Vietsovpetro - cầu nối văn hóa, kinh tế Nga - Việt trong suốt 40 năm

HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 19/6/1981, Hiệp định Liên Chính phủ giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết để thành lập Xí nghiệp liên doanh Việt – Xô. Trong 40 năm, liên doanh đã đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, củng cố mối quan hệ hữu nghị và đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.
Sputnik

Mốc sự kiện lịch sử mang tính quyết định

Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt -Xô được thành lập trên cơ sở các Hiệp định Việt – Xô về hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam ký ngày 03/07/1980 và Hiệp định Liên Chính phủ Việt Nam – Liên Xô ký ngày 19/06/1981 về việc thành lập Liên doanh dầu khí Việt –Xô.

Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt – Xô trong lĩnh vực hợp tác thăm dò khai thác dầu khí, là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển Ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Trong suốt 40 năm hoạt động, với những nỗ lực không ngừng của 13 đơn vị trực thuộc và các cán bộ công nhân viên giàu tiềm năng, Vietsovpetro đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể đối với ngành dầu khi Việt Nam như:

  • Phát hiện ra nhiều mỏ dầu có giá trị thương mại cao, trong đó có mỏ Bạch Hổ lớn nhất Việt Nam.
  • Phát hiện ra dầu từ tầng đá mỏng với trữ lượng lớn.
  • Tìm ra những giải pháp kỹ thuật và công nghệ phù hợp để khai thác dầu từ tầng móng với những đặc trưng địa chất cực kỳ phức tạp mà trên thế giới chưa từng có các mô hình tương tự.

Vietsovpetro còn tham gia xây dựng nhiều công trình khai thác dầu khí cho các công ty dầu khí hoạt động trên thềm lục địa Việt Nam và tại các nước khác trên thế giới. Với nhiều thành tích từ phía 2 đất nước Việt - Nga, Vietsovpetro đã trở thành lực lượng chủ yếu của ngành kinh tế và công nghiệp dầu mỏ Việt Nam với 3 mỏ dầu thương mại: Bạch Hổ, Rồng và Gấu Lớn.

Vietsovpetro hạ thủy thành công chân đế giàn đầu giếng BK-21 mỏ Bạch Hổ

Tuy ra đời trong hoàn cảnh vô vàn khó khăn, khi đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh ác liệt và đang bị bao vây cấm vận của các thế lực thù địch nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, cùng với sự giúp đỡ tình nghĩa to lớn của Liên Xô, Vietsovpetro đã dần trưởng thành.

Tính đến nay, Vietsovpetro là Liên doanh hoạt động hiệu quả nhất trong tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, có đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam và được Nhà nước Việt Nam hai lần phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi Mới, được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng.

Có thể nói những thành quả mà Vietsopetro đạt được đã phần nào thỏa nguyện mong ước của Bác Hồ kính yêu ngày nào. Bởi, hơn 60 năm trước, ngày 23-7-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến thăm khu công nghiệp dầu khí Baku, Azerbaijan (thuộc Liên Xô trước đây) đã nói:

“Tôi nghĩ Việt Nam có biển, nhất định sẽ có dầu, nhưng đang trong chiến tranh chưa làm được. Tôi hy vọng và tin rằng sau khi kháng chiến thắng lợi, Liên Xô sẽ giúp chúng tôi tìm ra dầu, rồi khai thác và chế biến dầu, xây dựng được khu công nghiệp dầu khí như Baku hiện nay".

Hợp tác kinh tế song phương cùng phát triển

Không đơn thuần là sự hợp tác hữu nghị, Liên doanh Vietsovpetro còn là doanh nghiệp trung gian trong phát triển kinh tế song phương toàn diện giữa 2 nước Nga-Việt. Tính đến thời điểm hiện tại, Vietsovpetro đã khai thác được 241 triệu tấn dầu thô, doanh thu bán dầu khí đạt gần 84 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước và lợi nhuận phía Việt Nam gần 53 tỷ USD, lợi nhuận 2 phía là 23 tỷ USD.

Về sự hợp tác song phương này, Nhà lãnh đạo Dmitri Medvedev và là người từng giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí quốc gia Nga Gazprom, đánh giá rất cao vai trò của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro. Năm 2018, trong chuyến thăm Việt Nam, thời ông còn là Thủ tướng Liên Bang Nga. Ông Dmitry Medvedev công bố với các nhà báo:

"Chúng tôi có các dự án hàng đầu (trong lĩnh vực năng lượng), chẳng hạn như Vietsovpetro - công ty với 35 tuổi đời và mang lại hàng trăm triệu đô la cho các thành viên. Hiện tại những dự án này vẫn đang tiếp tục duy trì. Xa hơn nữa, chúng tôi đang xem xét khả năng bước vào các khu vực mới,  tới những mỏ mới".
Vietsovpetro - cầu nối văn hóa, kinh tế Nga - Việt trong suốt 40 năm

Bên cạnh đó, Vietsovpetro đã thu gom và vận chuyển về bờ hơn 36 tỷ m3 khí đồng hành, thúc đẩy phát triển công nghiệp khí, điện, đạm, cũng như tác động tích cực và trực tiếp làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng, cũng như sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Cũng nhờ tiên phong về sáng tạo và áp dụng các giải pháp công nghệ phù hợp như bằng biện pháp bơm ép nước để bảo tồn áp suất vỉa, Vietsovpetro đã tăng hệ số thu hồi dầu khí từ 18% lên trên 40% đối với thân dầu trong đá móng. Đây là một trong những đóng góp rất đáng kể cho khoa học dầu khí thế giới.

Liên doanh Nga-Việt «Vietsovpetro» tăng doanh thu rõ rệt

Từ đó, tạo sự thu hút mạnh mẽ các công ty dầu khí nước ngoài đầu tư vào hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Ngoài ra, Liên doanh là nhân tố tích cực góp phần xây dựng thành phố biển Vũng Tàu trở thành trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch. Nhiều cơ sở công nghiệp, hàng hải, cơ sở sửa chữa tàu biển và hệ thống cảng biển hình thành đã làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của địa phương.

Vietsovpetro cũng là nơi quy tụ nhiều cựu sinh viên Việt Nam từng được đào tạo bàn bản về chuyên ngành kĩ thuật, dầu khí và tốt nghiệp từ các trường cao học kĩ thuật ở Nga về.

Tạo tiền đề cho những hợp tác Nga - Việt sau này

Như Sputnik đã đưa tin trước đó, Công ty Zarubezhneft (Nga) và hai công ty con của tập đoàn Deme (Bỉ) có kế hoạch xây dựng một trang trại điện gió ngoài khơi ở Việt Nam với công suất 1 GW, theo Oleg Akimov, Phó tổng giám đốc Zarubezhneft cho biết. Ông chia sẻ kế hoạch của công ty trong phỏng vấn với tạp chí Chính sách Năng lượng:

"Hiện tại, Zarubezhneft và Liên doanh Vietsovpetro, cùng với DEME Offshore BE NV và DEME Concessions Wind NV đang lên kế hoạch cho một dự án hợp tác xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi Vinh Phong tại Việt Nam với công suất 1 GW và hợp tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi".

Trước đó, Trung tâm Agroexport dẫn lời vị lãnh đạo Dmitry Krasnov khi ông có bài phát biểu tại diễn đàn doanh nghiệp "Nga-Việt: phát triển thương mại song phương về các sản phẩm nông nghiệp:

Tại sao Nga đồng ý cung cấp 20 triệu liều vaccine Sputnik V cho Việt Nam?

"Cung cấp thịt lợn đã trở thành động lực chính cho việc xuất khẩu nông sản của Nga sang Việt Nam. Nhờ đó, Việt Nam đã chiếm vị trí là nhà nhập khẩu thịt lợn lớn nhất của Nga".

Theo đó, cuối năm 2019 Nga nhận được quyền xuất khẩu thịt lợn sang Việt Nam. Trong năm 2020, nguồn cung thịt lợn của Nga sang thị trường Việt Nam đã lên tới 49 nghìn tấn với tổng trị giá hợp đồng 120 triệu đô la.

Hay trong thời điểm dịch Covid-19 đang hết sức phức tạp như hiện nay, phía Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm nay. Đồng thời, Bộ Y tế Việt Nam cho biết Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc-xin phòng Covid-19 Sputnik V.

Qua đó, từ bán thành phẩm với quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ tháng 7/2021 sẽ tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.

Thảo luận