Ông Sereda cho biết, các súng phóng lựu trong tương lai sẽ hoạt động theo một sơ đồ phi tiêu chuẩn, ưu tiên sẽ không phải là xuyên thủng lớp giáp mà là vô hiệu hóa các phương tiện bọc thép theo những cách khác, chẳng hạn bằng cách dừng động cơ.
Theo ông, đối với các nhà phát triển thì việc phá vỡ lớp giáp dày nhất chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Có thể điều này chưa đủ để gây tổn hại cho đối tượng.
Súng phóng lựu RPG-7 chống tăng
Cách đây 60 năm, vào ngày 15 tháng 6 năm 1961, súng phóng lựu chống tăng cầm tay RPG-7 lần đầu tiên gia nhập lực lượng vũ trang. Ngày nay, các biến thể khác nhau của súng phóng lựu chống tăng đã phục vụ tại hơn 80 quốc gia trên thế giới.
Người đứng đầu đại diện quân sự số 204 của Bộ Quốc phòng Nga Leonid Maslennikov cho biết, bản thân súng phóng lựu là một loại súng phóng đa năng có thể tái sử dụng, và nhờ dùng nhiều loại đạn khác nhau, loại vũ khí này không chỉ tiêu diệt xe bọc thép mà còn cả nhân lực, cũng như các công sự.
Theo ông, đạn khởi động chỉ hoạt động trong ống của súng phóng lựu và mang lại cho quả lựu tốc tốc độ khoảng 120-130 mét/giây khi bắt đầu được bắn ra khỏi nòng. Ở khoảng cách 15-20 mét từ người bắn, động cơ phản lực được bật lên và quả lựu đạn tăng tốc lên 300 mét/giây. Khi quả lựu đạn bay ra khỏi đường ống, thay cho đạn ban đầu bị đốt cháy sẽ mở ra các cánh ổn định, tạo độ chính xác nhằm vào mục tiêu. Tiêu cự quang học trong phiên bản mới nhất của súng phóng lựu RPG-7V2 cho phép bạn bắn đạn nhiệt áp ở khoảng cách lên đến 550 mét, đối với đạn phân mảnh khoảng cách có thể lên đến 700 mét.