Biển Đông

Quân đội Philippines nói họ buộc tàu Trung Quốc rời bãi đá ngầm ở Biển Đông

MATXCƠVA (Sputnik) - Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines thông báo đã trục xuất một tàu của CHND Trung Hoa ra khỏi khu vực tranh chấp của Biển Đông, truyền thông khu vực đưa tin hôm thứ Hai.
Sputnik

Theo phía Philippines, sự việc diễn ra vào ngày 13/7. Một tàu chiến Trung Quốc đã được nhìn thấy ngoài khơi Marie Louise Bank ở phía đông Biển Đông và cảnh báo đã được gửi đến tàu này, sau đó tàu bắt đầu rời khỏi khu vực.

Chuyến đi “lợi bất cập hại” của tư lệnh quân đội Philippines ra đảo Thị Tứ

Lực lượng bảo vệ bờ biển lưu ý rằng thủy thủ đoàn Trung Quốc cũng đã gửi một thông điệp vô tuyến cho tàu Philippines kêu gọi giữ khoảng cách.

Xung đột giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi đá ngầm ở Biển Đông

Đầu năm nay, nhà chức trách Philippines đã công bố các bức ảnh chụp hơn 200 tàu Trung Quốc ở ngoài khơi Whitsun Reef (tên tiếng Trung là Niuejiao) vào ngày 7/3. Rạn san hô là một phần của quần đảo Trường Sa (tên tiếng Trung là Nam Sa) trên Biển Đông, đối tượng tranh cấp của CHND Trung Hoa và các thành viên ASEAN - Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Đồng thời, Whitsun nằm cách tỉnh Palawan 324 km về phía Tây của Philippines.

Theo Manila, thủy thủ đoàn của các tàu này do các lực lượng vũ trang thành lập ra. Về phần mình, Bắc Kinh tuyên bố rằng đây là các tàu đánh cá đang trú ẩn tránh thời tiết xấu.

Vào tháng 7 năm ngoái, Hoa Kỳ đã chính thức bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một số vùng lãnh thổ trên Biển Đông. Ngoài ra, Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Kinh rằng Trung Quốc đã tạo ra các căn cứ quân sự trên các đảo tranh chấp, và điều này là vi phạm luật pháp quốc tế.

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo.

Sau 5 năm, phán quyết của Tòa án Quốc tế ở The Hague vẫn không mất đi ý nghĩa của nó

Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn. Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.

Đọc thêm:

Thảo luận