Khi nào Việt Nam sẽ bầu mới Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội?

Việt Nam sẽ tập trung làm công tác nhân sự ngay tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa mới. Triệu tập kỳ họp Quốc hội thứ nhất khóa XV, sẽ bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội cùng nhiều chức danh quan trọng khác.
Sputnik

Công tác nhân sự tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội XV còn bao gồm việc quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên Chính phủ khác.

Cùng với đó, còn phê chuẩn danh sách các Phó Chủ tịch, chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Hội đồng Quốc phòng- An ninh (nếu có), bổ nhiệm thẩm phán Tòa Tối cao, thành lập đoàn Giám sát chuyên đề…

Khi nào bầu mới các vị trí lãnh đạo chủ chốt?

Công tác nhân sự là một trong những trọng tâm của kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa XV.

Theo đó, các vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước thuộc ba khối lập pháp, hành pháp, tư pháp như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao cũng sẽ được bầu mới.

Vì sao Việt Nam phải ‘bầu lại’ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội?

Cụ thể, vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã công bố quyết định triệu tập kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, khai mạc ngày 20/7/2021 tới đây.

Kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa mới dự kiến sẽ bế mạc ngày 5/8 và diễn ra theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội của Việt Nam.

Theo thông báo được công bố nêu nội dung dự kiến của kỳ họp thứ nhất Quốc hội được gửi đến đại biểu nêu rõ Quốc hội sẽ nghe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu, nghe Hội đồng Bầu cử quốc gia báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (ngày 23/5/2021 vừa qua) cũng như kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV.

Tiếp đó, Quốc hội Việt Nam sẽ bầu các chức danh chủ chốt khác của nhà nước, gồm Chủ Tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.

Quốc hội sẽ kiện toàn công tác nhân sự quan trọng

Ngoài các chức danh chủ chốt của ba khối lập pháp, hành pháp, tư pháp, Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định về công tác tổ chức, nhân sự như Quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bầu Chủ tịch Quốc hội, bầu các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước vv…

Ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước

Trước đó, như Sputnik đã thông tin, tại kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ khóa XIV (từ 24/3/2021-8/4/2021) đã thực hiện việc bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội nhưng chưa thực hiện kiện toàn lãnh đạo khối cơ quan tư pháp.

Cũng theo công bố quyết định triệu tập cuộc họp, công tác nhân sự tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV còn bao gồm việc quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, phê chuẩn danh sách phó chủ tịch và ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh (nếu có), phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán TAND Tối cao.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay, theo dự kiến, tổng thời gian kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV là 11,5 ngày.

Khi nào Việt Nam sẽ bầu mới Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội?
“Chiều 14/6 vừa qua, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 57, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV”, ông Cường nói.

Trong đó, riêng công tác nhân sự chiếm khoảng 5 ngày. Ngoài ra Quốc hội cũng sẽ xem xét các báo cáo và một số nội dung khác 4,5 ngày…

Trước lễ khai mạc chính thức kỳ họp đầu tiên khóa XV, Quốc hội họp phiên trù bị vào chiều 19/7, khai mạc ngày 20/7 và dự kiến bế mạc sáng 3/8.

Các nội dung quan trọng khác của kỳ họp đầu tiên Quốc hội XV

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, ngoài công tác nhân sự, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa mới, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Quốc hội sẽ bầu chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội
Chính phủ đề nghị bổ sung nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội cũng xem xét, thông qua các Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đề nghị chuyển nội dung về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021- 2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021- 2025 sang kỳ họp cuối năm 2021.

“Về vấn đề này, Chính phủ có trách nhiệm giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do lùi thời điểm trình làm căn cứ để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, báo cáo Quốc hội”, đồng chí Bùi Văn Cường nhấn mạnh.

Thêm vào đó, các nội dung được xem xét tại kỳ họp thứ nhất còn có đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp cho 6 tháng cuối năm, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.

Quốc hội cũng sẽ xem xét quyết định: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025, kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025, kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025.

Đã bầu xong Tổng Bí thư, khi nào Việt Nam bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng mới?

Đáng chú ý, Quốc hội cũng xem xét thông qua Nghị quyết về xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Bên cạnh đó, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng lưu ý, do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên Văn phòng Quốc hội đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch, điển hình như có việc tiêm vaccine cho các đại biểu Quốc hội khóa XV.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị các vị đại biểu tham gia tiêm phòng theo Kế hoạch của Văn phòng Quốc hội và tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch (trong đó có quy định riêng cho kỳ họp thứ nhất này).

Thảo luận