Tại sao Việt Nam chọn LNG của Mỹ?

Cuộc đấu tranh chống COVID-19 và quan hệ quốc tế, kinh tế và du lịch – đó là chủ đề chính trong các bài viết và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài tuần này. Sputnik giới thiệu với các bạn tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».
Sputnik

Việt Nam đang chống chọi với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất trong toàn bộ đại dịch, huy động mọi nỗ lực để chống căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Reuters thông báo về số lượng kỷ lục các ca mới lây nhiễm coronavirus tại TP Hồ Chí Minh vào thứ Năm và dự định của chính quyền – từ nay đến thứ Ba tới sẽ tiến hành xét nghiệm một nửa số dân của thành phố lớn đông đúc nhất Việt Nam này. Những ai có kết quả test dương tính sẽ có thể được đưa vào diện cách ly tại nhà nếu cần đề phòng trường hợp bệnh lây lan khắp địa bàn cả nước. Hãng thông tấn này cũng viết về việc Việt Nam phê duyệt vaccine Moderna, cũng như dự kiến cung cấp 30 triệu liều vaccine khác nhau chống coronavirus cho Việt Nam trong quý III năm nay.

Còn kênh Bolshaya Azia của Nga cho biết Việt Nam đã gửi mẫu vaccine Covivac của nước mình điều chế nhằm chống virus sang Canada để nghiên cứu, đồng thời cũng đã bắt đầu giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ ba đối với một loại vaccine sản xuất nội địa nữa là Nanocovax.

Đại diện WHO nói về việc vaccine “Made in Vietnam” Nanocovax xin cấp phép khẩn cấp

Ấn phẩm Mỹ uy tín Brookings Institution đã đăng bài báo với những đánh giá cao dành cho ngành y tế Việt Nam và cách ứng phó với đại dịch.

«Chính phủ CHXHCN Việt Nam đã chứng tỏ rằng họ có thể đưa mô hình y tế công cộng dự phòng vào hoạt động hiệu quả thông qua các cấu trúc Nhà nước của mình, và có lẽ đây là bài học quý dành cho các Chính phủ khác», - tác giả bài báo nhận xét.

Các báo Ấn Độ Ahmed Abad MirrorBW Education đăng tin về việc mở rộng hợp tác giữa Hà Nội và New Delhi trong lĩnh vực quốc phòng và công nghệ, cũng như bắt đầu sự hiệp lực trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học của Việt Nam và Ấn Độ.

Còn tờ Bloomberg thông báo rằng công ty điện ảnh lớn nhất Netflix đã chấp hành các đòi hỏi của luật pháp Việt Nam và loại bỏ loạt phim «Pine Gap» mà theo tuyên bố của nhà chức trách, có chứa chi tiết xâm phạm chủ quyền của CHXHCN Việt Nam đối với các đảo ở Biển Đông, bởi trong bộ phim gián điệp của Australia có hình bản đồ «đường lưỡi bò» của Trung Quốc.

Kỹ thuật số, xuất khẩu và khí đốt

Những tờ báo khác nhau phản ánh về thành tựu kinh tế mới của Việt Nam. Theo The Diplomat, Việt Nam và Singapore bắt đầu đàm phán về hiệp định thương mại kỹ thuật số thế hệ kế tiếp. Đây là thêm một thắng lợi về kinh tế và chính trị của Hà Nội. Hiệp định hứa hẹn mang lại cho Việt Nam cơ hội tham gia cùng các đối tác khác trong việc định hình quy tắc thương mại kỹ thuật số ở cả tầm WTO và ở cấp khu vực. Hơn thế nữa, nếu văn kiện như vậy được ký kết, Việt Nam sẽ có thể nhận được triển vọng lợi thế cạnh tranh tốt so với các đối tác ASEAN khác trong cuộc đua số hóa.

Tờ Nikkei Asia Review thông báo rằng so với cùng kỳ năm ngoái GDP của Việt Nam đã tăng 6,61% trong quý II năm 2021. Sở dĩ có thành tựu đó là nhờ gia tăng xuất khẩu gần 30%. Đến lượt nó, bước nhảy vọt này thúc đẩy gia tăng sản xuất các sản phẩm của Samsung Electronics, cũng như xuất khẩu quần áo, giày dép và các các mặt hàng khác sang châu Âu nhờ thuận lợi từ EVFTA. ADB dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7%, nhưng nếu việc mua sắm vaccine tiếp tục không được đẩy nhanh, thì quá trình khôi phục đầy đủ hoạt động kinh tế trong nước, bao gồm cả du lịch, sẽ mất nhiều thời gian hơn và tăng trưởng chung cũng sẽ bị chậm lại, - Nikkei cảnh báo. Cũng ấn phẩm này có bài viết rằng Greenpeace yêu cầu Samsung sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại hai cơ sở sản xuất lớn nhất của họ là Hàn Quốc và Việt Nam, bất kể các nước này dự kiến xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than.

Vaccine Sputnik V của Nga được người Việt Nam tin tưởng cao

Bloomberg dành hẳn bài báo lớn nói về vấn đề xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas - LNG) của Hoa Kỳ sang Việt Nam, động tác cần giúp giảm thâm hụt ngày càng tăng trong thương mại Việt - Mỹ. Xuất khẩu LNG từ Hoa Kỳ sang châu Á tăng 67% vào năm 2020, người Mỹ cũng đưa ra loạt đề xuất với Việt Nam. Đến tháng 1 năm 2021, Hà Nội đã nhận được không dưới 30 dự án từ các công ty Mỹ cũng như thế giới. Nhưng không phải tất cả đều được tính toán kỹ và đáng tin cậy. Đất nước Việt Nam đang phát triển nhanh dự định từ nay đến 2030 tăng gấp đôi công suất điện và 1/4 nhu cầu này có thể được đáp ứng bằng LNG. Nếu mua khí thiên nhiên hoá lỏng chỉ thuần tuý theo nhãn quan thị trường, thì có thể mua loại khí đốt đó từ những người bán ở gần hơn và giá rẻ hơn nhiều. Nhưng việc cung cấp những lô hàng chứa «các phân tử tự do của Hoa Kỳ», như cách Washington gọi LNG, sẽ được Hải quân Hoa Kỳ bảo vệ và vì thế hấp dẫn  người Việt Nam, - tác giả nhận xét.  

Huraaa! Chúng tôi sẽ bay đến Việt Nam!

Và bây giờ là một chút về du lịch. Tờ Izvestia thông báo một tin tốt lành cho các công dân Nga. Đảo Phú Quốc tuyệt vời sẽ trở thành khu vực thí điểm của Việt Nam, nơi tiếp đón các du khách Nga đã tiêm vaccine phòng coronavirus.

«Việc lựa chọn thị trường Nga làm ưu tiên tái khởi động du lịch nhập cảnh gắn với thực tế dòng du khách lớn từ Nga đến Phú Quốc thời trước đại dịch, cũng như việc Việt Nam phê chuẩn vaccine «Sputnik V» của Nga, - báo dẫn lời giải thích của chuyên gia.

Còn tờ Today Online kể chuyện về quán cà phê với món ăn Việt Nam được chế biến theo kiểu Hồi giáo, do một phụ nữ người Việt theo đạo Hồi vừa mở tại Singapore Bài viết có minh họa bằng nhiều bức ảnh, hấp dẫn đến mức khiến người đọc chỉ muốn chạy ngay và luôn tới quốc đảo Sư tử để đặt món và thưởng thức nét mới của ẩm thực Việt Nam!

Thảo luận