong chương trình nghị sự của hội nghị G7 lần này. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không được nhắc đến, nhưng, “Sáng kiến Xanh Sạch” của nhóm G7 về  phát triển bền vững và chuyển đổi xanh tại các nước đang phát triển được nhiều nhà quan sát coi là một giải pháp thay thế cho dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Trong khi đó, cường độ cạnh tranh giữa dự án toàn cầu của Trung Quốc và dự án xanh của G7 có thể được đánh giá bởi sự sẵn lòng của các đối tác trong nhóm này, cũng như Úc, Ấn Độ và Hàn Quốc mà Vương quốc Anh đã mời tới hội nghị thượng đỉnh, để hỗ trợ tài chính cho sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng. Ít có khả năng đạt được mục tiêu này trong hội nghị thượng đỉnh.

G7 tìm kiếm giải pháp thay thế cho "Một vành đai, Một con đường"

Mục đích của chuyến công du

Khôi phục mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương với châu Âu là một trong những mục tiêu chính trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Biden. Đồng thời, mục tiêu của Biden khôi phục vị thế lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ có thể trở thành một thách thức không chỉ đối với Trung Quốc, mà còn có thể không đạt được sự đồng thuận ở chính châu Âu, vì không ai hủy bỏ “quyền tự chủ chiến lược” của EU.

Trả lời phỏng vấn của Đài Sputnik, ông Yuri Rubinsky - người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Pháp tại Viện châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét rằng, nỗ lực của Tổng thống Mỹ thúc giục nhóm G7 gia tăng áp lực đối với Trung Quốc trước "mối đe dọa" được cho là ngày càng gia tăng từ phía Bắc Kinh cũng có thể gặp khó khăn.

Tại sao châu Âu không tỏ ý sẵn sàng hoàn toàn ủng hộ chiến lược chống Trung Quốc của Mỹ?
“Cả hai bên đều đang tìm kiếm một nền tảng cho sự đồng thuận. Tất nhiên, người châu Âu cố gắng duy trì một số mối lợi từ thương mại với Trung Quốc. Hơn nữa, họ chưa tham gia đầy đủ vào cuộc đối đầu với Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một thỏa hiệp xuyên Đại Tây Dương đã được công bố. Với thỏa hiệp này, Biden đã đến Nhà Trắng, và ông sẽ đạt được một thỏa hiệp trong chuyến công du châu Âu. Có sự phối hợp nhất định về chính sách đối với Trung Quốc giữa EU và Mỹ, nhưng không phải 100%. Bởi vì châu Âu muốn duy trì lợi ích chiến lược của họ, trong đó bao gồm việc xây dựng quan hệ bình đẳng và thực dụng với Trung Quốc và tích cực phát triển quan hệ kinh tế song phương".

Chuyên gia Yuri Rubinsky nhấn mạnh rằng, Biden cũng khó có thể áp đặt với các đối tác châu Âu chương trình nghị sự nội bộ nước Mỹ liên quan đến vấn đề Đài Loan:

Mỹ đang cố thành lập "Quốc tế chống Trung Quốc"
“Trong vấn đề này, Biden sẽ không thành công. Đài Loan không chỉ là “khúc xương trong cổ” mối tương quan giữa Mỹ và Trung Quốc, mà còn là vấn đề nguyên tắc đối với Trung Quốc. Vì lý do này, người châu Âu có xu hướng hành xử khá cẩn thận trong vấn đề Đài Loan. Họ cố gắng tránh làm điều mà Trung Quốc coi là vượt qua lằn ranh đỏ trong vấn đề Đài Loan”.

Biden tìm cách củng cố lại mối quan hệ với châu Âu vốn bị suy yếu dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump phần nào do những lời lẽ hùng hồn chống Trung Quốc. Về phần mình, người châu Âu hy vọng vào việc chấm dứt cuộc chiến thuế quan với Hoa Kỳ sau chuyến công du của Biden. Mức độ mà người châu Âu ủng hộ chiến lược chống Trung Quốc của Biden sẽ phụ thuộc vào cách giải quyết vấn đề này. Theo một số nhà phân tích, quyết định của Nghị viện châu Âu hoãn xem xét thỏa thuận đầu tư mới với Trung Quốc là một cử chỉ thể hiện lòng trung thành của EU với Hoa Kỳ.

Thảo luận