Một phóng viên của tờ Nikkei Nhật Bản từ Yangon, thành phố lớn nhất Đông Nam Á cho biết lực lượng an ninh không kịp tới xử lý những hành động phản đối này, vì thế tránh được hậu quả về bắt giữ người biểu tình và thương vong.
Biểu tình ở Myanmar
Theo phóng viên, những người qua đường ủng hộ người biểu tình bằng những tràng pháo tay. Đồng thời, ở Yangon, hàng ngày vào lúc tám giờ tối, người dân khua gõ nồi niêu ầm ĩ, đây cũng trở thành một phương tiện phản đối chính sách của nhà cầm quyền quân sự.
Như nhà báo lưu ý, cuộc sống ở Myanmar hiện đã được cải thiện nhiều: các trung tâm mua sắm và văn phòng chính phủ đã mở cửa, các bệnh viện cũng bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân, mặc dù trước đây nhiều bác sĩ đã ủng hộ chiến dịch bất tuân dân sự. Đồng thời, tình trạng lạm phát trong nước ngày càng tăng, hàng hóa khan hiếm.
Cái gọi là chính phủ đoàn kết dân tộc của Myanmar, cơ cấu được coi là bất hợp pháp và là một tổ chức khủng bố, đang tuyển mộ những người trẻ tuổi vào các nhóm vũ trang ngầm. Các tình nguyện viên được cử đến các khu vực biên giới và được huấn luyện trong các đơn vị quân đội của các dân tộc thiểu số vì họ có bề dày kinh nghiệm đối đầu với quân đội của đất nước. Gần đây, các phóng viên đưa tin rằng ngày càng có nhiều báo cáo về các vụ nổ, đốt phá và các cuộc tấn công khác nhằm vào các đồn cảnh sát và cơ quan chính phủ.
Đảo chính quân sự ở Myanmar
Phái quân sự Myanmar lật đổ Chính phủ dân sự và nắm quyền ở nước này vào ngày 1 tháng 2, bắt giữ các lãnh đạo dân sự, kể cả Tổng thống Myanmar Win Myint và Cố vấn Nhà nước (trên thực tế là Thủ tướng) Aung San Suu Kyi. Phái quân sự cho rằng họ hành động như vậy bởi kết quả tổng tuyển cử năm 2020 đã bị làm sai lệch mà các cơ quan dân sự không muốn điều tra xác minh.
Sau khi lên nắm quyền và ban hành tình trạng khẩn cấp với sự trợ giúp của cơ chế Hiến pháp, các nhà lãnh đạo chính quyền quân quản hứa sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới sau một năm để chuyển giao quyền lực cho bên thắng cử. Những cuộc biểu tình đông đảo chống lại chính quyền quân sự đang diễn ra hàng ngày tại nhiều thành phố của Myanmar. Hơn 70% công chức, kể cả các nhân viên y tế, đã tham gia vào chiến dịch bất tuân dân sự và bỏ việc.
Đọc thêm: