Liệu Trung Quốc có thể đưa lượng khí thải CO2 về bằng 0 được hay không?

Trung Quốc công bố cam kết tới năm 2060 sẽ đưa lượng khí thải CO2 về bằng 0. Động lực chính trong chính sách xanh của Trung Quốc là kế hoạch của các khu vực nước này.
Sputnik

Trong ngày khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các thành phố thế giới, người đứng đầu chính quyền Hồng Kông đã hứa vào năm 2050 sẽ đưa lượng khí thải CO2 trong khu vực hành chính về bằng 0. Tuy nhiên, về nguyên tắc, liệu mục tiêu mới của Trung Quốc và toàn thế giới có thể đạt được hay không?

Tại phiên họp Đại hội đồng LHQ hồi tháng 9 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra cam kết tới năm 2060 sẽ đưa mức phát thải CO2 về bằng 0.

Các nhà khoa học xóa tan huyền thoại phổ biến về sự nóng lên toàn cầu

Thông báo này đưa cộng đồng thế giới tiến gần hơn đến việc đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu dưới 2 °C. Điều này hầu như sẽ không thể thực hiện được nếu như không có nỗ lực của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc đã làm gương cho các quốc gia khác. Trong vòng vài tuần sau thông báo của CHND Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cam kết đạt được mức phát thải khí nhà kính bằng 0, do đó tạo thêm động lực cho các quốc gia khác vẫn đang phát ra lượng khí thải lớn.

Các sáng kiến ​​khử cacbon của Trung Quốc tạo ra cơ hội to lớn để tăng tốc đổi mới công nghệ và hiện đại hóa sản xuất, điều này sẽ tiếp tục củng cố kinh tế của đất nước.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông David Darchiev, người đứng đầu bộ phận Chỉ đạo Phát triển Bền vững của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Toàn Nga cho biết, hiện nay chưa có công nghệ nào có thể đưa mức thải CO2 về bằng 0, nhưng các sáng kiến ​​của cộng đồng quốc tế, cộng với việc thắt chặt luật pháp về môi trường, là những động lực cho các công nghệ đó xuất hiện.

Thiên nhiên châu Phi trước mối nguy thảm họa sinh thái vì Trung Quốc
“Chúng ta cần tìm kiếm các “công nghệ cân bằng”, những gì chúng ta lấy từ thiên nhiên, chúng ta phải bổ sung cho nó. Tôi muốn lưu ý rằng, với tư cách là người làm việc trong lĩnh vực sinh thái, tôi hài lòng với sự quan tâm của toàn thế giới, và với tư cách là một tổ chức, chúng tôi đoàn kết và ủng hộ các biện pháp đã thực hiện”, – ông Darchiev lưu ý.

Theo ông Darchiev, việc tạo ra các thành phố không rác thải - hay còn gọi là Zero Waste - là một bước tiến tốt đẹp để hướng tới sự cân bằng này. Ví dụ, một trong những dự án như vậy đang được thực hiện ở Thượng Hải.

Liệu Trung Quốc có thể đưa lượng khí thải CO2 về bằng 0 được hay không?

Về nguyên tắc, có thể thể đưa mức thải CO2 về mức 0 hay không?

Năm ngoái, công ty Boston Consulting Group (BCG) đã làm việc với Viện Nghiên cứu Năng lượng Trung Quốc dưới sự bảo trợ của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia để phân tích lượng khí thải của nước này.

Theo BCG, để đạt được mục tiêu đầy tham vọng như vậy, Trung Quốc cần phải nâng cấp triệt để tất cả các công nghệ, nghiên cứu kỹ lưỡng tính khả thi của dự án và cần có sự hỗ trợ từ chính phủ.

Trung Quốc nghĩ ra cách để giảm chi phí sản xuất

Cả thế giới quan tâm đến thành công của Trung Quốc, vì nước này chiếm hơn 20% lượng khí thải hàng năm trên thế giới. Tốc độ tăng phát khí thải của Trung Quốc vẫn tương đối ổn định kể từ năm 2013. Để đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2060 sẽ đòi hỏi sự phối hợp của toàn bộ nền kinh tế. Trung Quốc cần áp dụng chương trình càng sớm càng tốt để đạt được mục tiêu nhiệt độ chỉ tăng 1,5 °C thông qua việc giảm 75% –85% lượng khí thải carbon vào năm 2050.

Theo BCG, việc thực hiện chương trình biến đổi khí hậu sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho Trung Quốc: cụ thể sẽ làm tăng GDP của nước này lên 2-3%, giảm nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch khoảng 80% và giảm lượng khí thải từ 75-85% trong năm 2050.
Trợ lý của Chủ tịch Hội đồng Trung ương VOOP kiêm Đại sứ thiện chí tại LHQ Vyacheslav Fetisov là ông Sergei Rybakov nói với Sputnik rằng, có hai lựa chọn khả thi để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu: đó là con đường công nghệ, tức là chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo “xanh”, và con đường tự nhiên - sử dụng sự đa dạng tự nhiên của hành tinh để giảm thiểu CO2 trong khí quyển. Đối với Nga, cách thứ hai – con đường tự nhiên là đặc trưng hơn.

Liệu Trung Quốc có thể đưa lượng khí thải CO2 về bằng 0 được hay không?
“Trên thực tế, Nga sở hữu các vùng lãnh thổ khổng lồ nên có thể đóng vai trò là nhà tài trợ sinh thái cho toàn thế giới: Nga có nhiều rừng, có vùng đất ngập nước và diện tích biển rộng lớn. Lãnh thổ của Nga có thể được sử dụng để bảo vệ toàn bộ hành tinh và thực hiện các nhiệm vụ nội bộ mà đất nước phải đối mặt, chẳng hạn như giải quyết vấn đề chung về biến đổi khí hậu, giảm mức thải CO2 xuống mức bằng 0 và phát triển du lịch nội địa, bền vững”, – ông Rybakov nói.

Chuyên gia lưu ý rằng ngay cả nếu ngày mai thế giới đột ngột đạt đến trạng thái trung tính carbon, các nhà khoa học dự đoán rằng thiên nhiên sẽ mất khoảng 50 năm nữa để trở lại trạng thái ban đầu. Do đó, cuộc sống của cả một thế hệ (đến năm 2100) có thể trôi qua trong khuôn khổ cuộc biến đổi khí hậu trên hành tinh của chúng ta.

Trung Quốc sẽ đi theo con đường nào?

“Trung Quốc đã chọn cả hai con đường này. Ban đầu, Trung Quốc đi theo con đường giải quyết vấn đề trung tính carbon ở cấp độ khu vực, tạo ra các địa điểm thử nghiệm ở các khu vực riêng lẻ, để sau đó sử dụng kinh nghiệm thành công nhất trên khắp đất nước. Hồng Kông đã tham gia sáng kiến ​​C40 (Các đại đô thị hàng đầu về khí hậu) từ năm 2007 và trở thành một trong những nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc giải quyết các thách thức về khí hậu ở các khu vực đô thị. Cho nên, mục tiêu Hong Kong đạt được mức độ trung hòa CO2 vào năm 2050 và toàn bộ Trung Quốc vào năm 2060 là khá khả thi”, – ông Rybakov nói.
Nga đang nghiên cứu chế tạo tàu lai dắt năng lượng hạt nhân để bay đến các hành tinh khác

Điều đầu tiên và quan trọng nhất, để đạt được mức độ trung hòa CO2 vào năm 2060, Trung Quốc sẽ cần phải giảm lượng khí thải hơn nữa bằng cách sử dụng công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon CCS (carbon capture and storage).

Đạt được mức giảm phát thải theo yêu cầu đồng nghĩa với việc chuyển đổi quy mô lớn sang sử dụng năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng tái tạo. Nga sẽ giúp Trung Quốc trong việc này - ngày 19 tháng 5 năm 2021, hai bên đã khởi đầu dự án chung Nga-Trung trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân để xây dựng các tổ máy điện số 7 và số 8 của Nhà máy điện hạt nhân Tianwan, cũng như các tổ máy điện số 3 và số 4 của Nhà máy điện hạt nhân Xudapu ở Trung Quốc.

Trong công nghiệp, các hướng chính của quá trình khử cacbon chuyển đổi từ xe động cơ đốt trong sang xe điện, được hỗ trợ bởi các biện pháp chính sách công và kèm với các cải tiến hơn nữa về pin điện và tăng cường cơ sở hạ tầng sạc. Mùa thu năm 2020, Hiệp hội chuyên gia ô tô Trung Quốc đã công bố mục tiêu bắt đầu từ năm 2035, nước này ngừng bán các loại xe mới sử dụng động cơ đốt trong chạy xăng hoặc diesel truyền thống.

Theo ước tính của BCG, tổng chi phí của công việc này sẽ từ 90-100 nghìn tỷ nhân dân tệ (hoặc khoảng 13,5-15 nghìn tỷ USD) cho giai đoạn đến năm 2050. Các nhà phân tích của cơ quan này cho biết, con số này tương đương với khoảng 2% GDP tích lũy của Trung Quốc trong giai đoạn 2020–2050. Tuy nhiên, các khoản chi như vậy khá phù hợp với những cơ hội kinh tế của đất nước và các khoản đầu tư được thực hiện sẽ mang lại lợi ích đáng kể.

Thảo luận