Airbus bắt tay Vietjet giúp nâng cao trình độ phi công tại Việt Nam

Việt Nam cấp phép cho Airbus huấn luyện chuyển loại máy bay A320. Trung tâm Đào tạo Airbus tại Việt Nam (AVTC) đã chính thức được Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) và Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASE) cấp phép cung cấp các khóa học chuyển loại A320.
Sputnik

Theo đó, Trung tâm Đào tạo Airbus hợp tác với hãng hàng không Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cung cấp các khóa học trong chương trình Huấn luyện chuyển loại chuyển loại A320 nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo và nâng cao trình độ phi công của hãng tại Việt Nam.

Trung tâm đào tạo Airbus tại Việt Nam hợp tác với Vietjet

Ngày 5/7, Trung tâm Đào tạo Airbus tại Việt Nam đã được Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) và Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) cấp phép cung cấp các khóa đào tạo Chương trình Huấn luyện chuyển loại A320.

Trung tâm Đào tạo Airbus tại Việt Nam do Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus quản lý được thành lập hồi tháng 10/2018 theo thỏa thuận giữa Airbus và Vietjet. Trung tâm nằm trong Học viện Đào tạo Vietjet tại TP.HCM.

Vietjet Air lên tiếng về sự cố máy bay trượt khỏi đường băng ở Tân Sơn Nhất

Đối với AVTC, tập đoàn Airbus cam kết đem đến những quy trình, công cụ và kiến thức đào tạo chuyên môn nhằm cung cấp các thiết bị đào tạo hiện đại cũng như nội dung huấn luyện chuẩn quốc tế cho lực lượng phi công và đội ngũ kỹ thuật liên quan của Vietjet.

Bên cạnh Chương trình Huấn luyện chuyển loại A320, Trung tâm Đào tạo Airbus tại Việt Nam cũng cung cấp các dịch vụ đào tạo bay khác như khóa đào tạo giáo viên hướng dẫn bay.

Theo các thông tin chính thức được công bố, Trung tâm Đào tạo Airbus (AVTC) tại Việt Nam sở hữu hai thiết bị mô phỏng buồng lái máy bay A320 và hai thiết bị huấn luyện bay A320.

Tất cả đều được đặt tại Học viện Hàng không Vietjet (VJAA) tại TP.HCM do Airbus và Vietjet cùng phối hợp vận hành trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác song phương.

Các thiết bị mô phỏng buồng lái máy bay A320 cũng như thiết bị huấn luyện bay A320 này hiện được Vietjet sử dụng chủ yếu cho việc đào tạo định kỳ và đào tạo giáo viên hướng dẫn bay.

Bên cạnh đó, trung tâm cũng có kế hoạch lắp đặt thiết bị mô phỏng thứ ba để đáp ứng nhu cầu đào tạo phi công ngày càng tăng của Vietjet trong thời gian tới đây.

Trong khuôn khổ chương trình đào tạo, mỗi khóa học Huấn luyện Chuyển loại A320 sẽ kéo dài hơn 6 tuần và Trung tâm Đào tạo Airbus tại Việt Nam dự kiến ​​đào tạo tối đa 8 phi công mỗi tháng.

Vietjet bắt tay Airbus huấn luyện phi công không chỉ cho riêng mình

Ông William Tauzin, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Airbus tại Việt Nam cho biết, sau khi được Cục Hàng không Việt Nam và EASA phê chuẩn các quy định cần thiết, AVTC đang vượt qua một cột mốc quan trọng để cung cấp các dịch vụ đào tạo mới nhất.

“Chúng tôi có mặt ở đây để đáp ứng nhu cầu đào tạo phi công của Vietjet. Chúng tôi rất vui được hỗ trợ Vietjet vì hãng tiếp tục đầu tư vào tương lai của mình thông qua các dịch vụ đào tạo mới nhất”, Giám đốc AVTC William Tauzin khẳng định.

Cục Hàng không lên tiếng về cấp phiếu nhân nhượng cho Vietjet
Trong khi đó, ông Lương Thế Phúc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Đào tạo của Vietjet nhấn mạnh, Học viện Vietjet là cơ sở đào tạo đặc biệt phục vụ công tác huấn luyện đào tạo cho phi công, tiếp viên, kỹ sư, nhân viên hàng không… không chỉ cho Vietjet và mà cả thị trường khu vực.

“Chúng tôi chúc mừng AVTC đã đáp ứng được các quy định quan trọng này. Vietjet vui mừng được tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Airbus để tiếp tục đầu tư các trang bị hiện đại, tiên tiến bậc nhất phục nhu cầu phát triển của hãng và khu vực trong thời gian tới”, ông Lương Thế Phúc bày tỏ.

Bên cạnh thiết bị mô phỏng buồng lái máy bay hợp tác cùng Airbus, hãng còn trang bị các thiết bị mô phỏng khoang hành khách, huấn luyện khẩn nguy, hồ bơi tạo sóng với tiêu chuẩn Olympic...

Vietjet tăng cường hợp tác với Airbus

Được biết, năm 2017, Vietjet của nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Thị Phương Thảo bắt tay hợp tác với tập đoàn sản xuất máy bay Airbus đào tạo phi công trong một dự án có vốn đầu tư lên đến 170 triệu USD.

Dự án này vào thời điểm đó có tên gọi Trung tâm Công nghệ Hàng không, nằm trong chương trình xây dựng Học viện hàng không Vietjet, nhận chứng nhận đầu tư của Ban Quản lý Khu công nghệ cao (UBND TP.HCM).

Vietjet mua 20 máy bay thế hệ mới của Airbus

Theo hãng hàng không Vietjet, dự án nhằm tạo đột phá trong hoạt động huấn luyện tiếp viên và phi công, đồng thời nghiên cứu và phát triển công nghệ hàng không vũ trụ.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, 31/10/2019, Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus đã ký kết hợp đồng đặt mua 20 tàu bay thế hệ mới A321XLR tại Toulouse, Pháp.

Với thỏa thuận “khủng” này, Vietjet sẽ trở thành một trong những hãng hàng không đầu tiên trên thế giới khai thác dòng tàu tầm xa vượt trội này của Airbus nhằm hiện đại hóa đội bay.

Cũng trong dịp này, hai bên ký kết triển khai đầu tư thêm hai buồng lái mô phỏng đào tạo phi công, kỹ sư.., cho dòng tàu bay A320/A321, nâng tổng số lên ba buồng lái mô phỏng do Airbus đầu tư cho Học viện của Vietjet và giúp hãng tăng năng suất đào tạo tại chỗ cũng như đào tạo cho bên thứ ba trong thời gian tới.

Cùng với hợp đồng máy bay và buồng lái mô phỏng lần này mà hai bên ký kết, tập đoàn chế tạo máy bay Airbus đồng thời cung cấp các giải pháp đào tạo tiên tiến nhất, bảo đảm độ an toàn, tin cậy và giúp hiệu quả khai thác một cách kinh tế trong suốt vòng đời của các dòng tàu bay Airbus.

Đặc biệt, Airbus cũng sẽ hỗ trợ Vietjet xuyên suốt với nhiều chương trình đào tạo toàn diện và chi tiết dành cho phi công, phi công học nghề, tiếp viên, kỹ sư vận hành, các chuyên viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay cùng các nội dung liên quan trong thỏa thuận hợp tác.

Vietjet đặt mục tiêu vào nhóm các hãng hàng không hàng đầu thế giới?

Vừa qua, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2021.

Với thông điệp ‘trở lại bầu trời’, Vietjet đặt kế hoạch 2021 với doanh thu vận tải hàng không đạt 15.500 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 21.900 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2020.

Các động lực tăng trưởng của Vietjet được kỳ vọng dựa trên việc thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu vận tải hàng hóa, mở rộng kinh doanh dịch vụ hàng không mới, dịch vụ đào tạo nhân lực, dịch vụ sửa chữa kỹ thuật tàu bay, đầu tư dự án và tài chính bên cạnh vận tải hàng không, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi hậu Covid-19.

Máy bay Vietjet Air đi nhầm vào đường lăn đang bảo dưỡng

Đáng chú ý, Vietjet cũng khẳng định ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị cho Học viện Hàng không Vietjet, đầu tư công viên công nghệ, đón nhận các hoạt động, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ hàng không, đưa Vietjet vào nhóm những hãng hàng không hàng đầu thế giới.

Báo cáo tài chính kiểm toán 2020 cho thấy, tổng tài sản của Vietjet đạt 45.197 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.325 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu ở mức thấp 0,66 lần và chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,28 lần, được đánh giá là mức tốt trong ngành hàng không thế giới hiện nay.

Được biết, với trọng tâm nâng cao nguồn nhân lực, năm 2020, Vietjet tăng cường các chương trình đào tạo cho nhân viên, học viên tại Học viện Hàng không Vietjet (VJAA) trong suốt năm 2020 với hơn 47.300 giờ đào tạo.

Học viện Hàng không Vietjet hợp tác với nhà sản xuất máy bay Airbus đã lắp đặt mới buồng đào tạo lái mô phỏng (SIM) thứ hai nhằm nâng cao năng lực đào tạo phi công, đưa VJAA trở thành trung tâm đào tạo và thực hành hàng không hiện đại nhất trong khu vực ASEAN.

Thảo luận