Tại sao Trung Quốc và Ấn Độ không có động lực về giải pháp quân sự cho xung đột biên giới

Tình hình trên tuyến kiểm soát thực tế ở biên giới với Trung Quốc là một trong những chủ đề chính của cuộc họp giữa các chỉ huy quân đội Ấn Độ, diễn ra trong hai ngày 17-18 tháng Sáu tại New Delhi dưới sự chủ trì của Tổng Tham mưu trưởng Lục quân, Tướng bốn sao Manoj Mukund Naravane.
Sputnik

Những cuộc họp như vậy thường được tổ chức hai năm một lần. Sự kiện hiện tại diễn ra vào ngày kỷ niệm cuộc xung đột biên giới gay gắt nhất kể từ năm 1975 tại Thung lũng Galvan vào ngày 15 tháng 6 năm 2020. Khi đó 4 lính Trung Quốc và ít nhất 20 lính Ấn Độ thiệt mạng. 

Việc các tướng lĩnh Ấn Độ đánh giá tình hình hiện tại về các vấn đề tổ chức và hoạt động ở biên giới với Trung Quốc rất quan trọng để ngăn chặn sự cố tương tự xảy ra trong tương lai, Alexei Kupriyanov, nhà nghiên cứu cấp cao tại IMEMO, chuyên gia RISS, nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik: 

Ấn Độ nói chi tiết về cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc gần Đông Ladakh

"Gần như cả năm nay, người Ấn Độ suy nghĩ về kết quả của cuộc xung đột ở Galvan, đó là làm thế nào để đảm bảo những sự cố như vậy sẽ không xảy ra nữa. Đồng thời, họ, tất nhiên, nghĩ về việc củng cố các vị trí của mình, về những lực lượng nào cần được chuyển đến khu vực này. Galvan hóa ra là một bài học rất khó chịu cho người Ấn, và họ không muốn lặp lại điều đó".

11 vòng đàm phán

Sau cuộc đụng độ ở Galvan, 11 vòng đàm phán Trung-Ấn ở cấp tư lệnh quân đoàn đã diễn ra. Kết quả quan trọng đầu tiên là việc rút các đơn vị tiền phương và vũ khí trong khu vực hồ Pangong Tso vào giữa tháng 2 sau vòng đàm phán thứ chín. Các cuộc tham vấn về việc giải tán các đơn vị quân đội ở các khu vực Hot Springs, Gogra và Depsang trên ranh giới kiểm soát trên thực tế ở phía đông Ladakh vẫn tiếp tục, Aleksey Kupriyanov cho biết: 

Tại sao Trung Quốc và Ấn Độ không có động lực về giải pháp quân sự cho xung đột biên giới
"Đây là cơ sở khá tốt cho việc giải tán quân đội trên thực tế, đặc biệt là xem xét các bước nghiêm túc đã được thực hiện vào đầu những năm 2000 dưới thời chính quyền Thủ tướng Atal Bihori Vajpayee. Về nguyên tắc, Ấn Độ sẵn sàng ký kết một thỏa thuận biên giới trên đường hiện trạng, tức là trên đường kiểm soát thực tế. Đồng thời, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều không coi xung đột biên giới là mối đe dọa thực sự đối với an ninh đất nước. Rõ ràng là bây giờ Ấn Độ sẽ không thể tiến hành bất kỳ hoạt động nghiêm túc nào có thể đe dọa chủ quyền Trung Quốc. Tương tự như vậy, Trung Quốc cũng khó có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh chống lại mối đe dọa từ Ấn Độ. Do đó, tại các cuộc tham vấn về biên giới, hai bên cố gắng tìm kiếm một thỏa hiệp trong khi tự tạo ra cho mình các điều kiện tốt hơn để đàm phán biên giới".

Việc Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnat Singh khai trương 12 đường cao tốc vào ngày 17 tháng Sáu được ấn định trùng với cuộc họp quân sự. Một trong số đó - Kimin-Potin ở vùng Lakhimpur, bang Assam. Phát biểu tại sự kiện này, Bộ trưởng lưu ý Ấn Độ nỗ lực vì hòa bình, nhưng biết cách phản ứng nếu ai đó gây hấn. 

Ý kiến chuyên gia: Liệu có thể xảy ra xung đột hạt nhân giữa Trung Quốc và Ấn Độ?

11 con đường còn lại được mở gần biên giới phía bắc và phía đông. Ladakh và Kashmir mỗi nơi một đường, chín con đường khác- ở bang Arunachal Pradesh.

Ấn Độ cạnh tranh với Trung Quốc trong phát triển cơ sở hạ tầng biên giới

Tất cả các cơ sở này đều có mục đích lưỡng dụng, nhưng chúng sẽ được sử dụng chủ yếu cho các nhu cầu dân sự, nhằm thúc đẩy phát triển giao thông vận tải và nền kinh tế Ấn Độ, Giám đốc điều hành Viện Các vấn đề Thế giới Thành Đô Long Xingchun nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Ấn Độ thực sự đang tụt hậu so với Trung Quốc trong việc phát triển cơ sở hạ tầng biên giới. Nước này từ lâu và thường không thành công khi cố gắng bắt kịp Trung Quốc về tốc độ xây dựng, và giờ đây họ chủ yếu dựa vào đường bộ hoặc sân bay, chuyên gia Alexei Kupriyanov cho biết,

"Người ta hiểu rằng, ví dụ, đối với việc xây dựng đường cao tốc bình thường, đặc biệt là địa hình Ấn Độ, cần một số lượng lớn cây cầu. Đồng thời, chúng phải được xây dựng đủ vững chắc để chịu được các xe tăng chủ lực của Ấn Độ. Đây là một vấn đề lớn, nghiêm trọng".
Ấn Độ không thể lặp lại kinh nghiệm của Trung Quốc do mô hình chính trị Dân chủ phương Tây

Đối với các sân bay, trong trường hợp xảy ra xung đột, để sử dụng một cách hiệu quả, cần đạt được ưu thế trên không để chuyển quân đến biên giới. Nếu không, việc máy bay vận tải có thể trở thành miếng mồi ngon dễ dàng cho các máy bay chiến đấu Trung Quốc trong trường hợp xung đột bất ngờ là điều dễ hiểu. Người Ấn Độ lo ngại họ đang tụt hậu xa so với Trung Quốc về mặt này. Họ hiểu rằng trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc sẽ có thể nhanh chóng tái triển khai lực lượng vũ trang của mình, nhưng Ấn Độ thì khó. Do đó, mọi con đường hay sân bay được xây dựng đều được xã hội Ấn Độ nhìn nhận với sự hào hứng, bởi điều đó có nghĩa là Ấn Độ đang tăng cường phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc.

Vào ngày khai trương 12 con đường mới, truyền thông Ấn Độ đã kêu gọi đẩy nhanh việc xây dựng 73 "con đường chiến lược quan trọng", được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 1999. Tổng chiều dài của chúng là 4643 km.

Theo các thông tin đã đưa, nhìn chung trong năm qua, 1200 km đường đã hoàn thành và rải mặt đường trên 2 850 km. Đồng thời, trong số 1200 km, chỉ có 162 km ở Rajasthan - bang được du khách đến thăm nhiều nhất ở tây bắc Ấn Độ. Số còn lại rải khắp các khu vực dọc biên giới phía bắc Ấn Độ từ Kashmir đến Arunachal Pradesh.

Thảo luận