G7 tìm kiếm giải pháp thay thế cho "Một vành đai, Một con đường"

© AP Photo / Andrew MedichiniCông tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G7 ở Ý.
Công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G7 ở Ý. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Đăng ký
Các nước G7 có thể khởi động một dự án thay thế cho Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Theo ghi nhận của các phương tiện truyền thông phương Tây, trong chương trình của hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới dự định sẽ đưa ra "sáng kiến xanh sạch", nhằm hỗ trợ phát triển bền vững và chuyển đổi xanh ở các nước đang phát triển.

Hiện các chi tiết kỹ thuật của sáng kiến ​​vẫn chưa được tiết lộ. Có thể, vấn đề này sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia.

Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2019
"Vành đai và con đường" của Trung Quốc có phải là "âm mưu"?

Ở phương Tây, người ta nói khá nhiều về việc cần đưa ra giải pháp thay thế cho sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Từ năm 2018, người đứng đầu bộ phận ngoại giao của EU lúc đó là Federica Mogherini cho biết EU đang phát triển một kế hoạch thay thế cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Âu và châu Á. Không đi sâu vào chi tiết, bà lưu ý rằng kế hoạch dự kiến thu hút sự tham gia tích cực hơn từ phía các cơ quan chính phủ và các tổ chức tài chính tư nhân, bao gồm cả các quỹ tài sản có chủ quyền, trong việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng.

Hoa Kỳ thậm chí còn cảnh giác hơn với "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. Hội đồng Đối ngoại Hoa Kỳ thường xuyên công bố các công trình mà về bản chất đều đề cập tới nội dung sau: làm sao đối phó với sáng kiến ​​xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, và những gì thế giới phương Tây có thể đưa ra với tư cách đối trọng dự án này. Trên thực tế, theo Bloomberg, "sáng kiến ​​xanh sạch" hiện tại nảy sinh ra chính nhờ gợi ý của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tuy nhiên, ấn phẩm chỉ ra những mâu thuẫn hiện đã tồn tại giữa các quốc gia có thể tham gia. Ví dụ, Đức, Pháp và Ý muốn hỗ trợ các dự án ở châu Phi, còn Hoa Kỳ thì lại quan tâm tới Châu Mỹ Latinh và Châu Á. Quỹ đạo lợi ích của Nhật Bản bao gồm cái gọi là khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Thậm chí có thể nảy sinh những bất đồng nghiêm trọng hơn khi thảo luận về các vấn đề tài chính.

Thái độ đối với sáng kiến ​​của Trung Quốc trên thế giới không nhất quán

Các nước đang phát triển hầu hết rất hào hứng với sáng kiến "Vành đai và Con đường". Trong khuôn khổ dự án này, các công ty Trung Quốc đang đầu tư quy mô lớn vào các dự án cơ sở hạ tầng, vốn rất quan trọng đối với các nước đang phát triển. Ngoại trừ Italy là nước tỏ ra hào hứng với sáng kiến ​​của Trung Quốc, các nước G7 lại đề nghị xem xét cẩn thận từng dự án đầu tư cụ thể với phía Trung Quốc. Họ nói rằng tiền của Trung Quốc đôi khi là một gánh nặng nợ không thể chịu nổi đối với các nước nhận tiền.

Thượng đỉnh ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2019
Trước thềm thượng đỉnh ASEAN: Sáng kiến “Vành đai-Con đường” và phản ứng của một số nước Đông Nam Á

Tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng luôn là khoản đầu tư dài hạn mà các nhà đầu tư tư nhân không muốn thực hiện. Chính vì thế cần có một “chiếc ô” - một sáng kiến ​​cấu trúc bao trùm lên các dự án ở bên dưới. Đây hoàn toàn không phải là một khoản đầu tư vô vọng, vì cơ sở hạ tầng phát triển tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong mọi trường hợp, Sáng kiến ​​"Vành đai và Con đường" của Trung Quốc không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của các nước. Do đó, các quốc gia khác cũng nên thúc đẩy các sáng kiến ​​phát triển khác nhau. Nhưng ông Xu Qinhua, Phó giám đốc Viện Chiến lược và Phát triển thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Môi trường và Năng lượng Quốc tế, cho rằng cạnh tranh với "Vành đai và Con đường" là việc vô nghĩa.

"Trong bối cảnh tình hình khí hậu, dịch tễ học, tình trạng thiếu lương thực và những thách thức an ninh khác thường đang ngày càng trầm trọng, chúng ta chỉ có thể nói rằng thế giới cần làm việc cùng nhau để đạt được các mục tiêu phát triển xanh và sạch. Tôi phản đối việc gieo rắc mối bất hòa giữa các lực lượng và sáng kiến ​​khác nhau với sự trợ giúp của tuyên truyền trong thời điểm khó khăn như vậy. Ngay cả khi phương Tây đưa ra sáng kiến ​​phát triển xanh sạch của riêng mình, chúng ta cũng phải nghĩ đến cách thức hội nhập và tương tác, chứ không phải cạnh tranh. Tôi tin rằng nếu các nước phát triển có thể tạo ra một sáng kiến ​​có quy mô tương đương với "Vành đai và Con đường" về vốn, năng lực xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo, thì đương nhiên cần hoan nghênh. Chúng tôi xuất phát từ khái niệm về một cộng đồng có vận mệnh chung của nhân loại, do đó chúng tôi phản đối sự đối đầu. Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng phát triển "Vành đai và Con đường" cùng với châu Âu và Mỹ. Xét cho cùng, chính các nước đang phát triển cần được hỗ trợ và tài trợ để phát triển cơ sở hạ tầng. Trung Quốc vẫn chưa thể giải quyết tất cả các vấn đề, họ cũng cần sự hỗ trợ từ các quốc gia khác".

Bằng cách này hay cách khác, các quốc gia khác vẫn chưa thể đưa ra một giải pháp thay thế chính thức cho sáng kiến ​​toàn cầu của Trung Quốc. Vấn đề chính, thứ nhất, là thiếu nội dung cụ thể. Và thứ hai, thiếu cơ chế đầu tư kỹ lưỡng. Đồng thời, trong khuôn khổ "Vành đai và Con đường", đầu tư của Trung Quốc vào 138 quốc gia tham gia sáng kiến ​​này chỉ tính riêng trong năm ngoái đã lên tới 47 tỷ USD. Nhưng dĩ nhiên con số này chưa đủ. Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á, đến năm 2030, riêng tại Châu Á, cần ít nhất 26 nghìn tỷ USD để duy trì phát triển cơ sở hạ tầng và vượt qua đói nghèo.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала