Dựng tường ở biên giới phía nam của Trung Quốc, gần Việt Nam để làm gì?

Chính quyền tỉnh Vân Nam, phía Nam Trung Quốc thiết lập hệ thống rào chắn ở biên giới với Myanmar, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Sputnik

Trên biên giới của tỉnh Vân Nam (CHND Trung Hoa) và bang Kachin (Cộng hòa Liên bang Myanmar), dài 500 km, một hệ thống rào chắn đã xuất hiện, theo sáng kiến ​​của phía Trung Quốc, nhằm ngăn chặn việc di chuyển bất hợp pháp từ Myanmar sang Trung Quốc.

ASEAN và Trung Quốc tìm cách giúp Myanmar ra khỏi bế tắc chính trị

Ở một số nơi, hàng rào được dựng bằng lưới thô (như ở Israel, trên biên giới với Palestine), có những nơi, tường ngăn bằng cuộn dây thép gai. Hàng rào được trang bị cảm biến theo dõi chuyển động và âm thanh, cũng như hệ thống trí tuệ nhân tạo để lọc ra các chuyển động do gió, cây đổ hoặc động vật hoang dã gây ra. Camera giám sát với khả năng phân tích hình ảnh cao cũng được lắp đặt ở đó. (Một số người tin rằng nó trông giống như bức tường mà Tổng thống Trump muốn xây dựng ở biên giới Mỹ-Mexico.)

Nếu phát hiện thấy người vượt biên trái phép theo dữ liệu từ các thiết bị trên, một đội tuần tra sẽ được cử đến hiện trường vi phạm. Chính quyền cấp tỉnh của Trung Quốc đã huy động 22.000 cư dân địa phương tuần tra biên giới Trung-Myanmar.

Lý do không chỉ là Covid-19?

Chính quyền tỉnh Vân Nam quyết định dựng hàng rào ở biên giới với Myanmar khi nhận thấy cùng với dòng người nhập cư trái phép sang Trung Quốc, có cả bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tại Myanmar, sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 2, tình hình chính trị leo thang trầm trọng và kinh tế rơi vào tình trạng hỗn loạn, cộng với việc COVID chủng virus Ấn Độ đã nhanh chóng lây lan. Tất cả những yếu tố này đã buộc hàng nghìn cư dân Myanmar phải đổ xô về phía bắc đến Trung Quốc, nơi mà trước đây biên giới rất dễ qua lại. Chính quyền Trung Quốc đã từng làm ngơ trước các vụ vượt biên.

Có bao nhiêu người tị nạn Myanmar đã trở về nhà từ Thái Lan?

Nhưng trong hoàn cảnh cùng với những người tị nạn từ Myanmar ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, xuất hiện các trường hợp nhiễm coronavirus mới, thái độ đối với người nhập cư đã thay đổi. Các nhà chức trách ở thành phố Ruili, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc hoàn toàn đóng cửa thành phố không cho nhập cảnh sau khi có 15 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận tại đây. Bí thư thành ủy Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố với truyền thông địa phương rằng:

"Chúng tôi sẽ trấn áp nghiêm khắc việc nhập cảnh bất hợp pháp và trừng phạt nghiêm khắc những người nhập cư bất hợp pháp và những người tổ chức, giúp đỡ và cung cấp nhà ở".

Và vào tháng 3 năm nay, 5.000 người từ Myanmar đã bị bắt giữ và trục xuất khỏi tỉnh Vân Nam.

LHQ: Đóng cửa biên giới vì COVID-19 gây đe dọa mới cho người tị nạn

Nhập cư trái phép đang là vấn đề đau đầu không chỉ của các cơ quan chức năng Trung Quốc. Như bạn đã biết, nhiều nước Tây Âu phải chịu đựng điều này, nơi mà sau sự kiện "Mùa xuân Ả Rập" năm 2011, hàng ngàn người tị nạn từ Bắc Phi đã đổ vào. Luật nhân đạo đòi hỏi phải tiếp nhận, phân bổ định cư và nuôi sống những người bất hạnh này, nhưng lấy đâu ra nguồn lực vật chất cho những viện trợ nhân đạo như vậy? Vì vậy, một số chính khách sẽ sử dụng các biện pháp cấm đoán và ngăn chặn. Hơn nữa, tình hình dịch tễ phức tạp trên thế giới cũng đang thúc đẩy điều này. Ai muốn để cho sự lây nhiễm xâm phạm vào đất nước của họ?!

Thời đại nào đó, chính quyền Trung Quốc đã xây dựng Vạn Lý Trường Thành để bảo vệ mình khỏi sự tấn công của những người du mục từ phương bắc, thì giờ đây, họ đang xây dựng bức tường thành bằng những mảnh sắt tinh xảo để ngăn chặn người nhập cư từ phương nam. Nếu thử nghiệm ở Vân Nam thành công, tường cản có thể được mở rộng sang các khu vực khác trên biên giới Trung Quốc.

Thảo luận