Các chuyên gia Nga đã phát minh ra phương pháp «cocktail từ vaccine» mà bây giờ mọi người đang nói

Năm 2020, những chuyên viên sáng tạo ra chế phẩm Sputnik V jab của Nga đã giới thiệu cách tiếp cận mới để chích ngừa chống COVID bằng cách pha trộn vaccine. Năm nay, phương pháp này một lần nữa được các nhà nghiên cứu công nhận là thành công khi sử dụng những mũi tiêm khác.
Sputnik

Tiêm chủng dị hợp» gần đây đã trở thành chủ đề nóng đối với các nhà khoa học đi đầu trong chương trình chích ngừa chống COVID trên toàn thế giới. Theo góc độ quan điểm phi chuyên môn, thuật ngữ này có nghĩa là «pha trộn và kết hợp» các loại vaccine khác nhau để đạt được thành tựu phản ứng miễn dịch tốt nhất, và có vẻ là phương pháp này đang phát huy hiệu quả.

"Vắc xin chống coronavirus của Nga: Đơn giản như mọi chuyện thiên tài"

Công trình nghiên cứu gần đây từ Đại học Saarland của Đức (German University of Saarland), tiến hành với 250 người được tiêm kết hợp nhiều thành phần vaccine Pfizer và AstraZeneca, cho thấy việc trộn lẫn các mũi tiêm khác nhau sẽ cho những lợi thế nhất định. Mục đích khảo sát là để xem có bao nhiêu kháng thể xuất hiện trong máu của những người trải qua thử nghiệm, và đánh giá phản ứng của các tế bào bảo vệ T sau khi người được tiêm nhận sự kết hợp của hai loại vaccine.

Nghiên cứu của các chuyên gia Đức chứng tỏ rằng sự kết hợp của Pfizer và AstraZeneca, trong đó liều Pfizer gấp đôi đã mang lại hiệu quả vượt hơn so với liều gấp đôi của AstraZeneca. Những người được chủng ngừa hai loại vaccine nhóm đầu tiên có lượng kháng thể bảo vệ chống lại coronavirus cao hơn gấp 10 lần so với nhóm sau. Về sự hình thành của cái gọi là tế bào T thì «cocktail» kết hợp pha trộn các loại vaccine, cũng đạt kết quả tốt hơn.

Các phương tiện truyền thông lớn trên khắp thế giới đã hào hứng mô tả nghiên cứu hỗn hợp các mũi tiêm (jab mixes) mang tính cách mạng như là phương pháp hoàn toàn mới mẻ. Nhưng thực ra không phải như vậy.

Sputnik V là loại «cocktail từ vaccine» đầu tiên trên thị trường toàn cầu

Các nhà khoa học Nga đã sử dụng «phương pháp cocktail» với vaccine ngay từ năm 2019, khi Trung tâm Gamaleya điều chế ra loại vaccine để chống MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông, bệnh hô hấp cấp tính nặng do coronavirus MERS (MERS-CoV) gây ra). Khi tiến hành chu trình tạo ra loại vaccine chống COVID, các nhà khoa học Nga một lần nữa sử dụng công nghệ này: lần đầu tiên trên thế giới mũi tiêm chống lại loại virus mới không phải gồm một, mà là sự kết hợp hai vector mang adenovirus.

RDIF bình luận về việc nối lại các thử nghiệm vắc-xin Covid-19 AstraZeneca

Thoạt đầu, người được tiêm vector adenovirus Ad-26 mang gen của glycoprotein SARS-CoV-2 S có kích thước đầy đủ. 21 ngày sau, tiêm một liều khác, nhưng lần này là dựa trên vector adenovirus Ad-5.

Có mấy lý do dành cho chiến lược «phát bắn kép». Thứ nhất, người đó có thể đã tiếp xúc với một trong hai loại adenovirus trong quá khứ, còn loại thứ hai hầu như chắc chắn là hoàn toàn mới đối với hệ thống miễn dịch của con người, cho phép vaccine hoạt động hiệu quả. Lý do nữa là yếu tố «khuyếch đại», làm tăng gấp đôi tác dụng tích cực của mũi tiêm và tăng sức mạnh của liều đầu tiên.

Một nguyên nhân quan trọng khác đối với việc sử dụng hai vector adenovirus khác nhau là phản ứng miễn dịch. Sử dụng cùng một loại adenovirus trong hai lần tiêm có thể dẫn đến tình huống khiến cơ thể phát triển phản ứng miễn dịch chống lại vector và phá hoại nó khi tiêm liều thứ hai.

Công trình nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả của Sputnik V đăng tải trên tạp chí Lancet Magazine số tháng 2 năm 2021 chứng tỏ rằng «phác đồ tiêm chủng dị hợp khởi nguyên đảm bảo cung cấp phản ứng miễn dịch dịch thể và tế bào bền vững với 91,6% hiệu quả chống COVID-19».

Tạp chí uy tín «Lancet» cũng sử dụng thuật ngữ khoa học «phương pháp tiếp cận kết hợp adenovirus dị hợp» hoặc gọi đơn giản là «phương pháp cocktail» áp dụng trong vaccine Nga. Bài báo tháng 2 của «Lancet» lưu ý rằng «trong số các vaccine cơ bản chống COVID được điều chế cho đến hôm nay, chỉ có Gam-COVID-Vac (tên khoa học của Sputnik V) là sử dụng lối tiếp cận này; còn các loại vaccine khác, chẳng hạn như vaccine Oxford-AstraZeneca, thì sử dụng cùng một chất liệu cho cả hai liều».

Hợp tác sáng tạo tiên phong trong lĩnh vực vaccine

Những chuyên gia điều chế được Sputnik V cũng là những người đi tiên phong khởi đầu sự cộng tác giữa các loại vaccine vào cuối năm 2020. Nhóm Gamaleya / RDIF đã lưu ý và bắt đầu thử nghiệm lâm sàng chung với AstraZeneca, tập trung vào việc sử dụng kết hợp hai loại vaccine khác nhau để nâng cao hiệu quả của vaccine AstraZeneca từ 62,1% lên 90%.

Cuộc trao đổi về đề tài này được phía Nga khởi xướng thông qua Twitter, bắt đầu vào tháng 11 năm 2020, còn vào tháng 12 cùng năm đã ký kết Bản Ghi nhớ giữa AstraZeneca, Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF), nhà sản xuất dược phẩm Nga «R-Pharm» và Viện Gamaley, tạo điều kiện cho sự hợp tác tiếp theo giữa các bên.

Mặc dù kết quả thử nghiệm lâm sàng chung còn chưa công bố, nhưng những kết quả sơ bộ được coi là khả quan. Theo đánh giá của Tiến sĩ Debkishore Gupta, chuyên gia tư vấn về Vi sinh lâm sàng và bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa Ruby ở Ấn Độ, «quan hệ đối tác giữa Sputnik V và AstraZeneca có thể mang lại những lợi ích to lớn cho AstraZeneca».

Sputnik là loại vaccine chống coronavirus mới đã được phê duyệt chính thức ở 67 nước với tổng số cư dân là 3,5 tỷ người.

Hiệu quả của vaccine Nga chống COVID-19 đã được kiểm chứng là 91,6%, cao hơn trong một số thử nghiệm gần đây, còn qua chiến dịch vaccine ở Bahrain đã phô trương hiệu suất 94,3%.

Tuy một số nước EU chẳng hạn như Hungary đã cho phép sử dụng Sputnik V, Cơ quan châu Âu về Dược phẩm (EMA) mà cụ thể là Ủy ban thuộc cơ quan này chuyên về thuốc men cho người, dù đã bắt đầu xem xét tổng quan vaccine của Nga từ tháng 3 năm 2021, nhưng đến nay vẫn chưa phê duyệt chế phẩm xuất sắc này để sử dụng nó rộng rãi hơn ở EU góp phần chống đại dịch.

Thảo luận