Sputnik: Thưa ông Hline, đây không phải là lần đầu tiên ông tham gia Hội nghị Moskva về An ninh Quốc tế. Một trong những chủ đề chính bài phát biểu của ông tại hội nghị là tình hình hiện tại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo ông, những rủi ro và mối đe dọa nào đối với an ninh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang nóng bỏng nhất hiện nay?
- Về chính trị thế giới sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai - theo các bạn là cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại - sự quan tâm đã chuyển sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trước đây, mọi quyền lợi của chính trị thế giới, các cường quốc chỉ ở châu Âu và khu vực phía tây, không ai quan tâm đến Đông Nam Á. Vì vậy, do nước tôi nằm trong khu vực này, nên chúng tôi hết sức thận trọng trong cuộc tranh giành chính trị này. Ví dụ, sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, không còn những cuộc chiến tầm cỡ như thế này nữa, nhưng ở Đông Nam Á đã có chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là một chỉ báo cho thấy vì một lý do nào đó, toàn bộ chính sách quân sự đã chuyển sang Đông Nam Á.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có rất nhiều nguy cơ, thậm chí là mối đe dọa, bao gồm cả chủ nghĩa khủng bố. Nhưng về cơ bản, nó giống như sự can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Điều này nằm trong lĩnh vực kinh tế và trong lĩnh vực chính sách nội bộ của nhà nước. Có sự can thiệp liên tục. Đây là một chỉ báo về rủi ro và mối đe dọa.
Sputnik: Trong cuộc hội đàm giữa ông và Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Lục quân Sergei Shoigu, các triển vọng phát triển hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự song phương đã được thảo luận. Nhìn chung, ông có thể mô tả đặc điểm của mối quan hệ hiện tại giữa Myanmar và Nga như thế nào, thưa ông?
- Trong lĩnh vực hợp tác quân sự, chúng tôi đang hướng tới sự phát triển. Chúng tôi sẽ tạo ra sự hợp tác mới, sẽ mở rộng. Sự hợp tác ban đầu được lên kế hoạch để theo thời gian, nó sẽ mở rộng ra. Vì vậy, tại cuộc họp này, chúng tôi chủ yếu nói về việc mở rộng hợp tác hiện có.
Cuộc họp chủ yếu thảo luận về các vấn đề phòng không, có lợi ích song phương về phát triển hợp tác trong lĩnh vực này. Nước tôi nằm trong vòng lợi ích của các cường quốc nên cần phải mở rộng hệ thống phòng không để bảo vệ an ninh quốc gia.
Sputnik: Nếu ông cho phép, hãy chuyển sang tình hình chính trị nội bộ ở Myanmar. Ngày nay trên thế giới có một bức tranh đánh giá trái ngược nhau về tình hình chính trị nội bộ khó khăn trong nước. Theo ông, lý do chính cho việc này là gì?
- Có hai lý do. Đầu tiên là mong muốn phá hủy nhà nước chúng tôi. Những gì họ viết và làm đều dẫn đến sự tàn phá của nhà nước. Lý do thứ hai là người ta muốn những người dưới quyền điều khiển của họ lên nắm quyền.
Sputnik: Nói về "họ", ý ông là các nước phương Tây, thưa ông?
- Vâng, đúng vậy. Các nước phương Tây không chỉ sử dụng các phương tiện truyền thông, mà còn can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi thông qua quan hệ ngoại giao. Điều này bao gồm cả các cơ chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc và các tổ chức dân sự. Họ cố tình can thiệp vào chuyện của chúng tôi.
Sputnik: Nếu hiểu chính xác, trong hiến pháp hiện hành của Myanmar, vị trí cố vấn nhà nước do bà Aung San Suu Kyi đảm nhiệm, không được quy định trong đó. Theo ông, đâu là lý do mà chính bà đã nhiều năm thực thi hóa quyền hành pháp cao nhất ở cấp độ quốc tế?
- Theo luật, chúng tôi có một vị trí như cố vấn nhà nước. Luật viết rằng một người hoặc một tổ chức có thể được chỉ định làm cố vấn cho nhà nước nếu cần thiết. Nhưng nhiệm vụ và quyền hạn của vị trí này không được quy định. Tức là anh ta chỉ là một cố vấn. Trong quá khứ, chính phủ đã bổ nhiệm bà Aung San Suu Kyi làm cố vấn nhà nước và bà đứng đầu chính phủ, cao hơn cả tổng thống. Nhưng theo hiến pháp chúng tôi, không ai có thể cao hơn ba nhánh của nhà nước: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Không ai có thể đứng trên ba nhánh này.
Điều 59 Hiến pháp nêu rõ ai có thể trở thành tổng thống hoặc lãnh đạo cao nhất. Có những hạn chế nhất định: có quan hệ với công dân nước ngoài, không thể có quốc tịch của nước khác, và nếu một người kết hợp vớingười có quốc tịch nước ngoài, người này không thể trở thành tổng thống. Quy tắc này áp dụng cho cả tổng thống và phó tổng thống. Sau khi bà ấy (Aung San Suu Kyi) tự bổ nhiệm mình làm cố vấn nhà nước, bà đã ban hành một lệnh đặc biệt, trong đó mô tả giao thức và vị trí cố vấn nhà nước đứng sau tổng thống, nhưng cao hơn phó tổng thống, nghĩa là giữa hai vị trí đó. Nghĩa là chức vụ này chịu những sự hạn chế tương tự như đối với những người đảm nhận cương vị tổng thống và phó tổng thống. Nhưng bà ấy không chịu điều đó. Bà biết mình sẽ không bao giờ trở thành tổng thống vì chồng bà không có quốc tịch Myanmar. Sau đó, bà ấy ra lệnh quy định cương vị của bà là sau tổng thống. Điều này không phù hợp với hiến pháp chúng tôi.
Bất kỳ quốc gia nào cũng có một văn bản, gọi là giao thức nhà nước. Trong đó mô tả vị trí nào phù hợp với cương vị nào. Nghị định thư này được ký bởi Tổng thống và ban hành theo một lệnh đặc biệt. Tất cả các quốc gia đều có điều này. Bà ấy tự gọi mình là cố vấn nhà nước. Nếu lệnh này không do tổng thống ký, thì sẽ không có vi phạm hiến pháp. Nhưng bà ấy đã thỏa thuận với tổng thống để ông ấy sẽ ký một lệnh thực hiện một giao thức như vậy. Và theo đó, bà đứng thứ hai trong nước. Vì vậy, sau khi ký nghị định thư, bà ấy đã vi phạm hiến pháp.
Sputnik: Số phận tương lai của bà Aung San Suu Kyi có thể như thế nào, thưa ông?
- Tôi không phải là thẩm phán. Tôi không thể nói điều gì sẽ xảy ra. Tôi không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra với bà ấy. Điều này được thực hiện bởi các thẩm phán theo quy định của pháp luật, và sau đó các thẩm phán sẽ quyết định điều gì sẽ xảy ra với bà ấy. Vụ án của bà chính thức được mở, có luật sư cho cả bên công tố và bà ấy. Có một quy trình bình thường tại tòa án và sẽ có quyết định về quy trình đó. Tôi không thể ảnh hưởng đến đó theo bất kỳ cách nào.
Sputnik: Đất nước đối mặt trước các cuộc bầu cử mới. Lúc đầu, chúng được lên kế hoạch tổ chức trong vòng sáu tháng, sau đó thời hạn mới được công bố - trong vòng hai năm. Lý do cho điều này là gì vậy, thưa ông?
- Từ ngày đầu tiên chúng tôi không nói về các thời hạn, khoảng sáu tháng hoặc khoảng hai năm. Chúng tôi chỉ nói đơn giản rằng sau khi thực hiện các biện pháp cần thiết, chúng tôi chắc chắn sẽ tổ chức các cuộc bầu cử mới công bằng. Cần thực hiện những biện pháp gì? Có hai điểm - việc thông báo vi phạm pháp luật và làm sai lệch lá phiếu trong cuộc bầu cử vừa qua. Điều này được quân đội thực hiện vào ngày 1 tháng Hai. Thực ra đây không phải việc của chúng tôi, lẽ ra Ủy ban Liên minh Bầu cử phải xử lý việc này theo pháp luật. Họ từ chối, vì vậy chúng tôi phải giúp mọi người tìm ra. Sau ngày 1 tháng Hai, một Ủy ban Bầu cử Liên minh mới được thành lập để điều tra. Khi hoàn thành sẽ được công bố chính thức - đây là một trong những biện pháp cần được thực hiện. Nếu không có những cuộc điều tra này, chúng tôi không thể tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Điểm thứ hai - trong quá trình điều tra, chúng tôi phát hiện ra một số người không có hộ chiếu. Do điều này, đã xuất hiện sự giả mạo. Đó là khoảng 10 triệu phiếu sai lệch. Trong số đó, khoảng 4 triệu - người không có hộ chiếu. Đây là một lỗ hổng của chính phủ. Chúng tôi đã nói như vậy, vì vậy bây giờ chúng tôi phải làm điều đó. Chúng tôi cần một năm rưỡi, mười tám tháng để cấp hộ chiếu. Nhưng điều này cũng phụ thuộc vào nhân dân.
Khoảng hai năm - theo hiến pháp, chúng tôi ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm, và có thể được gia hạn hai lần trong sáu tháng theo quyết định của Hội đồng An ninh Quốc gia sau một cuộc họp đặc biệt .
Có một vấn đề khác - theo luật được thông qua vào năm 1982, về những người có thể trở thành công dân của Myanmar, nhiều người vẫn chưa được nhận quốc tịch, mặc dù điều này đã được xem xét. Nếu trong thời gian này chúng tôi không cấp hộ chiếu thì trách nhiệm sẽ thuộc về chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi phải tính toán kỹ lưỡng mọi thứ, xem xét và cấp tất cả các hộ chiếu. Việc này cũng cần có thời gian. Chúng tôi không cố tình trì hoãn, mà tất cả là do đang thực hiện các biện pháp cần thiết để tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Sputnik: Ông nghĩ điều gì đã gây ra sự gia tăng các cuộc biểu tình và thậm chí là các cuộc đụng độ cục bộ với quân đội, đặc biệt là ở miền bắc đất nước, thưa ông?
- Ban đầu có những cuộc biểu tình. Bạn đã biết lý do - vì sự gian dối bầu cử. Sau đó, chuyển sang giai đoạn khủng bố, và ở đây các lý do khác đóng vai trò quan trọng. Đầu tiên, những người biểu tình khiến người dân địa phương lo sợ, để họ không tiếp tục cuộc sống bình thường, và đất nước sẽ không yên ổn. Chúng tạo ra sự sợ hãi. Thứ hai, họ phá hủy hình ảnh của chính phủ đương nhiệm trên trường quốc tế, với mục đích vì lợi ích riêng. Hiện họ đang sử dụng bom tự chế, thực hiện các hành động khủng bố. Và họ đang tìm kiếm sự hỗ trợ để trở thành "những kẻ khủng bố chính thức", tìm kiếm các nhà tài trợ. Đây là những lý do chính.
Mục tiêu cuối cùng là sự can thiệp chính thức của các nước ngoài vào công việc nội bộ nhà nước chúng tôi. Để các quốc gia khác can thiệp, cần tình hình trong nước không ổn định, vì vậy họ rất hy vọng sẽ có bất ổn toàn diện. Đây là những gì họ cố gắng, là lý do tại sao họ thực hiện các hành động khủng bố để tìm kiếm những nhà tài trợ có thể đưa đất nước vào bất ổn. Và sau đó họ sẽ mời các nước khác can thiệp vào công việc nội bộ nhà nước tôi. Đây là mục tiêu cuối cùng của những người theo chủ nghĩa đối lập này.
Họ đang tìm kiếm các nhà tài trợ có quan điểm chính trị, những người có thể cung cấp kinh phí để thực hiện các biện pháp này. Còn những kẻ trực tiếp thực hiện hành vi khủng bố thì hoạt động vì tiền. Đây không phải là một thế lực chính trị nào, họ chỉ lấy tiền. Nhưng họ được điều hành bởi những người có lợi ích chính trị, họ đang tìm kiếm tiền và các nhà tài trợ để chi trả. Họ sẽ không bao giờ tự mình đi thực hiện các hành động khủng bố, sợ làm điều đó.
Sputnik: Theo ông, những bước đi nào từ các đối tác của Myanmar và cộng đồng quốc tế nói chung có thể giúp ổn định tình hình trong nước, thưa ông?
- Trước khi bất kỳ quốc gia nào quyết định giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi trong việc giải quyết tình hình hiện tại, trước hết quốc gia đó phải hiểu rõ văn hóa chính trị của đất nước, thứ hai, luật pháp của nhà nước, thứ ba là lịch sử của Myanmar. Nếu có hiểu biết đầy đủ về ba điều này, mọi thứ thực sự như thế nào, thì các nước khác có thể giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi giải quyết vấn đề này. Nhưng hiện tại, nhiều người dựa trên những nguồn thông tin không đáng tin cậy. Chúng đến từ đâu và ai tạo ra chúng, tôi đã nói rồi. Điều này được thực hiện có mục đích để các quốc gia khác nghĩ thông tin không chính xác là đúng sự thật và đưa ra yêu cầu của họ về cách thức và vấn đề cần được giải quyết. Nghĩa là việc cung cấp cái gọi là hỗ trợ dựa trên thông tin không chính xác là sai lầm. Hóa ra đó là một sự can thiệp, còn chúng tôi cần sự hợp tác.
Hiện tại tôi đang ở trên lãnh thổ Liên bang Nga. Chúng tôi đã hợp tác rất sâu rộng với Nga, có quan hệ hợp tác tích cực với Trung Quốc. Chúng tôi không phải là một quốc gia đóng cửa, sẽ không bao giờ đóng cửa. Mọi thứ đều cởi mở với chúng tôi, nhưng trước khi làm việc, bạn cần hiểu rõ ba điều: văn hóa, lịch sử và luật pháp của đất nước.
Sputnik: Nga và Trung Quốc có thể đóng góp gì vào việc ổn định tình hình xung quanh Myanmar, thưa ông?
- Có sự hợp tác, hỗ trợ truyền tải nhưng thông tin thật. Nga viết và nói cho cả thế giới biết chính xác sự thật, chính xác những gì đang diễn ra trên đất nước chúng tôi. Ở Trung Quốc, điều tương tự cũng xảy ra. Đây là sự hỗ trợ. Chúng tôi không yêu cầu bất kỳ giúp đỡ đặc biệt nào, mà chỉ yêu cầu nói lên sự thật.