Đại diện WHO nói về việc vaccine “Made in Vietnam” Nanocovax xin cấp phép khẩn cấp

TS Park Kidong, trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam bình luận việc xin cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nanocovax.
Sputnik

Ngày 29/6, Việt Nam ghi nhận 372 ca Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 của cả nước lên thành 16413 người. Hôm nay có thêm 245 bệnh nhân khỏi bệnh.

Việt Nam chuẩn bị đón thêm 1 triệu liều vaccine Covid-19 AstraZeneca từ Nhật Bản. Đây là đợt viện trợ vaccine thứ hai của Tokyo dành cho Hà Nội.

Việt Nam phát hiện 372 ca Covid-19

Theo bản tin của Bộ Y tế tối 29/6 ghi nhận 175 Covid-19, gồm 172 ca trong nước và 3 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Vaccine Covid-19 thứ hai của Việt Nam Covivac “rất khả quan”

Như vậy, trong ngày 29/6, Việt Nam ghi nhận thêm 372 ca gồm 11 ca nhập cảnh và 361 ca trong nước. Trong đó, 308 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Trong số, 175 ca mới, được đánh số từ 16239-16413, có 172 ca ghi nhận tại: TP HCM (43), Bình Dương (24), Tiền Giang (22), Đồng Tháp (21), Quảng Ngãi (21), Bắc Giang (12), Nghệ An (12), Long An (4), Đồng Nai (4), Bắc Ninh (2), Phú Yên (2), Bình Thuận (1), Lạng Sơn (1), Hưng Yên (1), Hà Tĩnh (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1). Trong số này, 137 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Hôm nay 245 bệnh nhân được công bố khỏi Covid-19, nâng tổng số khỏi từ đầu dịch lên 6.764 ca.

Tổng số ca Covid-19 trong đợt dịch thứ 4 đã vượt 13.000 ca, lên 13.054. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca nhiễm cộng đồng đầu tiên kể từ khi dịch xuất hiện vào đầu năm 2020, nâng số tỉnh thành có Covid-19 lên 49.

Đại diện WHO nói về việc vaccine “Made in Vietnam” Nanocovax xin cấp phép khẩn cấp

Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 3.070.425 xét nghiệm cho 7.235.755 lượt người.

Việt Nam sắp nhận thêm một triệu liều AstraZeneca từ Nhật Bản

Theo Chính phủ, một triệu liều vaccine Nhật Bản tặng Việt Nam sẽ về trong tuần tới.

Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận ca tử vong vì tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca

Cụ thể, lô vaccine này nằm trong trong khuôn khổ viện trợ từ Nhật Bản, được chuyển đến Việt Nam thành 2 đợt vào ngày 1/7 và 8/7.

Đây cũng là lô vaccine thứ 2 Nhật Bản gửi tặng Việt Nam cùng với 1 triệu liều quà tặng đã đáp xuống sân bay Nội Bài ngày 16/6 vừa qua.

Như vậy, Việt Nam sẽ có tổng cộng gần 5,5 triệu liều vaccine, trong đó hầu hết là AstraZeneca, còn lại là 500.000 liều Sinopharm do Trung Quốc gửi tặng, 2.000 liều Sputnik V Nga tặng.

Tại Việt Nam mới tiêm được 3,5 triệu liều vaccine, hiện Bộ Y tế đang tiếp tục đốc thúc các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.

“Việc tiếp nhận vaccine Covid-19 từ Chính phủ và nhân dân Nhật Bản lần này là hết sức kịp thời góp phần giúp Việt Nam ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19”, Bộ Y tế khẳng định.
Đại diện WHO nói về việc vaccine “Made in Vietnam” Nanocovax xin cấp phép khẩn cấp

WHO nói về việc xin cấp phép khẩn cấp Nanocovax

Liên quan đề nghị của Công ty Nanogen về cấp phép khẩn cấp cho vaccine Covid-19 Nanocovax, đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo cơ quan quản lý cần xem xét cẩn thận các dữ liệu, phù hợp với các quy định và luật pháp quốc gia.

Cụ thể, trong cuộc chia sẻ với Tuổi Trẻ, TS.Kidong Park cho biết, hiện đã có một số vaccine Covid-19 được phê duyệt đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO và được sử dụng trong tiêm chủng đại trà ở nhiều quốc gia.

Đại diện WHO lên tiếng về việc chuyển giao công nghệ vaccine cho Việt Nam

Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh không có nghĩa là những vaccine này đã được phê duyệt bằng cách bỏ qua các bước kiểm tra và đánh giá thiết yếu.

“Bất kỳ loại vaccine nào cũng phải trải qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt về hiệu quả, chất lượng và độ an toàn thông qua nhiều bước đánh giá, bao gồm đánh giá tiền lâm sàng và ba giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.  Ngay cả khi được phê duyệt sử dụng khẩn cấp như đối với vaccine Covid-19, tất cả các bước quan trọng và các tiêu chí bắt buộc cần thiết cũng không được bỏ qua”, đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh.

Ông Park nêu rõ, tính đến ngày 25/6/2021, có 184 vaccine đang được phát triển tiền lâm sàng và 104 vaccine khác đang trong giai đoạn phát triển đánh giá lâm sàng trên toàn cầu.

Giám đốc WHO tại Việt Nam bày tỏ rất hiểu Nanocovax mới bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Về nguyên tắc, nhà sản xuất cần phải tạo đầy đủ dữ liệu khoa học về hiệu quả, chất lượng và độ an toàn từ các thử nghiệm lâm sàng này.

“Cơ quan quản lý quốc gia cần xem xét cẩn thận dữ liệu khi có sẵn, phù hợp với các quy định và luật pháp quốc gia”, TS. Kidong Park nhấn mạnh.

Vị chuyên gia cũng cho biết thêm, để hỗ trợ các nhà sản xuất và các cơ quan quản lý quốc gia trong tình huống chưa từng có tiền lệ này, WHO đã xuất bản các tài liệu và hướng dẫn về đánh giá lâm sàng, các tiêu chuẩn đánh giá đối với vaccine Covid-19 mà các chính phủ có thể sử dụng làm cơ sở cho các hướng dẫn về mặt pháp lý của mỗi quốc gia.

Trả lời về vấn đề hiện nay có một số nước trên thế giới, ví dụ Cuba, đã cho tiêm vaccine mới thử nghiệm ở giai đoạn 3 trên diện rộng như là một phần của các nghiên cứu can thiệp về tác dụng của vaccine đối với việc ngăn chặn lây lan của dịch bệnh.

Đại diện WHO nói về việc vaccine “Made in Vietnam” Nanocovax xin cấp phép khẩn cấp

Ông Park nêu quan điểm, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 thường được thực hiện trên quy mô lớn với hàng nghìn người tham gia tại nhiều trung tâm nghiên cứu trước khi vaccine được đưa vào sử dụng rộng rãi trong công chúng.

Cùng với đó, thiết kế nghiên cứu cần được xây dựng kỹ lưỡng, được xem xét và phê duyệt bởi ủy ban đạo đức nghiên cứu cũng như cơ quan quản lý quốc gia (NRA) của quốc gia nơi thử nghiệm được tiến hành.

Đại diện của WHO đã tìm thấy bao nhiêu chủng coronavirus ở Trung Quốc?

Đối với vaccine Covid-19, có những trường hợp một quốc gia có thể quyết định một số phương thức đặc biệt để giải quyết nhu cầu chưa từng có tiền lệ để kiểm soát dịch bệnh.

“Tuy nhiên, các lựa chọn thay thế phải dựa trên việc đánh giá nguy cơ và lợi ích một cách cẩn trọng và được lập kế hoạch kỹ càng với những cân nhắc về đạo đức, quản lý nguy cơ và không được thỏa hiệp đối với các yêu cầu quan trọng và tiêu chí đánh giá để đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả của vaccine”, TS. Kidong Park lưu ý.

Theo đại diện WHO, Chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực làm việc cùng với các đối tác quốc tế để đảm bảo cung cấp thêm vaccine cho Việt Nam và đảm bảo sự tiếp cận công bằng cho tất cả mọi người.

Cùng với đó, Chính phủ đã tăng cường các hành động ứng phó mạnh mẽ với ổ dịch đã được chứng minh là có hiệu quả. Điều này bao gồm phương pháp tiếp cận bốn tại chỗ (nhân lực - cơ sở vật chất - hành động ứng phó - nguồn lực) và chiến lược năm nguyên tắc (phòng ngừa - phát hiện sớm - kiểm dịch - khoanh vùng - dập dịch).

TS.Kidong Park nhấn mạnh, đối với tình hình dịch bệnh ở TP.HCM hay ở Việt Nam hiện nay, rất cần người dân một lần nữa thể hiện sự đoàn kết và tuân thủ các biện pháp y tế theo khuyến cáo.

Thảo luận