Hà Nội: Triệu tập hàng chục đối tượng liên quan đến đường dây làm giả 3 triệu cuốn sách

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã triệu tập nhiều đối tượng liên quan đến đường dây sản xuất, tiêu thụ 3 triệu cuốn sách giáo khoa, tham khảo giả để làm rõ hành vi phạm tội.
Sputnik

Triệt phá thành công đường dây sản xuất gần 3 triệu cuốn sách giáo khoa giả

Ngày 20/6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Cục Cảnh sát kinh tế - CSKT), Bộ Công an cho biết đã cơ bản hoàn thành việc kiểm kê, đóng gói, vận chuyển tang vật vụ sản xuất, tiêu thụ sách giáo khoa.

Trước đó, ngày 18/6, Cục CSKT phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) triệt phá thành công đường dây tội phạm có tổ chức quy mô lớn chuyên sản xuất, buôn bán hàng giả là sách giáo khoa tại Công ty CP In và Văn hóa truyền thông Hà Nội và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phú Hưng Phát (Hà Nội). Lực lượng chức năng đã bắt quả tang và đồng loạt triển khai khám xét khẩn cấp tại 19 địa điểm, 2 văn phòng công ty, xưởng in, xưởng gia công và 15 kho hàng nằm rải rác trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội: Triệu tập hàng chục đối tượng liên quan đến đường dây làm giả 3 triệu cuốn sách

Bước đầu, cơ quan chức năng đã thu giữ, niêm phong nhiều đồ vật, tài liệu, phương tiện phạm tội của các đối tượng gồm 3 dây chuyền máy in offset 4 màu và các loại máy cắt, xén, vào keo, vào bìa, gấp tay sách. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn thu giữ 3 triệu cuốn sách sách giáo khoa thành phẩm giả, nhiều phương tiện, sổ sách, chứng từ kế toán liên quan đến việc sản xuất, mua bán, tiêu thụ sách giả.

Đắk Nông: Đề nghị truy tố 51 bị can làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức

Theo lãnh đạo Cục CSKT, đây là vụ in sách giáo khoa giả tinh vi và quy mô lớn nhất từ trước đến nay bị phát hiện. Đối tượng tiêu thụ sách giả của đường dây này là một số nhà sách tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh. Qua tổng hợp thông tin, Cục CSKT cho rằng, nhóm sản xuất hàng giả đã thu lợi bất chính gần 50 tỷ đồng.

Thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, các đối tượng trong đường dây đã thành lập 2 công ty là Công ty CP In và Văn hóa truyền thông Hà Nội và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phú Hưng Phát (Hà Nội). Công ty CP In và Văn hoá truyền thông Hà Nội do Hoàng Mạnh Chiến (SN 1982, trú ở cụm 3, xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) làm Giám đốc; Nguyễn Mạnh Hà (SN 1972, trú ở ngõ 153 Thanh Nhàn, phường Quỳnh Lôi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) làm Phó Giám đốc. Công ty này có dây chuyền sản xuất công nghiệp rất hiện đại, quy mô lớn, có quy trình nhập giấy, nguyên liệu riêng rẽ sau đó in ấn rồi chuyển đi đóng gói.

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phú Hưng Phát do Cao Thị Minh Thuận (SN 1979, trú ở ngõ 1141 Giải Phóng, phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) làm Giám đốc có nhiệm vụ vận chuyển, tiêu thụ trên nhiều địa bàn cả nước. Công ty của Thuận thuê nhiều kho bãi ở nhiều địa điểm khác nhau để tránh bị phát hiện. Thuận cũng có hẳn đội xe tải vận chuyển riêng để chở hàng đến các tỉnh.

Ngày 19/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã triệu tập hơn 10 đối tượng liên quan, trong đó có 3 lãnh đạo chủ chốt của 2 công ty, gồm: Hoàng Mạnh Chiến, Nguyễn Mạnh Hà và Cao Thị Minh Thuận.

Pháp luật quy định chế tài xử phạt như thế nào đối với hành vi in ấn, buôn bán sách lậu?

Theo luật sư Hoàng Trọng Giáp (Đoàn luật sư Hà Nội), Nghị định 159/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản quy định hành vi tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu... từ 300 bản trở lên thì bị phạt tiền 20-30 triệu đồng.

Triệt phá đường dây làm văn bằng, chứng chỉ giả quy mô lớn

Tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó, buộc thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Nghị định 159/2013/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: In xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản; In tài liệu kinh doanh không có giấy phép xuất bản; In gia công xuất bản phẩm, sản phẩm không phải là xuất bản phẩm cho nước ngoài không có giấy phép in gia công.

Ngoài ra, Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan quy định phạt tiền từ 15 đến 35 triệu đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Nếu thu lời bất chính từ 50 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu tác phẩm từ 100 triệu đồng trở lên thì có thể bị xử lý hình sự theo Điều 225 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị truy cứu theo Điều 192 Bộ luật Hình sự do buôn bán hàng giả.

Thảo luận