Thiên nhiên châu Phi trước mối nguy thảm họa sinh thái vì Trung Quốc

© AP Photo / Alfred de MontesquiouNgười Sudan trên nền cờ Trung Quốc
Người Sudan trên nền cờ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2021
Đăng ký
Các vùng nhiệt đới châu Phi trên bờ biển Đại Tây Dương đang phải đối mặt với thảm họa sinh thái. Tờ The Guardian viết, hệ động thực vật địa phương đang đứng trước mối nguy do việc xây dựng nhà máy chế biến cá của Trung Quốc ở đó.

Việc xây dựng nhà máy của Trung Quốc ở châu Phi sẽ phá hủy hệ động vật và động vật tại châu lục này

Thỏa thuận với chính phủ Sierra Leone chỉ tiêu tốn một khoảng tiền là 55 triệu đô đối với nhà chức trách Trung Quốc. Cơ sở này sẽ chiếm diện tích 100 ha của các khu vực nhiệt đới và sẽ giáp ranh trực tiếp với các khu bảo tồn của vườn quốc gia, nơi các loài động vật được liệt vào Sách Đỏ đang sinh sống. Đứng trước mối đe dọa là linh dương Duiker, một số loài thằn lằn, cũng như cá voi và cá heo bơi gần vịnh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2018
Trung Quốc tăng cường bành trướng ở Tây Phi

Đối với người dân địa phương, việc xây dựng một nhà máy Trung Quốc có thể là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp cá. Cá mòi, cá chẽm, được đánh bắt ở phần bờ biển này, chiếm 70% sản lượng các loại sơn hào hải vị dành cho thị trường nội địa.

Bộ trưởng Bộ Thủy sản Sierra Leone Emma Kova Jalloh yêu cầu tất cả người dân hãy thể hiện sự kiên nhẫn. Ông nói:

“Mọi người làm ầm ĩ khi chúng tôi chỉ muốn lớn mạnh để trở thành một quốc gia phát triển trên thế giới. Để làm điều này thì cũng phải hy sinh điều gì đó”.

Việc Trung Quốc tuyên bố xây dựng một bến cá ở bờ biển châu Phi đã gây tiếng vang rộng rãi. Bộ Thủy sản Sierra Leone đã xác nhận thỏa thuận này, đồng thời phủ nhận về kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến cá. Dự án được trình bày với công chúng như là "một bến cảng cho cá ngừ và tàu đánh cá với yếu tố xử lý chất thải biển và các dạng chất thải khác."

Tình hình với công trình thủy điện do Trung Quốc xây dựng ở Guinea

Hồi tháng 4, ông Josh Klemm phát ngôn viên của tổ chức môi trường quốc tế International Rivers tuyên bố rằng Ngân hàng Eximbank của Trung Quốc đã không cấp kinh phí cho công trình xây dựng đập Fomi ở Guinea. Klemm cho rằng các nhà đầu tư Trung Quốc từ bỏ việc thực thi dự án này do tác động tiêu cực của nó đối với môi trường vùng Tây Phi.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.07.2018
Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở châu Phi để theo đuổi mục tiêu quân sự-kinh tế?

Đập thuỷ điện Fomi dự kiến xây dựng trên sông Niandan, cách 39 km từ nơi hợp lưu của con sông này với sông Niger - tuyến đường thủy chính của Mali, Niger, Benin và Nigeria. Theo tính toán của phía Trung Quốc, công suất của cơ sở thuỷ điện sẽ khoảng 100 MW, chừng đó là đủ để đáp ứng nhu cầu riêng của khu vực đồng thời xuất khẩu điện sang Gambia, Guinea-Bissau, Senegal, Cote d'Ivoire, Liberia, Sierra Leone và Mali.

Mali cũng trông đợi mở rộng diện tích đất đai được tưới tiêu nhờ kiềm chế mùa lũ lụt của sông Niger. Tuy nhiên, theo dữ liệu của các nhà bảo vệ môi trường, sự kết hợp giữa con đập và các dự án thủy lợi có thể tác động tiêu cực đến các vùng đất ngập nước ở vùng nội châu thổ của sông Niger. Khu vực rộng lớn này ở trung tâm Mali, nơi con sông chia cắt thành nhiều địa bàn nhỏ.

Công trình nghiên cứu quốc tế cho thấy rằng tính trung bình thì diện tích mạch nước trên lãnh thổ Mali sẽ giảm 13%, còn vào những năm khô hạn chỉ số này lên tới gần 40%. Và đó là chưa tính đến tác động của đập Selenge, vốn đã khiến diện tích vùng đồng bằng của con sông bị giảm 9%.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала