Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận kỷ lục chưa từng có với hơn 1.000 ca Covid-19

Lần đầu tiên kể từ khi có dịch Covid-19, Việt Nam ghi nhận trên 1000 ca nhiễm mới trong ngày. Theo Bộ Y tế, với thêm 527 trường hợp dương tính với coronavirus tối 5/7, hôm nay, cả nước phát hiện 1.102 ca nhiễm SARS-CoV-2.
Sputnik

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị TP.HCM chuẩn bị các phương án kiểm soát người và phương tiện ra vào thành phố nhưng phải đảm bảo lưu thông hàng hóa. Nếu có quy định mới về đi lại, TP.HCM cần có thông báo trước ít nhất 24h.

Kỷ lục: Việt Nam phát hiện trên 1.000 ca Covid-19 mới trong ngày

Ngày 5/7 ghi nhận ‘kỷ lục buồn’ trong cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam khi cả nước lần đầu tiên ghi nhận tới 1.102 ca mắc nCoV mới.

Cụ thể, bản tin tối ngày 5/7 của Bộ Y tế cho biết, cả nước gi nhận thêm 527 trường hợp nhiễm coronavirus mới, nâng tổng số ca nhiễm cả ngày lên thành 1.102 người. TP.HCM vẫn là điểm nóng dịch Covid-19 của cả nước với 270 ca dương tính được công bố tối nay.

Thêm 247 ca mắc Covid-19 sau 6 tiếng, 4 người Việt Nam tử vong vì SARS-CoV-2

Trong số 527 ca mắc nCoV mới, có 13 trường hợp ca bệnh xâm nhập, được cách ly ngay sau nhập cảnh, trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu 1 người, Trà Vinh 12.

514 ca Covid-19 lây nhiễm cộng đồng được ghi nhận tại các tỉnh như: TP. Hồ Chí Minh (270), Bình Dương (114), Đồng Tháp (62), Tiền Giang (11), Phú Yên (11), Khánh Hòa (10), Đồng Nai (8 ), An Giang (6), Bình Phước (4), Bà Rịa – Vũng Tàu (4), Bình Định (3), Tây Ninh (3), Bắc Giang (3), Quảng Ngãi (2), Bắc Ninh (1), Nghệ An (1), Lâm Đồng (1).

Trong số này, có 482/514 ca được phát hiện trong khu vực đã cách ly/phong tỏa.

Tính chung cả ngày, ngoài 13 trường hợp nhập cảnh, 1.089 ca bệnh còn lại đều là lây nhiễm trong nước. Tình hình dịch bệnh ở TP.HCM gây lo ngại nhất khi có đến 641 ca dương tính được phát hiện hôm nay. Tiếp đó là Đồng Tháp (165), Bình Dương (131), Phú Yên (40), Khánh Hòa (18), Long An (15), An Giang (12), Tiền Giang (11), Hưng Yên (9), Đồng Nai (9), Bắc Giang (7), Bắc Ninh (4), Quảng Ngãi (4), Bình Phước (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Vĩnh Long (3), Bình Định (3), Tây Ninh (3), Hà Tĩnh (2), Lạng Sơn (1), Sóc Trăng (1), Nghệ An (1), Lâm Đồng (1).

Phần lớn số ca nhiễm cộng đồng này đều được ghi nhận tại các khu vực cách ly hay phong tỏa, theo Bộ Y tế.

Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận kỷ lục chưa từng có với hơn 1.000 ca Covid-19

Theo Bộ Y tế, số lượng ca nhiễm mới tính từ ngày 27/4 đến nay được ghi nhận trong nước là 17.954 người, trong số này đã có 5.248 bệnh nhân bình phục.

Số lượng xét nghiệm từ 29/4 đến nay Việt Nam đã thực hiện đạt trên 3.486.839 xét nghiệm cho 8.226.229 lượt người trên khắp cả nước.

Việt Nam đã điều trị khỏi cho 8.022/21.035 ca mắc, số bệnh nhân Covid-19 tử vong là 90.

TP.HCM: Người ra vào thành phố phải có xác nhận xét nghiệm âm tính

Sáng 5/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp của Chính phủ với TP.HCM để thảo luận về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Chủ trì cuộc họp từ đầu cầu TP.HCM là Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên.

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, hiện số ca nhiễm tại thành phố đang tăng nhanh nhưng chủ yếu vẫn nằm trong khu cách ly, phong tỏa.

Sáng 5/7: Thêm 328 ca mắc Covid-19 mới, TP.HCM cao nhất với 175 ca

Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đánh giá, TP.HCM là địa phương có đông người dân sinh sống và làm việc nên cần phân công đến tận quận, huyện. Thẩm quyền của quận, huyện lớn hơn, nhưng năng lực không đồng đều, thành phố và các đội của Bộ Y tế sẽ hỗ trợ hướng dẫn trực tiếp đến từng địa phương.

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đãc thống nhất với TP.HCM việc tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 10, trừ các khu vực đang được phong tỏa.

Chính phủ và TP.HCM thống nhất quan điểm kiểm soát chặt chẽ người ra vào thành phố, đồng thời đảm bảo lưu thông hàng hóa, không để giao thương đình trệ.

“TP.HCM không đặt vấn đề đóng băng hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào thành phố, và hàng hóa vẫn lưu thông, không bị ách tắc”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

TP.HCM cũng khuyến nghị người dân các tỉnh thành khác chỉ đến thành phố khi thật sự có việc cần, đồng thời phải thực hiện đầy đủ xét nghiệm.

TP.HCM sẽ nhanh chóng triển khai các hệ thống kiểm soát và đảm bảo người dân phải được xét nghiệm trước khi đến hoặc đi khỏi thành phố. Các điểm kiểm soát sẽ sử dụng phương tiện điện tử để quét mã QR.

“Nếu có quy định mới liên quan tới việc giao thông đi lại của người dân thì phải thông báo trước ít nhất 24 giờ”, Phó thủ tướng yêu cầu.

TP.HCM đang tích cực thảo luận với các địa phương và phối hợp với cơ quan Trung ương để sớm đưa ra hướng dẫn cụ thể.

TP.HCM chấn chỉnh công tác lấy mẫu xét nghiệm

Đối với công tác xét nghiệm, Phó thủ tướng chỉ ra rằng, trong thời gian qua, có nhiều đơn vị cùng tham gia xét nghiệm nên việc kết nối dữ liệu còn chưa nhuần nhuyễn.

Vấn đề này đã được các địa phương khắc phục rất nhanh. Dự kiến sắp tới, thành phố sẽ cấp chứng nhận dưới mã QR cho người xét nghiệm, để những người này đi lại tại một số địa bàn có yêu cầu xét nghiệm.

Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm 360 ca mắc Covid-19

Tuy nhiên, ông Vũ Đức Đam khuyến nghị người được xét nghiệm có kết quả âm tính không có nghĩa là tuyệt đối an toàn và phải tiếp tục cảnh giác.

Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu TP.HCM chỉ đạo kỹ lưỡng, cẩn thận để đảm bảo đời sống cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Bên cạnh đó, cần có biện pháp, kế hoạch thật chu đáo cho kỳ thi THPT sắp tới.

Bàn thêm về công tác xét nghiệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị TP.HCM kết hợp các công nghệ xét nghiệm khác nhau, ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát hiện và truy vết nhanh ca mắc.

“Tuyệt đối không để tình trạng lấy mẫu nhiều nhưng không xét nghiệm kịp do công suất xét nghiệm không đáp ứng được hoặc không có đủ thông tin. Kết quả xét nghiệm phải đầy đủ thông tin, bao gồm cả nồng độ virus, để phục vụ công tác truy vết”, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định, thành phố đang tập trung chấn chỉnh, nâng cao công tác lấy mẫu xét nghiệm bảo đảm trả kết quả ngay, tránh tồn đọng mẫu.

Hiện, tất cả các lực lượng đang tập trung tối đa cho công tác truy vết, để phát hiện sớm nhất và cách ly F0, F1, ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng.

Theo Bí thư Nên, trong thời gian tới, TP.HCM đẩy mạnh điều tra dịch tễ, truy vết nhanh F0, cách ly tập trung F1.

Ngành Y tế đặt mục tiêu trong vòng 1 giờ khi phát hiện F0, phải truy vết xong các F1, tiến hành xét nghiệm lặp lại từ 1-3 ngày/lần ở những khu có nguy cơ cao.

“TP.HCM cũng tăng cường quản lý giám sát phòng, chống dịch bệnh trong các khu công nghiệp, nhất là khi 9/15 khu công nghiệp trên địa bàn đã phát hiện các ca mắc Covid-19, các ổ dịch với số lượng ngày càng lớn, đồng thời, kiểm soát tốt nơi khu lưu trú, ký túc xá, nơi công nhân thuê trọ”, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho hay.
TP.HCM kiểm soát người ra vào thế nào?

Với đặc thù là một đô thị đông dân bậc nhất cả nước, việc kiểm soát người ra vào TP.HCM mà vẫn đảm bảo giao thương, lưu thông hàng hóa là hết sức quan trọng.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với 8 tỉnh, thành phố phía Nam

Ngày 30/6 vừa qua, Bộ Y tế đã có công điện về việc tăng cường phòng, chống lây nhiễm SARS-CoV-2 cho người điều khiển, người đi trên phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh. Nhóm này phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Bộ Y tế cần cần làm rõ thời hạn của kết quả xét nghiệm, để lực lượng chức năng có thể kiểm soát. Trả lời vấn đề này, Bộ Y tế cam kết sẽ có hướng dẫn cụ thể trong ngày 5/7.

Về việc sử dụng mã QR, ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, người dân đã được cấp mã này qua các ứng dụng khai báo y tế, Bluezone hay Ncovi. Do vậy, người dân chỉ cần quét mã này tại các điểm kiểm soát khi ra vào thành phố và các khu vực yêu cầu.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cam kết, sẽ cùng với Bộ Y tế trong vòng 24 giờ khẩn trương tích hợp kết quả xét nghiệm và tiêm vaccine vào mã QR cá nhân. Người dân ra vào TP.HCM chỉ cần đảm bảo khai báo y tế trung thực, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm yêu cầu.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu TP.HCM, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương phải nhanh chóng triển khai các ứng dụng công nghệ cần thiệt, thống nhất các biện pháp liên quan đến việc đi lại của người dân.

Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến chiều 4/7 với các địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình hình dịch bệnh tại TP.HCM đã ảnh hưởng lớn đến các tỉnh trong khu vực. Do vậy, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ theo sát tình hình, diễn biến dịch bệnh để kịp thời có biện pháp chỉ đạo hiệu quả.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại TP.HCM.

Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận kỷ lục chưa từng có với hơn 1.000 ca Covid-19

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tổ chức cách ly, phong tỏa diện hẹp, giãn cách diện rộng, thần tốc xét nghiệm, nhanh chóng khoanh vùng, cách ly các ca nhiễm F0.

Thảo luận