ASEAN và Trung Quốc tìm cách giúp Myanmar ra khỏi bế tắc chính trị

© AFP 2023 / Johannes EiseleĐại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ Zhang Jun phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ.
Đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ Zhang Jun phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Đăng ký
Hôm thứ Tư, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Myanmar đã tổ chức một cuộc họp kín. Trung Quốc đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lưu ý đến sáng kiến của các nước ASEAN trong việc đàm phán với các cơ quan chức năng của Myanmar để đưa nước này ra khỏi khủng hoảng chính trị.

Tại cuộc họp kín ngày 31/3, ông Zhang Jun, Đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ lưu ý rằng Trung Quốc ủng hộ đề xuất của ASEAN tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Myanmar, cũng như ủng hộ nỗ lực của ASEAN trong việc hòa giải nhằm giảm nhẹ tình hình ở nước này.

Cảnh sát trên phố Yangon, Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
ASEAN hy vọng thuyết phục Myanmar từ bỏ bạo lực

Đây là cuộc họp kín thứ ba của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong vòng hai tháng, kể từ ngày 1 tháng 2, khi quân đội Myanmar lên nắm chính quyền trong nước. Trong cuộc tham vấn, Trung Quốc phản đối sự can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar và trừng phạt nước này.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Đại diện thường trực của Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý cho biết, ASEAN đang tìm mọi cách có thể để tương tác với Myanmar nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở nước này.

Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với Myanmar

Theo bà Nadezhda Bektemirova, giáo sư Viện các nước Á Phi thuộc Đại học Tổng hợp Moskva, ASEAN coi trọng vai trò của Trung Quốc với tư cách là đối tác đối ngoại chính trong việc giải quyết vấn đề Myanmar. Giáo sư bình luận như vậy khi trả lời phỏng vấn Sputnik về việc các ngoại trưởng Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines gần như đồng thời xuất hiện ở Trung Quốc trong tuần này. Chuyên gia Nadezhda Bektemirova cho rằng một trong những mục đích chuyến thăm của họ là thống nhất quan điểm chung về Myanmar.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Wang Wenbin. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp ổn định tình hình ở Myanmar
“Các Ngoại trưởng chấp nhận lời mời của Trung Quốc là một bước đi rất tích cực của các nước ASEAN. Tình hình ở Myanmar được các nước thành viên Hiệp hội hết sức quan tâm, nhưng họ vẫn chưa đưa ra được lập trường chung. Tất cả các nước đều rất thận trọng, vì họ tuân thủ rất nghiêm ngặt nguyên tắc chính của ASEAN là không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác. Tất nhiên, các ngoại trưởng tới thăm Trung Quốc có thể mang lại kết quả tích cực, bởi vì Trung Quốc có quan hệ và đang tích cực hợp tác với nhiều nhóm tinh hoa chính trị khác nhau của Myanmar. Và ASEAN ủng hộ các bên ở Myanmar cùng nhau tìm kiếm giải pháp ra khỏi khủng hoảng. Trung Quốc có quan hệ rất tốt với quân đội Myanmar, đồng thời, sau khi chính quyền dân sự lên nắm quyền, phía Trung Quốc từng có các cuộc gặp cấp cao với bà Aung San Suu Kyi. Hiện nay tình hình ở Myanmar vẫn chưa rõ ràng, rất nhiều thông tin giả được tung ra, vì vậy vai trò trung gian của Trung Quốc có lẽ cũng rất hữu ích cho ASEAN. Bắc Kinh quan tâm giải quyết tình hình vì Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư quan trọng nhất vào kinh tế Myanmar. Việc giảm căng thẳng nói chung sẽ có lợi cho tất cả các bên. Tuy nhiên, ngoại trưởng bốn nước đến Trung Quốc có nghĩa là các nước ASEAN này công nhận vai trò của Trung Quốc với tư cách là cầu thủ đối ngoại hàng đầu", - bà Nadezhda Bektemirova nói.

Điểm chung giữa Mỹ và Trung Quốc

Mỹ thừa nhận rằng họ có sự hiểu biết với Trung Quốc và Nga trong việc điều phối lập trường của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Myanmar. Tuyên bố này được Đại diện thường trực Hoa Kỳ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield tuyên bố trước cuộc họp HĐBA LHQ hôm qua. Tuyên bố này có ý nghĩa về nhiều mặt. Dưới chính quyền mới, Washington đã nói rõ ở nhiều cấp độ khác nhau rằng Mỹ sẽ tương tác với Trung Quốc vì lợi ích của mình. Lần đầu tiên Myanmar lọt vào danh sách các khu vực mà Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể có điểm chung.

LHQ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2021
Ông Biden kêu gọi phái viên HĐBA LHQ hành động về Myanmar và một số nước khác

Theo ông Liao Chunyong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Myanmar của Viện ASEAN thuộc Đại học Quốc gia Quảng Tây, đối với Myanmar, chính sách trừng phạt và "cây gậy lớn" không mang lại hiệu quả mà Mỹ mong muốn. Nhưng đồng thời, Myanmar đang trở thành hướng đột phá quan trọng cho Mỹ hòa giải với Trung Quốc và Nga.

Sau cuộc hội đàm ngày 31/3 với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, trong cuộc gặp với giới truyền thông, người đồng cấp Singapore Vivian Balakrishnan đã lưu ý đến lập trường chung của hai bên là cần tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar. Ngoại trưởng Singapore nhấn mạnh rằng số phận và tương lai của Myanmar nằm trong tay người dân nước này. Về phần mình, Ngoại trưởng Vương Nghị ủng hộ ASEAN trong việc thúc đẩy nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ, giúp chấm dứt bạo loạn và khôi phục ổn định ở Myanmar dựa trên cơ sở “cách tiếp cận ASEAN”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала